Tự chủ tài chính ở tuổi 20
Giới trẻ ngày này dường như đang bị "gắn mác" là tiêu tiền nhiều hơn kiếm tiền.
Các bạn trẻ ở độ tuổi 20 ngày nay, bao gồm cả các bạn sinh viên hay đã đi làm, đặc biệt là ở các đô thị lớn, có xu hướng chi tiêu rất nhiều và có phần hoang phí.
Điều này dẫn tới thực tế là rất ít người trẻ để dành được tiền cho những mục tiêu quan trọng và lâu dài hơn trong cuộc đời như nhà cửa, lập gia đình hay đầu tư làm ăn...
Nếu bạn là một người trẻ và mới bước đầu lập nghiệp, hãy theo 5 bước dưới đây để dần dần tập thói quen có trách nghiệm với chi tiêu và trở nên độc lập về tài chính.
1. Suy nghĩ thấu đáo
Để đảm bảo lâu dài về tài chính, bạn phải hiểu rằng để dành tiền không phải là chuyện gì quá nhọc nhằn. Nếu bạn không chịu tiết kiệm, bạn sẽ không bao giờ có tài sản nào đáng kể - trừ phi bạn sinh ra đã có ngồi trên núi vàng.
Bạn cần kiểm soát chi tiêu chặt chẽ, ghi chép mọi khoản tiền mua sắm hay sinh hoạt phí, thường xuyên đánh giá tình hình tài chính bản thân. Đây là bước đầu tiên và bắt buộc.
2. Hạn chế nợ nần
Có một thực tế rằng khi các bạn trẻ bắt đầu có thu nhập, họ bắt đầu nghĩ tới việc sắm sửa khá nhiều thứ xa xỉ như: điện thoại, laptop, xe cộ... Trong trường hợp chưa đủ tiền ngay lập tức, họ dễ sa vào việc mua trả góp hoặc vay nợ với lãi suất không hề nhẹ chút nào. Đây chính là hành động tự tạo gánh nặng cho bản thân mình về mặt tài chính.
Trước tiên, hãy xác định chính xác những khoản chi nào là cần thiết, cấp thiết và ưu tiên cho chúng. Những hạng mục mua sắm không thoả mãn yếu tố "cấp thiết" này cần phải được loại bỏ. Một chiếc laptop xịn hơn nhưng không giúp gì thêm cho công việc hiện tại thì hoàn toàn nên được cho qua.
3. Thay đổi suy nghĩ và thói quen
Chuyện tiết kiệm tiền phải ăn sâu vào tâm trí và từ đó thể hiện ra hành động bình thường của bạn. Ban đầu, hãy tự ép bản thân vào các điều luật chi tiêu cụ thể. Về sau, khi thói quen chi tiêu đã thực sự hình thành, bạn sẽ thấy dè xẻng cũng không có gì là quá khó chịu.
4. Kiểm soát các yếu tố tài chính cá nhân
Các yếu tố ở đây bao gồm: thu nhập, thuế cá nhân, sinh hoạt phí tối thiểu, tiền phụ giúp gia đình (nếu có) và các khoản đầu tư (nếu có).
Làm một bản kê khai tài chính cá nhân chính xác, trung thực là rất quan trọng. Căn cứ theo các yếu tố trên hãy xác định những khoản chi phí có thể cắt giảm và định ra hạn mức tiết kiệm tối thiểu cho bản thân như một mục tiêu bắt buộc.
5. Học cách đầu tư
Để dành tiền thôi đôi khi là không đủ cho tham vọng lớn lao hơn của bạn. Vì vậy hãy học cách đầu tư, đây là động lực chính dẫn tới giàu có và độc lập về tài chính.
Có rất nhiều kênh đầu tư để bạn chọn lựa: vàng, ngoại hối, chứng khoán, hùn vốn làm ăn nhỏ với bạn bè, tự kinh doanh trong phạm vi cho phép... Hãy khôn ngoan và cẩn trọng, nhưng bạn cũng cần một chút quyết đoán và mạo hiểm nữa.
Tiền bạc là vấn đề của mọi người, nếu biết xử trí một cách khôn ngoan, bạn sẽ có một cuộc sống nhẹ nhàng và thoải mái hơn rất nhiều.