Top 3 đầu việc phải làm ngay của nhà tuyển dụng
Nếu như bạn nghĩ nhà tuyển dụng rất nhàn rỗi chỉ ngồi đợi hồ sơ ứng viên gửi đến, xem xét và gọi điện mời phỏng vấn thì bạn nhầm to rồi nhé!
Với mỗi đợt tuyển dụng được mở ra, nhà tuyển dụng lại bị bao vây bởi núi hồ sơ đổ về thì sàng lọc, loại bỏ và tìm hiểu ứng viên chính là top 3 đầu việc cần phải làm ngay không được chậm trễ.
Sàng lọc hồ sơ ứng viên không đạt yêu cầu
Đây là thao tác đầu tiên nhà tuyển dụng cần làm để tránh làm mất thời gian. Với số lượng hồ sơ gửi về, nhà tuyển dụng nên lọc bỏ các hồ sơ kém chất lượng, sai lỗi chính tả, thiếu thông tin cần thiết hoặc không đáp ứng được yêu cầu đã đưa ra.
Để không bị “ngập” trong hàng loạt hồ sơ xin việc và tiết kiệm thời gian, nhà tuyển dụng sẽ loại hồ sơ không đạt tiêu chuẩn sang một bên, bỏ qua chúng và chỉ chọn lọc những ứng viên chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển chất lượng, kỹ càng, phù hợp với vị trí đăng tuyển.
Loại bỏ ứng viên nộp nhiều hồ sơ cho một vị trí
Đây là hành động spam CV của một số ứng viên. Nhà tuyển dụng nên cân nhắc loại bỏ hồ sơ của ứng viên này vì nó thể hiện sự cạnh tranh “thiếu lành mạnh” của họ. Chúng ta không thể xem đây là một sơ suất của ứng viên rằng họ quên mất việc đã nộp hồ sơ cho vị trí này chưa và nộp lại để bảo đảm. Chính yếu tố này đã khiến ứng viên mất điểm hoàn toàn với nhà tuyển dụng nếu họ tự nhận mình là một người cẩn thận và làm việc có khoa học. Bỏ qua ứng viên nộp nhiều hồ sơ cho một vị trí giúp nhà tuyển dụng dành thời gian nhiều hơn cho những ứng viên chỉ nộp hồ sơ một lần, nhưng có đầu tư chuẩn bị kỹ.
Tìm hiểu các thông tin ẩn của ứng viên
Thông tin ẩn này đôi khi đến từ những nhà tuyển dụng khác đã từng tiếp xúc với ứng viên hoặc quản lý, đồng nghiệp tại nơi công tác trước đây. Đôi khi nó cũng đến từ những gì ứng viên thể hiện trên các mạng xã hội, blog, diễn đàn,….Đây là những thông tin quan trọng và khá chân thực, phản ánh đúng về các ứng viên. Do đó nhà tuyển dụng nên đầu tư vào việc tìm hiểu thông tin ẩn này nếu bạn muốn lựa chọn được một ứng viên cực kỳ tiềm năng cho vị trí còn trống.
Để vượt qua núi hồ sơ tăng lên từng ngày, chạy đua với thời gian để tìm đúng người cho đúng vị trí, thì điều này rất cần thiết. Đây là áp lực công việc mà một nhà tuyển dụng thường phải đối diện.