Vương Phi và hành trình ngôi vị diva
Nữ hoàng nhạc nhẹ Vương Phi cho đến nay vẫn là niềm tự hào của sân khấu nhạc Trung Quốc, một Đặng Lệ Quân thứ hai của Cpop trứ danh.
Sinh năm 1969 ở Bắc Kinh, Vương Phi (Faye Wong) may mắn được nuôi dưỡng trong một gia đình bề thế. Ông nội cô từng là một chính khách có tiếng trong giới chính trị Trung Quốc những năm 40 của thế kỷ trước và từng đảm nhiệm vị trí cán bố lập pháp của Viện lập pháp chính phủ quốc dân. Ông Vương Triệu Dân từng tốt nghiệp khoa Quốc văn tại ĐH Bắc Kinh và là bạn học thân thiết với cha đẻ của danh nhân nổi tiếng Lý Ngao (Đài Loan).
Vương Phi năm 14 tuổi với ca khúc Quê hương Thượng Hải
Từ nhỏ, Vương Phi là một thành viên của đoàn nghệ thuật thiếu niên Ngân Hà thuộc Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV). Năm 14 tuổi, nhờ giọng hát trời phú, Vương Phi được độc diễn những ca khúc vang bóng một thời như Quê hương Thượng Hải, Bài ca Tiểu Bạch Linh... tại chương trình ca nhạc thiếu thi 1/6 trên đài CCTV.
Thực tế, Vương Phi vốn đã sở hữu giọng hát khỏe và nền tảng âm nhạc của một thiên tài ngay từ khi còn nhỏ. Thế nhưng mẹ cô - nữ ca sĩ giọng cao Hà Quế Ảnh ngay từ đầu đã từ chối cho Vương Phi đi theo con đường âm nhạc.
Tuy nhiên, tình yêu dành cho ca hát vẫn luôn hừng hực cháy trong thanh quản của Vương Phi, đồng thời khiến cô bé nung nấu và kiên định theo lý tưởng mà mình đã chọn. Nhờ vậy, sân khấu nhạc Hoa ngữ mới có được một nữ diva kiệt xuất và tài năng của ngày hôm nay, một giọng cả độc nhất vô nhị của làng nhạc Trung Quốc mang tên Vương Phi.
Con đường đến với âm nhạc
Vương Phi đã làm nên thương hiệu một diva lừng danh sân khấu nhạc Hoa
Năm 1987, Vương Phi theo gia đình định cư ở Hồng Kông, nơi cô theo học âm nhạc với người thầy đầu tiên Đới Tư Thông. Hai năm sau, cô ký hợp đồng với hãng đĩa Tân Nghệ Bảo/Cinepoly Record.Co của Hồng Kông và chính thức gia nhập sân khấu nhạc năm 18 tuổi với ca khúc Vẫn câu nói xưa.
Giọng ca và tiếng hát có hồn, đầy cảm xúc của Vương Phi đã nổi danh khắp sân khấu nhạc Hoa ngữ. Cô được mệnh danh là Đặng Lệ Quân thứ hai, diva số một của làng nhạc Hoa ngữ.
Không những vậy, ở thị trường Nhật Bản, danh tiếng và tên tuổi của Vương Phi cũng được người hâm mộ xứ Phù Tang tấn phong là "Nữ hoàng châu Á"/Diva of Asia. Giọng hát trong và kỳ ảo của Vương Phi được ví như âm thanh được thượng đế đặt nụ hôn, một giọng ca đặc sắc mang đầy phong vị cá nhân. Cô là ca sỹ tuyệt vời mà suốt mấy chục năm qua chưa hề xuất hiện trên sân khấu nhạc Hoa.
Sự nghiệp ca hát đỉnh cao từng mang lại cho Vương Phi hàng trăm giải thưởng lớn nhỏ ở khắp 3 miền của Trung Quốc. Cô được coi là nữ ca sĩ có tên tuổi chói lọi và đỉnh cao nhất Cbiz.
Vương Phi từng 3 lần liên tiếp giành giải Nữ ca sĩ người Hoa toàn cầu được yêu thích nhất tại giải Top Ten Chinese Gold Song Adward, 7 lần giành giải Nữ ca sĩ được yêu thích nhất châu Á tại lễ trao giải Best 10 Awards Presentation của công ty phát thanh truyền hình Hồng Kông, 4 lần đoạt giải giọng ca vàng dành cho nữ tại giải Billboard Award Hồng Kông và ba lần liên tiếp đoạt giải Nữ ca sĩ tôi yêu thích nhất bảng xếp hạng Billboard Award. Cô cũng ba lần sở hữu giải Nữ ca sĩ được yêu thích nhất giải Ca khúc vàng Singapore và giải thưởng Cống hiến âm nhạc của quốc đảo sư tử. Vương Phi từng được vinh danh là nữ ca sĩ có số lượng đĩa tiếng Hoa nhiều nhất trong sách kỷ lục Guiness.
Vương Phi được mệnh danh Đặng Lệ Quân thứ hai của sân khấu nhạc Hoa ngữ.
Cô luôn mang đến sân khấu những phong cách thời trang và màn trình diễn độc, lạ, đẹp mắt.
Năm 1994, Vương Phi lần đầu tiên tổ chức đêm nhạc tại nhà hát nổi tiếng Hồng Kông - Hung Hom Coliseum. Đến nay số lượng buổi diễn đã chạm mốc 18, khiến cô trở thành ngôi sao có số lần biểu diễn kỷ lục tại nhà hát này và chưa có ai "vượt mặt".
Đặc biệt trong 3 đêm lưu diễn hồi tháng 1/2011 tại Đài Bắc, Đài Loan, Vương Phi đã thu hút lượng người hâm mộ kỷ lục lên đến 33.000 người với tổng tiền vé thu về 158 triệu Đài tệ (112 tỷ đồng).
Ngoài ra, những tạo hình độc đáo và trở thành kinh điển của Vương Phi trên sân khấu nhạc cũng từng được nhiều ca sĩ đàn em yêu thích và bắt chước. Kiểu đầu hạc giấy, đầu đội guốc cao gót lộn ngược, hóa trang đà điểu, hay phong cách trang điểm cháy nắng, trang điểm hình bướm, người khóc... đều trở thành phong cách riêng của Vương Phi.
Hành trình đến với ngôi vị Diva
Năm 1989, Vương Phi thể hiện ca khúc Vẫn câu nói xưa và giành giải đồng tại cuộc thi ca hát Giọng ca vàng châu Á. Đây cũng là năm cô cho ra mắt đĩa đơn cá nhân đầu tay mang tên cô Vương Tịnh Văn (tên gọi khác của Vương Phi), tiêu thụ được 30.000 đĩa, giành giải Đĩa hát vàng. Năm 1991, Vương Phi rời Hồng Kông sang Mỹ du học sau khi công ty nhạc Tân Nghệ Bảo gặp vấn đề. Một năm sau, cô trở lại Hồng Kông, tiếp tục hợp tác với Tân Nghệ Bảo và cho ra mắt album thứ 4 Coming Home, giành 3 đĩa bạch kim.
Vương Phi và mốt trang trí chiếc mũ hình guốc cao gót ngược.
Ca khúc Cô gái dễ bị tổn thương qua tiếng hát Vương Phi.
Trong đó ca khúc Cô gái dễ bị tổn thương trong album nổi tiếng khắp Hồng Kông, càn quét vị trí quán quân tại các bảng xếp hạng cũng như các giải thưởng âm nhạc cuối năm 1992. Đây là bài hát khá quen thuộc với người yêu nhạc Việt giữa thập niên 90 với tên gọi Trái tim mùa đông. Đồng thời nó cũng khẳng định vị trí ca sĩ hàng đầu của Vương Phi tại sân khấu nhạc Hồng Kông.
Giữa năm 1993, Vương Phi cho ra đời album 10 vạn câu hỏi vì sao bằng tiếng Quảng Đông, ghi dấu bằng sự chuyển mình trong phong cách nhạc của cô. Album cũng đánh dấu lần đầu Vương Phi đảm nhiệm vai trò sáng tác. Trong đó, ca khúc Lãnh chiến được Vương Phi cover lại tình khúc nổi tiếng từng đoạt giải Grammy là Silent All These Years của ca sĩ người Mỹ Tori Amos, mang lại cảm hứng nghe nhạc vừa mới lạ và trẻ trung. Bài hát này cũng trở thành tác phẩm tiếng Quảng Đông kinh điển. Trong khi đó, ca khúc Như gió cùng album xếp vị trí No.1 trên bảng xếp hạng của đài truyền hình Hồng Kông.
Album trên liên tiếp đứng vị trí đầu trong 4 tuần liền tại bảng xếp hạng lượng đĩa tiêu thụ IFPI của Hồng Kông, dẫn đầu 10 ca khúc còn lại trong suốt 15 tuần, ghi kỷ lục với 4 đĩa bạch kim.
Năm 1993, hai đĩa đơn cá nhân của Vương Phi bán ra với hơn 400.000 bản, phá vỡ kỷ lục với 8 đĩa bạch kim và giúp cô trở thành nữ ca sĩ có lượng đĩa bán chạy nhất của IFPI Hồng Kông.
Các album, đĩa đơn của Vương Phi hễ xuất hiện là càn quét các bảng xếp hạng và lễ trao giải.
Sự nghiệp đỉnh cao trong nghiệp diễn của Vương Phi phải kể đến năm 1994 khi album đầu tay bằng tiếng Trung Quốc phổ thông mang tên Mê xếp vị trí quán quân bảng tiêu thụ đĩa tiếng phổ thông ở Đài Loan liên tiếp trong 14 tuần.
Ca khúc chủ đề album Em đồng ý trở thành bài hát kinh điển được nhiều ca sĩ ở các quốc gia khác cover lại, đồng thời là ca khúc tiếng Trung được dịch sang nhiều ngôn ngữ nhất.
Tháng 6/1994, album Hồ tư loạn tưởng lần đầu được Vương Phi sử dụng yếu tố nhạc Anh, mở ra kỷ nguyên mới trong phong cách kết hợp nhạc Anh ở Hồng Kông - một phong cách nhạc hiện đại và thời thượng.
Album với ca khúc Người trong mộng được Vương Phi cải biên khi phát huy kỹ xảo hát sử dụng giọng cổ, trở thành tiêu chuẩn cho cách hát của các thế hệ sau này. Album 3 tuần đứng đầu bảng tiêu thụ đĩa của IFPI Hồng Kông và đứng top 10 trong suốt 7 tuần.
Tháng 11/1994, album tiếng phổ thông thứ hai của Vương Phi ra đời mang tên Thiên không. Đây đồng thời là ca khúc hit với lối hát thanh tao, nhả chữ rõ ràng được cô phô diễn một cách uyển chuyển, khéo léo. Các ca khúc trong album này được giới nhạc sử dụng làm tiêu chuẩn tuyển chọn nhân tài âm nhạc. Album này liên tiếp đứng vị trí top 10 ở Đài Loan trong suốt 23 tuần.
Ngoài ra, trong tháng 12/1994, Vương Phi còn cho ra album tiếng Quảng Đông Tự giỗ bản thân đậm chất phong cách nhạc Anh, thể hiện lối hát độc nhất vô nhị và vô cùng đặc sắc của cô.
Vương Phi và ca khúc Thiên không.
Năm 1994 được coi là thời kỳ đỉnh cao, ghi danh danh xưng diva trong sự nghiệp ca hát của Vương Phi. Trong năm này cô cho ra 4 album, thống lĩnh bảng xếp hạng tiêu thụ IFPI của Hồng Kông, càn quét bốn giải âm nhạc của năm ở Hồng Kông, giải Ca khúc vàng của Singapore... cùng nhiều bảng xếp hạng âm nhạc quan trọng khác của sân khấu nhạc Hoa ngữ.
Thời kỳ đỉnh cao trong nghiệp ca hát của Vương Phi trải dài từ năm 1990 - 1999. Từ năm 2005, Vương Phi dần rời xa sân khấu nhạc, chuyên tâm chăm sóc cho mái ấm gia đình cùng nam diễn viên Lý Á Bằng và cô con gái nhỏ Lý Yên.
Năm 2000, cô trở lại mạnh mẽ và xuất thần với những tour lưu diễn quy mô, lượng vé bán ra luôn phá kỷ lục tại các sân khấu trên khắp Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan. Giá vé kỷ lục tại một show diễn của Vương Phi được ghi nhận từ mức 2.500 NDT - 1,2 triệu NDT (từ 8,6 triệu - 4,1 tỷ đồng).