Vén những "bí mật" của danh ca Khánh Ly

Khánh Ly từng bị phê bình là không hát mà chỉ dùng chất giọng sương khói của mình để xướng âm một cách giản dị, chân phương.

Nghệ danh Khánh Ly

Khánh Ly tên thật là Phạm Thị Lệ Mai. Ngày bé bà thường được mọi người gọi là Mai "đen" do sở hữu làn da bánh mật. Bà là con thứ 3 trong gia đình có 8 người con.  Mẹ bà là một người đẹp có tiếng tại đất Hà Thành, còn bố bà là một công tử hào hoa.

Khánh Ly là nghệ danh được ghép từ 2 nhân vật trong truyện Đông Chu Liệt Quốc: Khánh Kỵ và Yêu Ly.

Vua Ngô Chư Phàn luôn lo sợ một ngày sẽ bị Khánh Kỵ cướp ngôi vương nên mới nghĩ cách dùng Yêu Ly để mưu sát Khánh Kỵ. Để chiếm được lòng tin của Khánh Kỵ, vua Ngô sử dụng khổ nhục kế khép Yêu Ly vào tội rồi chặt tay phải, giết chết cả vợ con của Yêu Ly.

Sau đó, Yêu Ly tới gặp Khánh Kỵ xin chiêu nạp để cùng báo thù vua Ngô. Khi Khánh Kỵ dấy quân vào đánh Ngô, Yêu Ly tìm cách mưu sát Khánh Kỵ nhưng không thành. Khánh Kỵ không những khép tội Yêu Ly mà tha cho người này tội chết.

Sau đó, Yêu Ly tự cho mình là kẻ bất nhân, bất nghĩa và bất trí nên đã tự sát.

Vén những "bí mật" của danh ca Khánh Ly - 1

Tên tuổi của Khánh Ly gắn liền với những sáng tác của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn

Mối lương duyên với Trịnh Công Sơn

9 tuổi, Khánh Ly đã tham gia một cuộc thi hát tại Hà Nội nhưng không đạt được thứ hạng nào. Vào năm 1956, bà theo gia đình vào định cư tại Đà Lạt và đi hát tại các phòng trà.

Vào năm 1965 trong một lần lên Đà Lạt chơi, Trịnh Công Sơn vô tình được nghe được giọng hát của Khánh Ly. Ông đã bị mê hoặc và ngỏ ý mời bà hát những ca khúc của mình.

Đến cuối năm đó, Khánh Ly và Trịnh Công Sơn có buổi ra mắt đầu tiên tại trường Đại học Văn Khoa. Sau này, những sáng tác của Trịnh Công Sơn cùng tiếng guitar thùng của ông đã chắp cánh cho giọng hát của Khánh Ly, đưa bà trở thành một trong 3 giọng ca nổi tiếng nhất lúc bấy giờ, bên cạnh Thái Thanh và Lệ Thu.

Vén những "bí mật" của danh ca Khánh Ly - 2

Trịnh Công Sơn - Khánh Ly: Hai nửa vĩnh viễn yêu thương nhau.

Không xuất hiện trong bất cứ ca khúc nào của Trịnh

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly gắn bó với nhau như một định mệnh. Trong suốt 17 năm, họ luôn cùng nhau biểu diễn trên sân khấu. Khi đó, Trịnh Công Sơn dường như chỉ viết nhạc để cho Khánh Ly ca.

Phần lớn trong những sáng tác của Trịnh Công Sơn đều phảng phất một bóng hồng nào đó, có khi sâu sắc, có khi chỉ thoáng qua như là hư ảo, thế nhưng lại không hề có ca khúc nào viết về Khánh Ly. Điều này khiến rất nhiều người khó lý giải.

Khánh Ly từng từng nói rằng: "Trịnh Công Sơn và tôi có một mối liên hệ cao hơn, đẹp đẽ, thánh thiện hơn là những tình cảm đời thường. Và vì tôi được gần anh Sơn nhiều nên tôi được anh cắt nghĩa rõ ràng những nhạc phẩm của anh. Tôi thấy rõ, hiểu rõ được con người anh cũng giống như tác phẩm của anh vậy".

Khánh Ly còn cho biết thêm: "Tôi luôn luôn nhìn thấy tôi trong tất cả các bản tình ca của anh".

Vén những "bí mật" của danh ca Khánh Ly - 3

Có một thời, Trịnh Công Sơn viết nhạc chỉ để cho Khánh Ly ca.

Khi hay tin Trịnh Công Sơn mất, ở bên Mỹ,  Khánh Ly đã bị sốc và phải đi cấp cứu. Sau này bà chia sẻ về khoảnh khắc đau thương đó: "Trịnh Công Sơn có thể có những giây phút không nhớ đến tôi, nhưng riêng tôi lúc nào cũng nhớ đến anh. Bởi như tôi đã nói, anh là một nửa đời sống của tôi. Và ngay khi nói những lời này, thực sự tôi không biết mình còn hát nổi nữa hay không. Điều mà tôi mơ ước nhất bây giờ là có thể tan biến khỏi cuộc đời này, hoặc tôi sẽ không thức dậy nữa sau một giấc ngủ. Như thế có lẽ tốt cho tôi hơn".

Khánh Ly còn nói rằng: "Dù đường đời vẫn đầy gian nan nhưng tôi không đơn lẻ vì đã có ông Trịnh Công Sơn luôn đồng hành với tôi. Và như thế là quá đủ. Tôi yên tâm mà đi nốt quãng đường đắng cay này".

Vén những "bí mật" của danh ca Khánh Ly - 4

Khánh Ly trầm ngâm bên ngôi nhà mà sỹ Trịnh Công Sơn sinh sống tại TP.HCM khi về nước năm 2012.

Biệt danh "Nữ hoàng chân đất"

Vào năm 1991, Khánh Ly đã chia sẻ về việc tại sao bà được gọi là Nữ hoàng chân đất. Khi mới theo Trịnh Công Sơn đi hát và lần đầu tiên xuất hiện trước một đám đông lên tới hàng nghìn người, bà đã không giữ được bình tĩnh. Sợ không đứng vững, Khánh Ly mới vịn vào vai Trịnh Công Sơn như tìm một điểm tựa. Ai dè, vị nhạc sỹ này đã không đồng ý và nói: "Bỏ tay ra và đứng hát cho nghiêm chỉnh".

Vì quá cuống, Khánh Ly cởi bỏ luôn đôi giày cao gót và đi chân trần hát. Kể từ đó, bà được mọi người yêu mến và gọi là Nữ hoàng chân đất.

Vén những "bí mật" của danh ca Khánh Ly - 5

Khánh Ly trong những lần đi biểu diễn cho sinh viên với nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.

Từng bị chê không biết hát

Trước năm 1975, Sài Gòn có ba danh ca nổi tiếng là Thái Thanh, Lệ Thu và Khánh Ly, trong đó, Khánh Ly có phong cách hát và trình diễn hoàn toàn khác so với 2 người còn lại.

Khánh Ly từng bị phê bình là không hát mà chỉ dùng chất giọng sương khói của mình để xướng âm một cách giản dị, chân phương. Bà hát đều đề, không lên bổng xuống trầm và không nắn nót trong cách nhà câu. Trong khi đó, Thái Thanh và Lệ Thu hát biểu cảm hơn, lúc to, lúc nhỏ, lúc dịu dàng, khi mãnh liệt.

Ngoài chất giọng, phong cách trình diễn của Khánh Ly cũng bị cho là đơn điệu khi bà thường đứng im như pho tượng khi hát

Ca sĩ Khánh Ly cũng từng bị phê bình là “không hát”, mà chỉ dùng chất giọng sương khói của mình để xướng âm theo cách giản dị chân phương. Bà không nắn nót trong cách nhả chữ, giọng hát đều đều, không điều chỉnh cường độ âm thanh của giọng ca, khác với lối hát của hai danh ca khác là Thái Thanh và Lệ Thu. Hai ca sĩ này hát với giọng biểu cảm, lúc to, lúc nhỏ, khi lên khi xuống, lúc dịu dàng khi mãnh liệt, dẽ dội.

Ngoài ra phong cách trình diễn của Khánh Ly cũng bị cho là không hấp dẫn. Bà thừng đứng im như pho tượng, ít khi biểu cảm trên gương mặt và chỉ hững hờ, buông lơi câu hát. 

Vén những "bí mật" của danh ca Khánh Ly - 6

Khánh Ly thường đứng im một chỗ và cất giọng hát.

Là ca sỹ Việt Nam đầu tiên biểu diễn ở nước ngoài

Năm 1969, Khánh Ly và Trịnh Công Sơn được mời biểu diễn ở Châu Âu. Bà là nữ ca sỹ Việt Nam đầu tiên được biểu diễn tại đây cũng như các nước trên thế giới.

Năm 1970, bà biểu diễn thêm ở Mỹ, Nhật. Bà cũng được hãng đĩa ở đây mời thu âm 2 ca khúc là Diễm xưa và Ca dao Mẹ được chuyển dịch sang tiếng Nhật.

Tới năm 1979, Khánh Ly lại được mời qua Nhật thu âm lần thứ 2, lần này cũng với nhạc phẩm của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Ấn bản đã bán được hơn 2 triệu đĩa tại Nhật.

Vén những "bí mật" của danh ca Khánh Ly - 7

Đĩa nhạc của Khánh Ly tại Nhật đã bán được 2 triệu bản.

Tin đồn xích mích với Lệ Thu

Khi ở trong giai đoạn đỉnh cao, Khánh Ly được cho là có mối thâm thù với Lệ Thu. Thậm chí có tin đồn cho rằng, Khánh Ly đã từng tuyên bố: Nếu có Lệ Thu thì đừng mời tôi.

Tuy nhiên, mới đây, Lệ Thu đã lên tiếng phủ nhận thông tin trên. Theo danh ca này thì "chúng tôi chưa từng có sự so đo hay xích mích gì cả" mà ngược lại "đi hát với nhau nhiều, chúng tôi thấu hiểu, gắn bó với nhau như ruột thịt và có nhiều kỷ niệm vui".

Lệ Thu cũng cho biết, khi sang Mỹ, bà và Khánh Ly cũng vẫn giữ liên lạc và thi thoảng tới thăm nhau. 

Video Khánh Ly song ca với Lệ Thu

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tiểu Long ([Tên nguồn])
Show Khánh Ly và lùm xùm về tác quyền âm nhạc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN