Những nhạc phẩm bất hủ của Phạm Duy
Khán giả sẽ nhớ mãi những ca khúc lay động lòng người của vị nhạc sĩ quá cố.
Từ sáng tác đầu tay mang tên Cô hái mơ, âm nhạc của Phạm Duy bắt đầu xuất hiện trong làng nhạc Việt và sau đó nhanh chóng trở thành những ca khúc bất hủ.
Nhạc sĩ Phạm Duy tại liveshow năm 2010
Với gia tài sáng tác gồm hàng trăm các ca khúc khác nhau ở nhiều thể loại. Phạm Duy được ví như một cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam.
Các sáng tác của ông trải dài trên khắp các đề tài khác nhau của xã hội. Nếu như, khán giả thường nhớ đến Phạm Duy với những bản tình ca nổi tiếng: Kiếp nào có yêu nhau, Tình hoài hương, Nghìn trùng xa cách, Vợ chồng quê, Nếu một mai em sẽ qua đời, Chiều về trên sông, Hẹn hò, Yêu là chết ở trong lòng, Tỳ bà, Trên đồi xuân… thì bên cạnh đó các ca khúc viết về kháng chiến, đề tài xã hội của ông cũng rất phong phú.
Thể loại nhạc hùng, từ tráng sĩ tới chiến sĩ có thể kể đến: Gươm tráng sĩ, Chinh phụ ca, Xuất quân, Thu chiến trường, Chiến sĩ vô danh, Nợ xương máu… Âm nhạc kháng chiến là những ca khúc như: Nhạc tuổi xanh, Về đồng hoang (Về đồng quê), Đường về quê, Thanh niên ca, Thanh niên quyết tiến, Đoàn quân văn hoá, Khởi hành, Thiếu sinh quân, Quân y ca, Một viên đạn là một quân thù, Dân quân du kích, Ngọn trào quay súng, Việt Bắc, Thiếu sinh quân, Đường Lạng Sơn, Bông lau rừng xanh pha máu…
Danh ca Ý Lan thể hiện thành công nhiều nhạc phẩm của Phạm Duy
Ngay cả trong kháng chiến, chất nhạc tình của ông cũng bay bổng với những: Bên cầu biên giới, Tiếng đàn tôi, Đêm xuân, Chú Cuội…
Có thể nói, sự nghiệp sáng tác mấy chục năm của Phạm Duy thì những ca khúc dân ca mới hay phát triển từ sân ca chiếm một phần quan trọng. Đó là những: Nhớ người thương binh, Dặn dò, Ru con, Mùa đông chiến sĩ, Nhớ người ra đi, Bên ni bên tê, Tiếng hát trên sông Lô, Nương chiều, Đố ai, Hẹn hò, Ngày trở về, Người về, Tiếng hò miền nam, Thi đua chăm học, Tình nghèo, Hò lơ, Phố buồn…
Nhưng nhắc đến Phạm Duy không thể không nhắc đến những bản trường ca bất hủ. Trong đó phải kể đến 3 bản trường ca gồm Con đường cái quan với: Anh đi trên đường cái quan - Tôi đi từ ải Nam Quan - Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa - Người về miền xuôi - Này người ơi - Tôi đi từ lúc trăng tơ - Ai đi trong gió trong sương - Ai vô xứ Huế thì vô - Ai đi trên dặm đường trường - Nước non ngàn dặm ra đi - Gió đưa cành trúc la đà - Tôi xa quê nghèo ruộng nghèo - Anh đi đường vắng đường xa - Nhờ gió đưa về - Đi đâu cho thiếp theo cùng - Đèn cao Châu Đốc gió độc Gò Công - Cửu Long Giang/Về miền Nam - Giã ơn cái cối cái chầy/Về miền Nam - Đường đi đã tới.
Trường ca Mẹ Việt Nam với các ca khúc: Mẹ ta, Mẹ xinh đẹp - Mẹ chờ mong/Lúa mẹ - Mẹ đón cha về - Mẹ hỏi/Mẹ bỏ cuộc chơi - Mẹ trong lòng người đi - Mẹ trả lời/Mẹ hóa đá - Muốn về quê mẹ, Sông còn mải mê - Sông vùi chôn mẹ - Sông không đường về - Những dòng sông chia rẽ - Mẹ trùng dương - Biển Đông sóng gợn - Thênh thang thuyền về - Chớp bể mưa nguồn - Phù sa lớp lớp - Mẹ Việt Nam ơi/Việt Nam, Việt Nam
Trường ca Hàn Mặc Tử với kết cấu 3 phần: Phần 1 Tình quê: Tình quê - Đây thôn Vỹ Dạ - Đà Lạt trăng mờ, Phần 2 Trăng sao: Trăng sao rớt rụng - Hồn là ai - Trút linh hồn, Phần 3 Ave Maria: Lạy bà là đấng tinh truyền thánh vẹn - Ôi sứ thần thiên chúa Gabriel - Phượng Trì ôi Phượng Trì.
Những ca khúc Tị nạn ca, Ngục ca, Rong ca, Thiền ca… cũng để lại những giá trị vô giá cho nhạc Việt.
Đức Tuấn cũng nổi lên với nhiều bản tình ca của Phạm Duy
Mới đây nhất, 8 ca khúc của ông trong tập Đạo ca cũng được cấp phép biểu diễn gồm: Pháp thân, Đại nguyện, Chàng dũng sĩ và con ngựa vàng, Lời ru bú mớm nâng niu, Qua suối mây hồng, Giọt chuông cam lộ, Chắp tay hoa, Tâm xuân.
Khi nhận thông tin này ông đã vô cùng hạnh phúc. “Tôi rất vui khi những ca khúc này được cấp phép phổ biến. Đây không đơn thuần là những ca khúc về đạo Phật mà là những ca khúc nói về đạo làm người, về tình thương, lòng nhân ái và sự tu tâm dưỡng tính. Đây là những ca khúc giúp người nghe tĩnh tâm, lắng đọng và yêu thương hơn”.
Thế nhưng, niềm vui ấy đã kéo dài không lâu khi ông đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 93.
Với một gia tài âm nhạc đồ sộ, âm nhạc Phạm Duy đã thu hút rất nhiều các ca sĩ trình diễn. Có thể kể đến những gương mặt nổi trội: NSND Thu Hiền,Ý Lan, Đức Tuấn, Khánh Linh, Nguyên Thảo,… Mỗi người trong số họ mang một phong cách khác nhau nhưng tựu chung đều làm nổi bật âm nhạc vừa sang trọng, vừa gần gũi của nhạc sĩ tài hoa.
Riêng với ca khúc quen thuộc, Ngày xưa Hoàng thị, NS quá cố từng chia sẻ: "Tôi quen ông Phạm Thiên Thu vào năm 1970 -1971 gì đó, 2 anh em gặp nhau và tôi rất mến anh Phạm Thiên Thu. Anh ấy đã đưa cho tôi nhiều thơ để tôi phổ nhạc và trong đó có bài “Ngày xưa Hoàng Thị” nhưng khi tôi phổ nhạc thì nó không còn toàn vẹn như cũ mà tôi đã thay đổi 1 chút ca từ so với bài thơ gốc.
Tôi thích bài này vì sự giản dị của nó. Thời đó Sài Gòn có rất nhiều bài hát cho các anh chị thiếu nữ, thanh niên nhưng thường người con gái trong bản nhạc có những cái tên rất kiều diễm như Thủy Ngọc, Thu Cúc…. toàn là tên các loài hoa nhưng trong bài thơ này người con gái có một tên hết sức bình dị trùng tên mẹ vợ tôi là “Ngọ”.
Chính điều đó làm tôi thích lắm. Hồi đó văn nghệ chỉ nói về những người con gái đẹp ở thị thành mà thôi và ca khúc này thì nói về vẻ đẹp của những thiếu nữ thôn quê”.
Mời các bạn cùng nghe một số sáng tác tiêu biểu của Phạm Duy:
Ngày xưa Hoàng Thị qua giọng hát Đức Tuấn
Mùa thu chết do Bằng Kiều thể hiện
Thuyền viễn xứ với tiếng hát Thu Minh