"Ca sĩ đua nhau hát nhạc xưa, bolero nhằm kiếm tiền mà không thấy xấu hổ"

Sự kiện: Tùng Dương Bolero 2018

Nhiều người không khỏi bất ngờ khi nhạc sĩ Dương Thụ một lần nữa làm nóng lại chủ đề trào lưu bolero trong buổi họp báo live show mới của nam ca sĩ Tùng Dương.

Là một trong 4 vị nhạc sĩ tên tuổi trong bộ tứ sông Hồng sẽ góp mặt trong liveshow thứ 10 trong sự nghiệp của nam ca sĩ Tùng Dương, nhạc sĩ Dương Thụ đã chia sẻ những trăn trở của mình về làn sóng bolero gây nhiều tranh cãi trong thời gian qua.

Nếu như cách đây tròn 1 năm, Tùng Dương chính là người gây bão với phát ngôn “Già trẻ lớn bé đắm đuối với Bolero đúng là sự thụt lùi” thì  tới lần này người thầy của anh đã lên tiếng khi các nghệ sĩ đang chạy đua theo Bolero vì xu hướng.

Ông chia sẻ: “Nhạc của chúng tôi không phải nhạc tiền chiến, không phải nhạc cách mạng, nhạc xưa hay Bolero. Nó không hay hơn, không dở hơn, nhưng ở một thời đại khác. Thế mà nhiều ca sĩ ngày nay lại bỏ cuộc để đua nhau hát nhạc xưa, nhạc Bolero nhằm kiếm tiền. Bởi vậy, tôi rất cám ơn Tùng Dương đã giúp khán giả nhớ đến thời đại âm nhạc của chúng tôi, cái thời đã qua và sắp chấm dứt rồi".

"Ca sĩ đua nhau hát nhạc xưa, bolero nhằm kiếm tiền mà không thấy xấu hổ" - 1

Nhiều người không khỏi bất ngờ khi nhạc sĩ Dương Thụ một lần nữa làm nóng lại chủ đề trào lưu bolero.

Nhạc sĩ Dương Thụ cũng thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Nhạc của chúng tôi cấm kị để các ca sĩ thị trường hát. Họ không thể hát được nhạc của chúng tôi. Chỉ có những ca sĩ như Tùng Dương mới hát được thôi. Chúng ta hãy cùng giữ lấy nó như một di sản”.

Điều vị nhạc sĩ cảm kích nhất ở Tùng Dương là cái tâm anh dành cho âm nhạc, để giữ gìn văn hoá chứ không chạy theo đồng tiền. Văn hóa là phát triển, là tiếp nối. Khi khán giả luôn yêu cầu sự đổi mới mà dần quên mất những giá trị cần gìn giữ.

Dương Thụ cũng tự nhận mình là người tiếp nối giá trị cũ để giữ cho hôm nay nhưng còn bao nét đẹp qua các ca khúc được chắt lọc từ những thế hệ đi trước dù rất hay rất đẹp vẫn bị quên lãng . Ông nói: “Tôi rất buồn khi các ca sĩ ngày nay cứ chạy theo nhạc xưa, giờ là chạy theo Bolero. Tôi không chê, nhưng những người đó không phải ca sĩ hát Bolero. Họ có đủ tâm thế, trình độ, văn hóa để hát nhạc khác, nhưng lại cứ chạy theo Bolero để kiếm tiền mà không thấy xấu hổ gì cả”.

Ông còn nhấn mạnh dư luận và truyền hình tiếp tay cho điều đó là thiếu tử tế thậm chí phản văn hoá. “Chúng ta đang bị vùi dập, đẩy lùi vào trong xó. Bây giờ toàn những bạn teen teen hát Bolero rồi phong thánh nọ thánh kia, chẳng ra sao cả”, ông nói thêm.

Trở lại với chương trình với ý kiến concept của Tùng Dương cùng bộ tứ sông Hồng như một sự chuyển giao thế hệ, nhạc sĩ Dương Thụ cho rằng đây không phải là ý tưởng các nhạc sĩ muốn hướng đến bởi Tùng Dương vè những đồng nghiệp cùng trang lứa chính là những người kết thừa các tác phẩm của họ.

"Ca sĩ đua nhau hát nhạc xưa, bolero nhằm kiếm tiền mà không thấy xấu hổ" - 2

Tùng Dương cùng 4 nhạc sĩ trong bộ tứ sông Hồng gồm Dương Thụ, Trần Tiến, Phó Đức Phương, Nguyễn Cường.

Chúng tôi viết nhạc cho thế hệ như Tùng Dương hát, chứ không phải bọn già như chúng tôi hát. Ông già 76 tuổi như tôi mà hát thì chẳng ai nghe cả. Thế hệ tôi không hát nhạc của chính mình. Nếu để một người lớn tuổi như tôi hát sẽ không ra tinh thần của chúng tôi. Người ta biết đến chúng tôi nhờ những ca sĩ như Tùng Dương”, ông chia sẻ.

Nhìn lại âm nhạc mỗi thời đại một khác, với ông nhạc tiền chiến phải nghe Thái Thanh, Lệ Thu. Nhạc Sài Gòn cũ cứ nghe Khánh Ly, Tuấn Ngọc. Tác giả Hoạ mi hót trong mưa không ngần ngại bày tỏ: "Ngay cả Tùng Dương, Thanh Lam, Hồng Nhung mà hát nhạc Trịnh thì hỏng hết. Không cô nào hát ra cái gì cả. Vì đó không phải thời của họ. Nhưng hát nhạc của chúng tôi thì lại hay. Tôi nói rất thật lòng đấy”.

Tuy nhiên, khi nghe Thanh Lam, Bằng Kiều, Mỹ Linh hát nhạc của mình, vị nhạc sĩ  rất cảm động. Họ hát được những điều mà ông không thể hát lên được. 

Đánh dấu cột mốc đẹp: Live concert thứ 10 trong sự nghiệp, nam ca sĩ Tùng Dương đã hiện thực hóa được giấc mơ của mình bằng một đêm nhạc quy tụ những tác phẩm âm nhạc thành công nhất của 4 nhạc sĩ gạo cội trong làng nhạc Việt. Họ được công chúng và giới nghề yêu mến gọi là “Bộ tứ sông Hồng”, gồm: Dương Thụ - Trần Tiến - Phó Đức Phương - Nguyễn Cường. Bốn người con kiêu bạc của nền văn hóa châu thổ sông Hồng, qua nhiều thập kỷ dài đã miệt mài tạc nên bức chân dung sắc nét về mảnh đất đã sinh ra.

Đây cũng là lần hiếm hoi 4 "ông lớn" tài hoa của nền nhạc nhẹ đương đại xuất hiện cùng nhau. “Tùng Dương hát Bộ tứ sông Hồng” sẽ diễn ra hai đêm tại Cung Hữu nghị Hà Nội hai ngày 5-6.6.

Nhạc sĩ Vinh Sử: ”Nhận định của Tùng Dương về Bolero quá tự cao tự đại”

Ông nhắn nhủ: “Một ca sĩ phải có trình độ văn hóa để không phát biểu tầm bậy...“

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo My Lan ([Tên nguồn])
Tùng Dương Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN