Yếu tố sân nhà và sự khác biệt giữa Thái Lan với Việt Nam
Tình huống Hồ Tấn Tài lật bóng tầm thấp vào trung lộ sau pha đột phá dọc sườn phải, bóng chạm hông và tay hậu vệ của Triều Tiên rất rõ nhưng trọng tài Taqi Al Jaafari bỏ qua sự hỗ trợ của VAR và không bắt phạt đền.
Trận đấu trước đó ở bảng A giữa Thái Lan và Iraq. Hậu vệ Iraq bật cao với tay chạm bóng. Trên sân không có sự phản ứng nào từ phía Thái Lan, còn trọng tài chính đã cho qua (hoặc không quan sát kịp). Nhưng sau đó thì tổ trợ lý VAR trao đổi rất lâu và trọng tài chính xem lại VAR rồi quyết định phạt đền…, Jaroensak sút thành công mở tỉ số cho Thái Lan ngay phút thứ 6. Kết thúc 90 phút, hai đội hòa 1-1, vừa đủ để chủ nhà Thái Lan vào tứ kết.
Hoạt động và nguyên tắc của VAR nói rất rõ mọi chuyện tham vấn từ VAR nhưng quyết định cuối cùng là quyết định của trọng tài chính trên sân. Và trọng tài Taqi Al Jaafari bắt trận Việt Nam (VN) - Triều Tiên đã vận dụng rất dứt khoát tình huống này. Nói như giới trọng tài là “đè VAR”.
Trọng tài Taqi Al Jaafari không cho Việt Nam được hưởng phạt đền và cũng không cần đến sự hỗ trợ của VAR. Ảnh: TRÂM ANH
Cũng trong trận VN - Triều Tiên, tình huống phạm lỗi của Bảo Toàn dẫn đến VN bị quả phạt đền cũng chưa thuyết phục nhưng trọng tài Al Jaafari thể hiện hành động chỉ tay vào chấm 11 m rất dứt khoát và quyết đoán…
Bóng đá là thế, có những khoảng hở cho chủ nhà. Nó cũng giống như World Cup 2002, Hàn Quốc luôn được thần hộ mệnh phù hộ, đặc biệt trong hai trận knock out với Tây Ban Nha và Ý .
Tình huống Thái Lan được quả phạt đền sớm trước Iraq được quy vào khung “chơi bóng bằng tay”, còn tình huống trọng tài Jaafari không cho VN được hưởng phạt đền được quy vào nhận định không cố ý dùng tay chơi bóng và sút bóng chạm tay ở cự ly gần.
Vấn đề quan trọng nhất là VN đã mất quyền tự quyết trước lượt trận cuối và tất nhiên, một khi đá trong trạng thái như thế thì luôn rất khó đá.
Nguồn: [Link nguồn]
Chiếc thẻ đỏ của Đình Trọng cần được BHL U23 Việt Nam nhìn nhận nghiêm khắc.