Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Genoa vs Monza
Logo Genoa - GEN Genoa
-
Logo Monza - MON Monza
-
Young Boys vs Crvena zvezda
Logo Young Boys - YB Young Boys
-
Logo Crvena zvezda - CZV Crvena zvezda
-
Stuttgart vs PSG
Logo Stuttgart - VFB Stuttgart
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Sporting CP vs Bologna
Logo Sporting CP - SCP Sporting CP
-
Logo Bologna - BOL Bologna
-
Sturm Graz vs RB Leipzig
Logo Sturm Graz - STU Sturm Graz
-
Logo RB Leipzig - RBL RB Leipzig
-
PSV vs Liverpool
Logo PSV - PSV PSV
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Manchester City vs Club Brugge
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Club Brugge - CLU Club Brugge
-
Lille vs Feyenoord
Logo Lille - LIL Lille
-
Logo Feyenoord - FEY Feyenoord
-
Juventus vs Benfica
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Logo Benfica - SLB Benfica
-
Inter Milan vs Monaco
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Girona vs Arsenal
Logo Girona - GIR Girona
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Salzburg vs Atlético Madrid
Logo Salzburg - RBS Salzburg
-
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Bayern Munich vs Slovan Bratislava
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Slovan Bratislava - SLO Slovan Bratislava
-
Dinamo Zagreb vs Milan
Logo Dinamo Zagreb - DIN Dinamo Zagreb
-
Logo Milan - MIL Milan
-
Brest vs Real Madrid
Logo Brest - BRE Brest
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Borussia Dortmund vs Shakhtar Donetsk
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo Shakhtar Donetsk - SHK Shakhtar Donetsk
-
Bayer Leverkusen vs Sparta Praha
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Logo Sparta Praha - ACS Sparta Praha
-
Barcelona vs Atalanta
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-
Aston Villa vs Celtic
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Celtic - CEL Celtic
-
Tottenham Hotspur vs Elfsborg
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Elfsborg - ELF Elfsborg
-
Roma vs Eintracht Frankfurt
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Eintracht Frankfurt - SGE Eintracht Frankfurt
-
Olympiakos Piraeus vs Qarabağ
Logo Olympiakos Piraeus - OLY Olympiakos Piraeus
-
Logo Qarabağ - QAR Qarabağ
-
Maccabi Tel Aviv vs Porto
Logo Maccabi Tel Aviv - MTA Maccabi Tel Aviv
-
Logo Porto - POR Porto
-
FCSB vs Manchester United
Logo FCSB - FCS FCSB
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Athletic Club vs Viktoria Plzeň
Logo Athletic Club - ATH Athletic Club
-
Logo Viktoria Plzeň - PLZ Viktoria Plzeň
-
Ajax vs Galatasaray
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Logo Galatasaray - GS Galatasaray
-

Xin nghỉ không cho, ép nghỉ không chịu!

Nếu Trưởng Ban Trọng tài Nguyễn Văn Mùi vẫn được tại vị dù Phó Chủ tịch VFF Đoàn Nguyên Đức muốn sa thải thì Trưởng BTC V-League Nguyễn Minh Ngọc xin từ chức nhưng VPF lại không đồng ý...

Thêm một lần nữa dư luận lại ngỡ ngàng với kết quả của cuộc họp HĐQT Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) tổ chức vào chiều 28-2 tại TP HCM. Theo đó, 2 nhân vật gây bức xúc lớn nhất là Trưởng Ban Trọng tài VFF Nguyễn Văn Mùi và Trưởng BTC các giải chuyên nghiệp (trong đó có V-League) Nguyễn Minh Ngọc đều tại vị, bất chấp những phản ứng trước đó của 2 nhân vật quyền lực của bóng đá Việt Nam là ông Võ Quốc Thắng (Chủ tịch VPF) và ông Đoàn Nguyên Đức (Phó Chủ tịch VFF và VPF, Chủ tịch CLB HAGL).

Xin nghỉ không cho, ép nghỉ không chịu! - 1

Trưởng BTC V-League 2017 Nguyễn Minh Ngọc (bìa phải) xin từ chức nhưng VPF không chấp nhận. Ảnh: QUANG LIÊM

Trong thời điểm cuộc họp diễn ra, phóng viên Báo Người Lao Động đã liên lạc với ông Đoàn Nguyên Đức để ghi nhận quan điểm của ông về công tác trọng tài. Sau một thời gian dài im hơi lặng tiếng kể từ sau cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trưởng Ban Trọng tài Nguyễn Văn Mùi vào tháng 8 năm ngoái, bầu Đức mới lên tiếng và ông vẫn giữ nguyên quan điểm phải sa thải ông Mùi thì bóng đá Việt Nam mới phát triển.

“Họp nhiều như vậy để làm gì, trong khi để cứu bóng đá Việt Nam, cứ đuổi ông trưởng ban trọng tài bóng đá Việt Nam Nguyễn Văn Mùi là xong. Tất cả những sự cố của bóng đá Việt Nam nhiều năm nay đều do lỗi trọng tài. Trọng tài Việt Nam không dở, ngược lại rất giỏi và thông minh. Tuy nhiên, việc để các trọng tài tự tung tự tác là vì các đội bóng đều sợ ông Mùi. Ai cũng thấy 2 năm nay, HAGL bị trọng tài ép rất nhiều, trận gặp CLB Hà Nội, trận gặp Long An là ví dụ nhưng tôi không ngại, sẵn sàng nói thẳng là trọng tài ép chúng tôi. HAGL không sợ rớt hạng nên chẳng có lý do gì tôi ngại bị trọng tài ép. Tôi nói thẳng cuộc họp HĐQT của VPF ngày 28-2 cũng không làm được gì cả nếu ông Mùi vẫn còn ngồi ghế trưởng ban trọng tài” - ông bầu của HAGL bày tỏ.

Đúng như ông Đức dự đoán, cuộc họp HĐQT VPF chiều 28-2 vẫn như cũ khi ông Nguyễn Văn Mùi không có ý định nghỉ, kể cả khi một lãnh đạo cấp cao ở cả 2 đơn vị liên quan đến bóng đá Việt Nam đã lên tiếng chỉ trích công khai nhiều lần. Điều còn khó hiểu hơn là nhân vật gây ra bức xúc dư luận còn lại sau ông Mùi là trưởng BTC giải Nguyễn Minh Ngọc cũng không được nghỉ dù có đơn xin từ chức.

Tổng Giám đốc VPF Cao Văn Chóng cho rằng thiếu sót của ông Ngọc cũng có phần từ nhiều phía. “HĐQT VPF cũng đề nghị ông Ngọc rút kinh nghiệm, đặc biệt là phải can thiệp kịp thời các sự cố trên sân nếu có mặt” - ông Chóng nói.

Ông Ngọc bị nhiều người trong giới bóng đá và dư luận phê bình vì có mặt trên khán đài trận TP HCM thắng Long An 5-2 nhưng không xuống sân can thiệp, chỉ đạo, nhắc nhở giám sát, trọng tài và đội khách, để xảy ra sự cố đội khách phản ứng phi thể thao vì bức xúc với cách cầm còi của trọng tài Nguyễn Trọng Thư - con ông Nguyễn Văn Mùi. Bốn thành viên CLB Long An nhận án kỷ luật bị cấm thi đấu hoặc hoạt động bóng đá từ 2 đến 3 năm cùng một số tiền phạt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Dũng - Quang Liêm (nld.com.vn)
V-League 2024-25: Cuộc đua nóng bỏng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN