Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Nantes vs Monaco
Logo Nantes - NAN Nantes
-
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Borussia Dortmund vs Bayer Leverkusen
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Aston Villa vs West Ham United
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Rayo Vallecano vs Celta de Vigo
Logo Rayo Vallecano - RAY Rayo Vallecano
-
Logo Celta de Vigo - CEL Celta de Vigo
-
Liverpool vs Accrington Stanley
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo Accrington Stanley - ACC Accrington Stanley
-
Deportivo Alavés vs Girona
Logo Deportivo Alavés - ALA Deportivo Alavés
-
Logo Girona - GIR Girona
-
Real Valladolid vs Real Betis
Logo Real Valladolid - VLD Real Valladolid
-
Logo Real Betis - BET Real Betis
-
Brest vs Olympique Lyonnais
Logo Brest - BRE Brest
-
Logo Olympique Lyonnais - OL Olympique Lyonnais
-
Borussia M'gladbach vs Bayern Munich
Logo Borussia M'gladbach - BMG Borussia M'gladbach
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Manchester City vs Salford City
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Salford City - SAL Salford City
-
Sevilla vs Valencia
Logo Sevilla - SEV Sevilla
-
Logo Valencia - VAL Valencia
-
Tamworth vs Tottenham Hotspur
Logo Tamworth - TAM Tamworth
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
RB Leipzig vs Werder Bremen
Logo RB Leipzig - RBL RB Leipzig
-
Logo Werder Bremen - SVW Werder Bremen
-
Arsenal vs Manchester United
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Newcastle United vs Bromley
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Bromley - BRO Bromley
-
Atlético Madrid vs Osasuna
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Logo Osasuna - OSA Osasuna
-
Southampton vs Swansea City
Logo Southampton - SOU Southampton
-
Logo Swansea City - SWA Swansea City
-
PSG vs Saint-Étienne
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Saint-Étienne - ASS Saint-Étienne
-

World Cup: ĐT Đức hay ĐT Anh đá 11m giỏi hơn?

Sự kiện: World Cup 2026

Khi mà người ta bắt đầu có những trò đùa về khả năng đá penalty của người Đức, chúng ta biết rằng đây sẽ là năm diễn ra World Cup hoặc EURO.

Tháng Hai vừa qua, khi Manuel Neuer cản phá cú penalty của Mesut Oezil trong trận lượt đi giữa Arsenal và Bayern Munich ở Champions League, những trò đùa lại xuất hiện. Thậm chí một tờ báo Anh còn giật tít: “Oezil, chữ ký trị giá 42,5 triệu bảng mà Arsenal kỳ vọng sẽ đưa họ tới vinh quang, là một trong số ít những người Đức không biết đá penalty”.

Tồi ở cấp CLB...

Trò đùa này xoay quanh một giai thoại về khả năng sút 11m của những người Teuton, rằng họ luôn luôn chính xác và luôn luôn chiến thắng trong các cuộc đấu luân lưu. Tuy nhiên, tờ báo Anh kia quên mất rằng cũng trong ngày hôm đó, Bayern Munich cũng sút hỏng một quả penalty khác, chỉ nửa tiếng sau khi Oezil thất bại.

World Cup: ĐT Đức hay ĐT Anh đá 11m giỏi hơn? - 1

Oezil đá hỏng 11m

Tất nhiên, những ai xem trận đấu đều nhớ rằng đó là David Alaba, một người Áo. OK, nhưng lượt về thì không thể nhầm lẫn vào đâu được, Bayern lại hỏng một quả penalty khác, và lần này là Thomas Mueller, một người Đức chính gốc chứ không lai Thổ Nhĩ Kỳ như Oezil, sút hỏng.

Rất ít người biết rằng, Bayern Munich trong 3 mùa giải gần nhất là đội sút hỏng nhiều penalty nhất (không tính loạt luân lưu) nhất trong thời gian thi đấu chính thức lẫn hiệp phụ ở các trận đấu tại Champions League. Cá nhân Thomas Mueller đã trượt 2 quả penalty trong mùa này, cú đá trước Arsenal và cú sút trước Monchengladbach ở ngày ra quân Bundesliga. Chưa hết, cùng trong ngày mà Mueller sút hỏng 11m trước Arsenal, một người Đức khác là Simon Rolfes cũng đá hỏng trước Paris Saint-Germain.

Bundesliga sản sinh ra nhiều tay đá penalty giỏi, nhưng mùa giải này có vẻ như kết quả không tốt như thường lệ. Chỉ tính riêng về con số, Premier League mùa giải này đã ăn đứt Bundesliga về mặt penalty với tỷ lệ 83% so với 75,3% của Bundesliga. Và một trong những trận đấu đáng nhớ nhất là giữa Nurnberg với Braunschweig cuối tháng Hai vừa qua: Braunschweig trượt 2 quả penalty đầu, trước khi đến lượt Nurnberg bỏ lỡ tiếp quả penalty của chính mình.

Và, trong một trận đấu khác, Sejad Salihovic của Hoffenheim, người được xưng tụng là “Vua penalty của Bundesliga” vì chưa từng trượt lần nào trong sự nghiệp, đã sút dội xà ngang hồi tháng Ba vừa qua.

Nhưng mạnh ở cấp quốc gia

Đá penalty là một câu chuyện huyền bí mà dư luận truyền miệng về người Đức. Họ xem ra rất “thép” về mặt tinh thần khi sút bóng trước chấm trắng, và có một thành tích nổi bật trong các loạt sút luân lưu. Thực tế không phải vậy, người Đức không phải là những chuyên gia đá penalty siêu đẳng, dù đúng là họ trúng nhiều.

Thậm chí ngay cả tại các giải đấu lớn - chủ yếu là World Cup và EURO - người Đức cũng không hẳn xuất sắc về mặt penalty. Khi World Cup 2010 diễn ra, hay chính xác hơn là trước trận Anh - Đức, một ấn phẩm báo chí ở Anh đã làm phép toán và phát hiện ra rằng tỷ lệ thành công trên chấm 11m của các cầu thủ Anh tốt hơn hẳn người Đức. Tất nhiên, sau đó Đức đánh bại tuyển Anh mà không cần nhờ đến penalty.

World Cup: ĐT Đức hay ĐT Anh đá 11m giỏi hơn? - 2

ĐT Anh rất kém về khoản "đấu súng"

Sau khi giải đấu ấy kết thúc, người ta lại có thêm chuyện để nói khi Borussia Dortmund vô địch Bundesliga 2010-11 mà không hề ghi bàn từ TẤT CẢ 5 quả penalty được hưởng trong cả mùa giải. Một năm sau nữa là loạt luân lưu chung kết Champions League, Bayern bị Chelsea đánh bại (một nửa số cầu thủ đá 11m của Chelsea trong loạt luân lưu ấy là tuyển thủ Anh). Thậm chí, chỉ 4 tháng sau cái đêm đau khổ ấy, Dortmund, Schalke, Bayern (Champions League) và Gladbach (Europa League) sút trượt tất cả các quả penalty trong ngày khai màn cúp châu Âu của mình.

Nếu cần, ta có thể đi xa hơn thế nữa. Bundesliga mùa giải 1979-80, cựu thủ môn Thomas Zander của 1860 Munich lập kỷ lục khi cản phá 6 cú đá 11m. Người Đức quả thực không tốt lắm về penalty chỉ tính ở cấp độ CLB.

Vậy thì vì đâu mà người Đức lại được đánh giá cao về sút penalty như vậy? Lý do rất đơn giản, vì họ thành công từ chấm 11m trong những trận cầu kinh điển của ĐTQG. Một trong những ví dụ điển hình là World Cup 1990 khi Andreas Brehme ghi bàn duy nhất từ chấm trắng trong trận chung kết trước Argentina, hay trước đó là trận bán kết khi Tây Đức hạ tuyển Anh 4-3 trong loạt sút luân lưu.

Giai thoại về penalty của người Đức bắt đầu xuất hiện vào năm 1996, báo chí Anh lần thứ hai đưa tin về thất bại của đội tuyển nhà khi Đức một lần nữa loại tuyển Anh ở một trận bán kết, lần này là EURO 1996 khi Đức thắng 6-5 trong loạt đấu súng. Lúc ấy ĐT Đức (và trước đó là Tây Đức) đã thắng 4-trên-5 loạt luân lưu ở World Cup và EURO, với lần duy nhất thất bại là trận chung kết EURO 1976 trước CH Czech (loạt luân lưu mà cú đá kiểu Panenka ra đời).

Hiện tại, Đức có tỷ lệ chiến thắng 5-trên-6 với các loạt đấu súng tại World Cup và EURO, với thắng lợi gần nhất là năm 2006. Trong khi đó, người Anh chỉ đúng 1 lần thắng trong 7 loạt luân lưu mà họ tham dự, đó là tứ kết EURO 1996 khi họ thắng 4-2 nhờ những cú sút trượt của Fernando Hierro và Miguel Nadal (chú của Rafael Nadal) bên phía Tây Ban Nha. Thành tích của Anh ở World Cup đặc biệt tệ hại: thua sạch 3 lần đấu luân lưu trong các năm 1990, 1998 và 2006.

Sự xuất sắc của ĐT Đức trong các loạt sút luân lưu ở đấu trường quốc tế, đi kèm với sự thảm hại của người Anh, đã khiến giai thoại về penalty của người Đức được báo chí Anh phát tán rộng rãi và gắn liền với tên tuổi đội tuyển từ đó tới nay. Kết luận lại, chỉ có ĐTQG Đức là đá luân lưu thực sự giỏi, và chúng ta biết đến điều đó vì phức cảm tự ti (inferior complex) của dư luận Anh, những người chỉ chờ cơ hội để bêu riếu Mesut Oezil trên mặt báo cách đây 3 tháng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quân Hoàng ([Tên nguồn])
World Cup 2026 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN