Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Genoa vs Monza
Logo Genoa - GEN Genoa
-
Logo Monza - MON Monza
-
Young Boys vs Crvena zvezda
Logo Young Boys - YB Young Boys
-
Logo Crvena zvezda - CZV Crvena zvezda
-
Stuttgart vs PSG
Logo Stuttgart - VFB Stuttgart
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Sporting CP vs Bologna
Logo Sporting CP - SCP Sporting CP
-
Logo Bologna - BOL Bologna
-
Sturm Graz vs RB Leipzig
Logo Sturm Graz - STU Sturm Graz
-
Logo RB Leipzig - RBL RB Leipzig
-
PSV vs Liverpool
Logo PSV - PSV PSV
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Manchester City vs Club Brugge
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Club Brugge - CLU Club Brugge
-
Lille vs Feyenoord
Logo Lille - LIL Lille
-
Logo Feyenoord - FEY Feyenoord
-
Juventus vs Benfica
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Logo Benfica - SLB Benfica
-
Inter Milan vs Monaco
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Girona vs Arsenal
Logo Girona - GIR Girona
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Salzburg vs Atlético Madrid
Logo Salzburg - RBS Salzburg
-
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Bayern Munich vs Slovan Bratislava
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Slovan Bratislava - SLO Slovan Bratislava
-
Dinamo Zagreb vs Milan
Logo Dinamo Zagreb - DIN Dinamo Zagreb
-
Logo Milan - MIL Milan
-
Brest vs Real Madrid
Logo Brest - BRE Brest
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Borussia Dortmund vs Shakhtar Donetsk
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo Shakhtar Donetsk - SHK Shakhtar Donetsk
-
Bayer Leverkusen vs Sparta Praha
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Logo Sparta Praha - ACS Sparta Praha
-
Barcelona vs Atalanta
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-
Aston Villa vs Celtic
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Celtic - CEL Celtic
-
Tottenham Hotspur vs Elfsborg
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Elfsborg - ELF Elfsborg
-
Roma vs Eintracht Frankfurt
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Eintracht Frankfurt - SGE Eintracht Frankfurt
-
Olympiakos Piraeus vs Qarabağ
Logo Olympiakos Piraeus - OLY Olympiakos Piraeus
-
Logo Qarabağ - QAR Qarabağ
-
Maccabi Tel Aviv vs Porto
Logo Maccabi Tel Aviv - MTA Maccabi Tel Aviv
-
Logo Porto - POR Porto
-
FCSB vs Manchester United
Logo FCSB - FCS FCSB
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Athletic Club vs Viktoria Plzeň
Logo Athletic Club - ATH Athletic Club
-
Logo Viktoria Plzeň - PLZ Viktoria Plzeň
-
Ajax vs Galatasaray
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Logo Galatasaray - GS Galatasaray
-

Vì sao Amorim đến MU là quyết định "đúng người, sai thời điểm"?

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Ruben Amorim sẽ không thể là người có thể một tay chấm dứt chu kỳ thất bại của MU.

   

Manchester United mùa giải này đang cố gắng vớt vát kết quả nhiều nhất có thể sau khi phải sa thải HLV Erik Ten Hag. Ruben Amorim đang nỗ lực đưa CLB trở lại cuộc đua dự cúp châu Âu, trong khi ở đấu trường FA Cup họ đã thắng Arsenal ở vòng 3.

Amorim đang mang về những kết quả tiến bộ từ khi về MU

Amorim đang mang về những kết quả tiến bộ từ khi về MU

Nhưng liệu Ruben Amorim có tránh được số phận đã dành cho những David Moyes, Van Gaal, Mourinho, Solskjaer và Ten Hag? Vòng quay sa thải HLV của MU là một trong những vòng quay hà khắc nhất của các đội bóng lớn trong 1 thập kỷ trở lại đây, khiến quyết định bổ nhiệm của Amorim dù có thể đúng, nhưng lại “sai” thời điểm.

Vòng lặp sai lầm

Chu kỳ của MU luôn là thế này: Họ muốn bóng đá đẹp, họ thấy có một HLV chơi được bóng đá đẹp, đưa về HLV đó và nghĩ rằng đội bóng sẽ đá đẹp như cách HLV này làm cho đội cũ. Nhưng rồi họ ngạc nhiên rằng MU không đá đẹp được, bởi không phải cứ chọn HLV đá đẹp là sẽ ra được như vậy.

Do đó MU sa thải HLV đá đẹp, tìm một HLV có khả năng làm nên kết quả tốt. Nhưng khi tìm tới HLV chú trọng kết quả, MU đã tiêu quá nhiều để mua cầu thủ cho HLV đá đẹp. Để rồi khi HLV chú trọng kết quả cũng không thành công lắm, MU lại sa thải để tìm một HLV biết đá đẹp.

MU sau 1 thập kỷ vẫn đi tìm hình hài của chính mình, và mỗi lần thay tướng lại là một hành trình làm lại từ đầu

MU sau 1 thập kỷ vẫn đi tìm hình hài của chính mình, và mỗi lần thay tướng lại là một hành trình làm lại từ đầu

Và vòng quay đó lặp lại. Chúng ta thậm chí còn không thể chia các đời HLV MU gần đây ra 2 nhóm “đá đẹp” và “thực dụng” như vậy được, bởi phong cách của họ rất khác nhau:

- David Moyes: Đội hình lùi sâu, phản công bằng bóng nhanh lên cho tiền đạo cắm.

- Van Gaal: Kiểm soát bóng, triển khai tốc độ chậm.

- Mourinho: Đội hình lùi sâu, phản công bằng bóng nhanh cho tiền đạo cắm.

- Solskjaer: Đội hình phòng ngự tầm trung, chuyển trạng thái nhanh ở 2 biên.

- Ten Hag: Pressing tầm cao, tấn công bằng tiền đạo cánh cắt vào trong.

Gần như chỉ Moyes và Mourinho có sự giống nhau đôi chút trong cách bố trí cách chơi của MU, còn các đời HLV còn lại không ai giống ai. Điều đó tạo nên một sự hỗn độn năm này qua năm khác, rằng cả cầu thủ lẫn chiến thuật của HLV đều không hợp nhau.

Giờ MU bước sang thời Amorim và ngay từ đầu HLV người Bồ Đào Nha đã nói rõ ý định sử dụng sơ đồ 3 hậu vệ của ông. Như vậy là từ đội hình 4 hậu vệ thời Ten Hag, MU đã chuyển sang một HLV có cách bố trí khác hoàn toàn, trong khi cầu thủ vẫn đa số là những người đá quen sơ đồ 4 hậu vệ.

Hệ sinh thái hỗn độn

Sevilla trong gần 2 thập kỷ đã duy trì thành công dưới bàn tay của giám đốc thể thao Monchi, dù trải qua nhiều đời HLV và bán ngôi sao để lấy tiền nhưng họ thường xuyên tranh top 4 lẫn vô địch Europa League. Monchi giờ đang ở Aston Villa và cùng với HLV Unai Emery biến “The Villans” thành ứng cử viên top 4.

Sevilla đã trải qua 14 đời HLV dưới thời giám đốc thể thao Monchi, và họ thường xuyên thành công dù thay tướng nhiều lẫn bán sao lấy tiền

Sevilla đã trải qua 14 đời HLV dưới thời giám đốc thể thao Monchi, và họ thường xuyên thành công dù thay tướng nhiều lẫn bán sao lấy tiền

Chelsea trước khi Roman Abramovich ra đi cũng vậy, dù là Conte, Sarri, Lampard hay Tuchel thì Chelsea cũng đều đủ sức cạnh tranh ở các mặt trận. Họ vô địch Premier League & FA Cup với Conte, vô địch Europa League với Sarri, đoạt Champions League với Tuchel, và đều đặn đứng trong top 4 cho tới khi chủ sở hữu hiện tại đến và phá đi xây lại từ đầu.

Hồi đầu năm ngoái, Liverpool đã phỏng vấn Ruben Amorim để chuẩn bị thay Jurgen Klopp. Họ rốt cuộc bỏ qua Amorim và chuyển sang Arne Slot vì một lẽ đơn giản: hậu vệ của Liverpool toàn đá quen sơ đồ 4 hậu vệ, không đời nào Amorim chịu đá sơ đồ đó nếu được bổ nhiệm. Slot đã ăn khớp với dàn cầu thủ mới ngay mùa đầu tiên ông dẫn dắt bởi ông cũng dùng sơ đồ 4 hậu vệ, cách bố trí tấn công của ông cho Feyenoord cũng khá giống Liverpool.

Nếu MU là một hệ sinh thái, thì chúng ta đang thấy động & thực vật xứ lạnh bị ném vào miền nhiệt đới. Trong nhiều năm nhà Glazer chẳng quan tâm đến việc đội bóng đi theo định hướng nào, và bây giờ INEOS cũng chưa tìm ra được giải pháp, tiêu biểu là vụ họ chia tay giám đốc thể thao Dan Ashworth chỉ sau 5 tháng làm việc.

INEOS sau 1 năm ở MU vẫn chưa biết xây dựng bản sắc nào cho đội bóng

INEOS sau 1 năm ở MU vẫn chưa biết xây dựng bản sắc nào cho đội bóng

HLV Amorim đang đến MU sai thời điểm, INEOS còn chưa biết họ muốn hình ảnh gì ở đội bóng mình sở hữu. Cái lợi cho Amorim là ông có thể xây dựng đội hình theo ý mình muốn, gần đây sự trở lại phong độ của Maguire, sự tỏa sáng của Amad Diallo và sự chắc chắn từ Mazraoui đã cho các fan thấy những cầu thủ nào sáng cửa trụ lại Old Trafford ở thời kỳ mới.

Nhưng quá trình xây dựng này sẽ phải mất ít nhất 3 năm, bằng thời gian Liverpool của Klopp bắt đầu cạnh tranh những danh hiệu. Trong 3 năm đấy biết đâu thành tích MU có lúc sa sút, và INEOS “dở chứng” sa thải Amorim để tiếp tục vòng lặp kia? Nếu cho đến lúc đó họ vẫn chưa hiểu ra sự quan trọng của khía cạnh bản sắc ở CLB, e rằng những ngày tháng thất vọng của các fan sẽ còn kéo dài.

Thật khó tưởng tượng giai đoạn đầu tiên của HLV Ruben Amorim tại MU, nếu Amad Diallo không liên tục tỏa sáng, nhà cầm quân người Bồ Đào Nha sẽ xoay xở...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Q.D ([Tên nguồn])
Manchester United Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN