VFF và hành trình tìm chủ tịch: Về hưu thì ứng cử làm gì?
Lọt thỏm trong thông tin vui mừng vì thành công của lứa U19 mà bầu Đứcc nuôi nấng thành công ở giải đấu quốc tế, thông tin ông Lê Hùng Dũng sẽ về hưu vào tháng 1.2014 dường như không được chú ý lắm.
Thế nhưng thành công của lứa U19 chỉ là một phần cuộc chơi của bóng đá Việt Nam và để nó phát triển tốt hơn phụ thuộc rất nhiều vào thượng tầng, nơi điều hành của cả một nền bóng đá. Và ở đó, việc tìm ông chủ tịch có khả năng vực dậy được nền bóng đá đang èo uột, các đội bóng thường xuyên nổi hứng nghỉ chơi, nợ tiền tham dự giải... rồi mới tính đến xây dựng đội tuyển vững mạnh đang là điều sống còn.
Theo thông tin mới nhất, VFF có ý định dời lại ngày tổ chức đại hội từ tháng 10.2013 sang tháng 1.2014, tuy nhiên có vẻ ý định dời này không nhận được sự đồng tình từ nhiều phía. Và, ngay cả khi dời hẳn sang tháng 1.2014 thì câu hỏi được đặt ra, VFF liệu có cần một ông chủ tịch hưu trí nữa?
Ông Lê Hùng Dũng
Suốt cả nhiệm kỳ 6 hiện nay, VFF đã bị dư luận “ác miệng” cho rằng đó là nơi sinh hoạt của tổ hưu từ khi ông chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ và một vài nhân sự cấp cao khác đều đã hưu trí. Vấn đề là, VFF từ trước đến nay luôn tìm cho mình một vị chủ tịch đương chức, thậm chí là chức cao từ thứ trưởng trở lên. Các vị tiền nhiệm như ông Mai Liêm Trực, Hồ Đức Việt đều là quan chức cấp cao và thậm chí ông Nguyễn Trọng Hỷ ngày mới nhận chức cũng mang hàm thứ trưởng.
Ở VFF, một vị chủ tịch không phải là người điều hành về chuyên môn bởi đó là nhiệm vụ của tổng thư ký và các phó chủ tịch khác. Chỉ cần người này yêu thích và có hiểu biết về bóng đá mà thôi. Ở vị trí thuyền trưởng của một môn thể thao được cả nước hâm mộ, ở tổ chức xã hội được coi là có ảnh hưởng nhiều đến chính trị, chủ tịch VFF yêu cầu một nhân sự mà lời nói có trọng lượng để huy động nguồn lực xã hội và lên kế hoạch phát triển toàn diện.
Một ví dụ cụ thể, thứ trưởng Lê Khánh Hải chỉ cần nói một lời, quản lý sân Mỹ Đình lập tức giảm giá tiền thuê cho trận Việt Nam gặp Arsenal trong khi trước đó, bao cuộc thương thảo từ VFF đều bất lực. Hay chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ bay vào tận TP.HCM để tiếp xúc với lãnh đạo TP.HCM nhưng không thành vì “các anh ấy bận họp”. Và ông Lê Hùng Dũng, người đang nổi lên như một doanh nhân có thể “kêu mưa gọi gió” trong việc vận động tài trợ nhưng chính ông cũng đã thừa nhận, ông là người nhà nước và được giao làm nhiệm vụ kinh doanh. Vậy, khi ông Dũng về hưu, liệu chức vụ của ông có còn nguyên? Liệu lời nói của ông còn có trọng lượng?
Và nếu không? Đã về hưu nghĩa là trả hết quyền lực thì ông Dũng ngộ nhỡ làm chủ tịch VFF, một lần nữa VFF sẽ là tổ hưu thì nền bóng đá này được lợi gì?
Chỉ biết, hiện giờ nền bóng đá Việt đang bê bết lắm cũng chỉ bởi...