Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Nantes vs Monaco
Logo Nantes - NAN Nantes
-
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Borussia Dortmund vs Bayer Leverkusen
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Aston Villa vs West Ham United
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Rayo Vallecano vs Celta de Vigo
Logo Rayo Vallecano - RAY Rayo Vallecano
-
Logo Celta de Vigo - CEL Celta de Vigo
-
Liverpool vs Accrington Stanley
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo Accrington Stanley - ACC Accrington Stanley
-
Deportivo Alavés vs Girona
Logo Deportivo Alavés - ALA Deportivo Alavés
-
Logo Girona - GIR Girona
-
Real Valladolid vs Real Betis
Logo Real Valladolid - VLD Real Valladolid
-
Logo Real Betis - BET Real Betis
-
Brest vs Olympique Lyonnais
Logo Brest - BRE Brest
-
Logo Olympique Lyonnais - OL Olympique Lyonnais
-
Borussia M'gladbach vs Bayern Munich
Logo Borussia M'gladbach - BMG Borussia M'gladbach
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Manchester City vs Salford City
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Salford City - SAL Salford City
-
Sevilla vs Valencia
Logo Sevilla - SEV Sevilla
-
Logo Valencia - VAL Valencia
-
Tamworth vs Tottenham Hotspur
Logo Tamworth - TAM Tamworth
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
RB Leipzig vs Werder Bremen
Logo RB Leipzig - RBL RB Leipzig
-
Logo Werder Bremen - SVW Werder Bremen
-
Arsenal vs Manchester United
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Newcastle United vs Bromley
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Bromley - BRO Bromley
-
Atlético Madrid vs Osasuna
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Logo Osasuna - OSA Osasuna
-
Southampton vs Swansea City
Logo Southampton - SOU Southampton
-
Logo Swansea City - SWA Swansea City
-
PSG vs Saint-Étienne
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Saint-Étienne - ASS Saint-Étienne
-

VFF: Hy vọng “Đổi mới triệt để”

Xin được mượn khẩu hiệu của Đại hội VFF nhiệm kỳ VII làm tựa bài bởi đấy cũng là kỳ vọng của người hâm mộ dành cho một bộ máy cũ quyết làm mới…

Từ câu chuyện nhà cựu chủ tịch VFF “bị đặt bom”

Từng tham dự Đại hội VFF, tôi nhận ra một điểm chung là cứ sau mỗi kỳ bầu bán là các thành viên trong ban chấp hành và đặc biệt là trong Thường trực VFF luôn nhận được rất nhiều cú điện thoại chúc mừng và gửi gắm. Tất nhiên trong số những lời chúc mừng và gửi gắm đấy có cả nghĩa tích cực lẫn tiêu cực nhưng đều là gánh nặng của những người ngồi vào bộ máy điều hành VFF.

Có lần chúng tôi trao đổi với cựu Chủ tịch VFF Mai Liêm Trực về cái cảm giác của người ngồi vào chiếc ghế Chủ tịch của một tổ chức xã hội được nhiều người quan tâm nó như thế nào thì ông Trực không giấu giếm: “Lúc đầu là vinh dự, nhưng ở đấy không bao lâu thì thấy đó là một gánh nặng rất lớn và cả nỗi lo. Cái lo mà tôi đề cập ở đây là bên ngành viễn thông, tôi điều hành cả ngàn nhân viên nhưng mọi cái đều răm rắp chạy theo, còn với bóng đá, một tổ chức không nhiều người nhưng đụng đâu cũng thấy nhiều việc phải làm, phải gồng…”.

Cũng câu hỏi đây, chúng tôi hỏi ông cựu Chủ tịch VFF nhiệm kỳ III Mai Văn Muôn (đã mất) thì ông Muôn nói hóm hỉnh: “Tôi có muốn ngồi vào đấy đâu nhưng bị cấp trên đặt vào vì đại diện cho Ủy ban TDTT. Ngồi vào đấy mới thấy mệt bởi có những việc mình muốn làm, nhưng có làm được đâu. Chạy ngoài lề bị tuýt còi, quá tốc độ cũng không được mà chậm quá theo kiểu bộ máy nhà nước thì người hâm mộ chửi. Cũng ở vị trí này mà có hôm nhà tôi bị đặt bom khiến cả gia đình xôn xao…”.

Bây giờ với câu hỏi đấy mà đặt ra với ông Lê Hùng Dũng chắc chắn ông sẽ nói khác. Điều đấy được thể hiện rõ qua bài phát biểu đổi mới bóng đá Việt Nam mà ông hứa hẹn với những việc mà ông khẳng định sẽ triệt để làm.

VFF: Hy vọng “Đổi mới triệt để” - 1

Nhiều kỳ vọng vào bộ máy lãnh đạo mới của VFF

Đến cặp bài trùng “người hùng”

Phải thừa nhận gần đây, mọi người hay nhìn vào bộ máy điều hành bóng đá Việt Nam theo khung “có thực mới vực được đạo” đó là tiền cho bóng đá. Để đáp ứng được điều đó bao gồm mang tiền về cho bóng đá hoặc bỏ tiền vào cho bóng đá thì cả ông Lê Hùng Dũng và bầu Đức đều được xem là “người hùng”.

Cũng chính với những suy nghĩ đấy mà Chủ tịch VFF nhiệm kỳ V và VI luôn lép vế so với cấp dưới của mình là ông Lê Hùng Dũng. Và cũng không khó để nhìn ra hầu hết những quyết sách ở hai nhiệm kỳ qua đều là một tay ông Dũng tác động với tầm ảnh hưởng lớn. Nói như nhiều người là đôi lúc người ta thấy hình ảnh thép của ông Dũng ở đấy cạnh sự ngây ngô của ông Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ qua những phát biểu tréo cẳng ngỗng và “chất phác” của người chưa thuộc bài.

Bây giờ ông Dũng không còn là cấp phó nắm nhiều quyền quyết và chỉ đạo nữa. Ông Dũng đã chính thức ngồi ghế cao nhất trong bộ máy điều hành bóng đá mà đến giờ chót không ai dám ra tranh cử với ông.

Thuận lợi của ông Dũng là người nhà nước sau khi có ý định tranh cử đều rút lui và xung quanh ông Dũng đều là những người từng chịu ơn ông, hoặc được ông dựng lên từ nhiều nhiệm kỳ qua. Ông Dũng trong đại hội “đổi mới triệt để” này được khoác chiếc áo doanh nhân làm bóng đá và cạnh ông cũng là một doanh nhân nổi đình nổi đám không kém: bầu Đức – người chỉ chịu làm Phó Chủ tịch với một điều kiện duy nhất đó là Chủ tịch VFF phải là Lê Hùng Dũng.

Đôi bạn thân trên đã thân với nhau từ lúc nào?

Đúng hơn là từ khi họ ngồi lại với nhau khi bầu Kiên lên tiếng đòi thành lập VPF và sau đó ông Dũng và ông Đức có tiếng nói chung qua những sự kiện như đưa Arsenal đến Việt Nam, hoặc tổ chức Cup Nutifood cho U19 thi đấu để người hâm mộ giải nhiệt sau nhiều thất bại ở cấp đội tuyển lẫn U23 quốc gia.

Nói chung là đến thời điểm này Chủ tịch Dũng và Phó chủ tịch Đức là một cặp bài trùng đang nổi đình nổi đám với những dự án chung và riêng quang lứa U19 tiềm năng.

Nhưng đổi mới triệt để không có nghĩa là ăn mòn một thế hệ trẻ đang được ngộ nhất là tất cả tương lai của bóng đá nước nhà. Tính bền vững của một nền bóng đá là chân móng từ nền tảng của các CLB chứ không phải từ một học viện đào tạo cầu thủ “nòi” để cung cấp cho các CLB châu Âu và Đông Á theo chủ trương của lò JMG. Vì thế mà bây giờ với nhiệm kỳ VII điều được kỳ vọng là các CLB sẽ quan tâm đầu tư với bóng đá trẻ như thế nào và họ (các CLB ấy) sẽ được đáp lại, được hưởng ứng, ủng hộ như thế nào. Hình ảnh vòng chung kết U19 mà nhiều CLB lạc lõng chơi với nhau không có sự quan tâm của những nhà điều hành là điều tệ hại rất lớn mà hy vọng trong sự đổi mới triệt để nó sẽ được khắc phục.

Lại nhớ đến lời của hai ông cựu Chủ tịch VFF Mai Văn Muôn, Mai Liêm Trực về những khó khăn của người đứng đầu và những cơ chế với bóng đá Việt Nam. Hy vọng ông Dũng với lời tuyên bố mạnh miệng “Vì bóng đá Việt Nam” sẽ vượt qua được khó khăn mà những người tiền nhiệm mình vướng mắc.

Hy vọng sự đổi mới triệt để không thể từ con người thì sẽ bắt đầu từ lời tuyên bố và hành động.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Nguyên ([Tên nguồn])
Bình luận của Nguyễn Nguyên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN