“Văn hoá từ chức” của bóng đá Hải Phòng
Chủ tịch Câu lạc bộ Hải Phòng Trần Mạnh Hùng từng xin từ chức trước những bê bối liên quan đến băng ghi âm và áp lực từ dư luận.
Tuy nhiên, đó là "văn hoá từ chức" được ông thực hiện khi đang làm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị VPF nhiệm kỳ 2017-2020. Ông Hùng dính đến vụ bê bối với ông Dương Văn Hiền lúc đó là Phó Ban trọng tài VFF năm 2018.
Trong một cuộc họp với Ban kiểm tra VFF, ông Hùng do mất bình tĩnh đã văng tục, chửi bậy và dọa đánh ông Dương Văn Hiền. Không may cho ông Hùng, toàn bộ nội dung thô tục đó được ghi âm lại và phát tán trên mạng xã hội. Vì nhận quá nhiều sức ép mà ông Hùng buộc phải xin từ chức để trấn an dư luận. Thế nhưng sau đó không lâu, ông Hùng được VPF khôi phục chức vụ cũ một cách âm thầm.
Chủ tịch CLB Hải Phòng Trần Mạnh Hùng. Ảnh: H.A.
Trong nhiệm kỳ làm Chủ tịch Câu lạc bộ Hải Phòng kiêm thêm vị trí trong Hội đồng quản trị VPF, ông Hùng để lại nhiều tai tiếng. Mùa giải 2020, khi V.League chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, phải tạm hoãn nhiều lần. Trong khi VPF đang nỗ lực tìm cách đưa giải đấu trở lại thì một số câu lạc bộ bày tỏ mong muốn huỷ giải. Có đến 4 câu lạc bộ làm công văn xin kết thúc giải sớm là Sông Lam Nghệ An, Nam Định, Thanh Hoá và Quảng Nam.
Trớ trêu thay, theo như lời ông Nguyễn Hồng Thanh - Chủ tịch Câu lạc bộ Sông Lam Nghệ An thì chính ông Trần Mạnh Hùng mới là người có đề xuất đầu tiên mong V.League 2020 kết thúc sớm sau khi đã thăm dò ý kiến các đội khác. Câu chuyện khiến nhiều người sốc vì ông Hùng mới chính là người âm thầm đi "phá giải".
Vậy mà tại Đại hội đồng cổ đông VPF nhiệm kỳ 2020-2023 vừa diễn ra cuối tháng 11, ông Hùng vẫn được bầu vào Hội đồng quản trị. Đây đúng là một bi kịch của VPF.
Đáng nói hơn, là người nằm trong tổ chức bóng đá chuyên nghiệp, thế nhưng ông Hùng lại 2 năm liên tiếp để câu lạc bộ Hải Phòng không đạt chuẩn cấp phép chuyên nghiệp. Không hiểu, những thành viên VPF nghĩ gì khi bầu ông Hùng tiếp tục ngồi vào Hội đồng quản trị?
Ông Hùng không hoàn thành nhiệm vụ ở câu lạc bộ nhưng lại nhận trọng trách trong Hội đồng quản trị VPF, điều hành các giải chuyên nghiệp quốc gia liệu có thuyết phục?
Nên nhớ rằng, ở Hải Phòng, ông Hùng trong vai trò Chủ tịch được địa phương tạo điều kiện tốt. Hải Phòng là đội bóng nhận kinh phí hỗ trợ nhiều nhất trong số các đội dự V.League từ tỉnh với 40 tỉ đồng/ mùa giải. Đến mùa giải 2021, con số tăng lên 50 tỉ đồng/ mùa giải. Vậy mà ở những mùa giải gần đây, Hải Phòng loay hoay trụ hạng, lại không đủ tiêu chuẩn cấp phép chuyên nghiệp.
Thực tế, ở V.League, các đội bóng như: Quảng Nam chỉ được tỉnh hỗ trợ 15-16 tỉ đồng, Sông Lam Nghệ An khoảng 20 tỉ đồng. Như Than Quảng Ninh mỗi năm được hỗ trợ 30 tỉ đồng như trong năm 2020 đội bóng chưa nhận được khoản tiền nào từ địa phương dẫn đến khủng hoảng. Đội bóng đang đứng trước nguy cơ giải tán.
Mới đây, ông Lê Văn Thành - Bí thư Thành ủy Hải Phòng đã có buổi làm việc trực tiếp với Liên đoàn bóng đá Hải Phòng và Câu lạc bộ Hải Phòng để tìm giải pháp khắc phục khó khăn. Được địa phương quan tâm là điều mà không phải đội bóng nào ở V.League cũng có được.
Theo ghi nhận của báo Hải Phòng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng nhấn mạnh: Thành phố sẽ cấp ngân sách 50 tỉ đồng/mùa giải, kêu gọi tài trợ, nhưng Hải Phòng phải trả lời bằng tấm huy chương ở V.League 2021. Người đứng đầu thành phố còn nhắc tới “văn hoá từ chức” nếu Hải Phòng đứng thứ 7 V.League, huấn luyện viên trưởng từ chức, đứng thứ 10, Chủ tịch câu lạc bộ từ chức.
Ở hai mùa giải liên tiếp là 2019 và 2020, Hải Phòng xếp thứ 12 và nằm trong nhóm cạnh tranh trụ hạng. Đó thành tích chắc chắn khó được chấp nhận ở mùa giải 2021. Đó là chưa kể, trong mùa giải 2020, Hải Phòng đã thi đấu khiến cho khán giả thất vọng và đặt ra nghi vấn về tiêu cực ở vòng đấu cuối cùng. Đó là những điều còn nổi cộm mà mùa giải 2021 phải khắc phục. Còn với Chủ tịch Trần Mạnh Hùng, lúc này "văn hoá từ chức" nên được kích hoạt.
Trận ĐT Việt Nam đấu U22 diễn ra tại Phú Thọ Ngày 7/12, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã có văn bản gửi UBND tỉnh Phú Thọ và Sở VHTTDL Phú Thọ đề nghị đăng cai trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và U22 vào ngày 27.12 tại sân vận động Việt Trì. Theo kế hoạch ban đầu, trận đấu này được tổ chức tại sân vận động Cẩm Phả (Quảng Ninh) ngày 23/12 và sân Thống Nhất (TPHCM) vào ngày 27/12. Tuy nhiên, do TPHCM có ca nhiễm COVID-19 mới trong cộng đồng, Tổng cục Thể dục Thể thao đã đề nghị tạm dừng các hoạt động thể thao cấp quốc gia tại TPHCM trong tháng 12. Do đó, VFF đã tiến hành thay đổi địa điểm từ TPHCM sang Phú Thọ. Ngày 9/12, UBND tỉnh Phú Thọ đã có công văn phúc đáp VFF đồng ý việc đăng cai tổ chức trận đấu trên. Trước đó, Phú Thọ đã tổ chức thành công trận đấu giao hữu quốc tế giữa U23 Việt Nam và U23 Myanmar vào tháng 6.2019. Đây cũng là địa phương đã được Ban tổ chức SEA Games 31 chọn làm địa điểm thay thế Hà Nội tổ chức vòng bảng môn bóng đá nam. Trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và U22 trên sân vận động Việt Trì sẽ là cơ hội để khán giả Phú Thọ được trực tiếp theo dõi màn trình diễn của thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để U22 Việt Nam có thêm cơ hội làm quen mặt sân Việt Trì, nơi sẽ đăng cai vòng bảng của đội chủ nhà tại SEA Games 31. Phú Thọ có 1 sân thi đấu chính thức đạt tiêu chuẩn quốc tế. Từ các phòng chức năng như phòng thay đồ, phòng họp báo, phòng làm việc trọng tài… đều đạt chuẩn quốc tế. Phú Thọ cũng có 7 hệ thống sân tập cỏ tự nhiên xung quanh sân thi đấu chính thức với bán kính từ 2km đến 15km. Xung quang sân Việt Trì có đến 4 khách sạn từ 4 sao trở lên có thể đáp ứng các điều kiện ăn ở. H.H |
Nguồn: [Link nguồn]
(Video highlight trận Hải Phòng – Quảng Nam, vòng 5 giai đoạn 2 nhóm B V-League) Dẫn Hải Phòng 3-0 sau hiệp 1 nhưng Quảng Nam không...