Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Young Boys vs Crvena zvezda
Logo Young Boys - YB Young Boys
-
Logo Crvena zvezda - CZV Crvena zvezda
-
Stuttgart vs PSG
Logo Stuttgart - VFB Stuttgart
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Sporting CP vs Bologna
Logo Sporting CP - SCP Sporting CP
-
Logo Bologna - BOL Bologna
-
Sturm Graz vs RB Leipzig
Logo Sturm Graz - STU Sturm Graz
-
Logo RB Leipzig - RBL RB Leipzig
-
PSV vs Liverpool
Logo PSV - PSV PSV
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Manchester City vs Club Brugge
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Club Brugge - CLU Club Brugge
-
Lille vs Feyenoord
Logo Lille - LIL Lille
-
Logo Feyenoord - FEY Feyenoord
-
Juventus vs Benfica
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Logo Benfica - SLB Benfica
-
Inter Milan vs Monaco
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Girona vs Arsenal
Logo Girona - GIR Girona
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Salzburg vs Atlético Madrid
Logo Salzburg - RBS Salzburg
-
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Bayern Munich vs Slovan Bratislava
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Slovan Bratislava - SLO Slovan Bratislava
-
Dinamo Zagreb vs Milan
Logo Dinamo Zagreb - DIN Dinamo Zagreb
-
Logo Milan - MIL Milan
-
Brest vs Real Madrid
Logo Brest - BRE Brest
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Borussia Dortmund vs Shakhtar Donetsk
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo Shakhtar Donetsk - SHK Shakhtar Donetsk
-
Bayer Leverkusen vs Sparta Praha
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Logo Sparta Praha - ACS Sparta Praha
-
Barcelona vs Atalanta
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-
Aston Villa vs Celtic
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Celtic - CEL Celtic
-
Tottenham Hotspur vs Elfsborg
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Elfsborg - ELF Elfsborg
-
Roma vs Eintracht Frankfurt
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Eintracht Frankfurt - SGE Eintracht Frankfurt
-
Olympiakos Piraeus vs Qarabağ
Logo Olympiakos Piraeus - OLY Olympiakos Piraeus
-
Logo Qarabağ - QAR Qarabağ
-
Maccabi Tel Aviv vs Porto
Logo Maccabi Tel Aviv - MTA Maccabi Tel Aviv
-
Logo Porto - POR Porto
-
FCSB vs Manchester United
Logo FCSB - FCS FCSB
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Athletic Club vs Viktoria Plzeň
Logo Athletic Club - ATH Athletic Club
-
Logo Viktoria Plzeň - PLZ Viktoria Plzeň
-
Ajax vs Galatasaray
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Logo Galatasaray - GS Galatasaray
-

Vấn đề của BĐVN: Bỏ thì thương, vương thì… sai

VFF đưa ra nghị quyết bắt VPF thực hiện nhưng rất ít khi nắm bắt hoàn cảnh của CLB khiến cho tất cả đều rơi vào tình thế rắc rối và chưa tìm thấy lối ra.

Sau khi Cà Mau xin bỏ giải và bất ngờ đòi quay trở lại, VFF đang rất lúng túng vì chính ông Chủ tịch VPF Võ Quốc Thắng bảo đảm cho đội bóng này chơi hạng nhất nếu hoàn tất thủ tục trước ngày 15-12. Khổ nỗi VFF đã thông báo cho Bình Định thế chỗ Cà Mau nên họ cũng không thể bỏ, lại càng không có cơ sở cho cả hai đội thăng hạng cùng lúc.

Cái hay của VFF ở chỗ họ rất nhanh tìm đội thế chỗ giúp VPF thực hiện theo nghị quyết của chính mình là bằng mọi cách đến mùa 2018 phải có đủ 14 đội hạng nhất.

Nhưng cũng cần chỉ ra cái dở của VFF là chấp nhận ngay lập tức ý muốn bỏ giải của Cà Mau mà không có một động thái tìm hiểu và cao hơn là giúp đỡ cho thành viên của mình như cái cách chủ tịch VPF lặn lội xuống cơ sở thuyết phục lẫn hỗ trợ CLB tham gia giải.

Vấn đề của BĐVN: Bỏ thì thương, vương thì… sai - 1

VFF sẽ khó “nuốt lời” không cho Bình Định đá giải hạng nhất sau khi đã “mời” họ trở lại. Ảnh: BDFC

VFF đã bằng mọi giá gom cho đủ đội đá giải bất chấp các quy chế do mình đưa ra. Họ hầu như ít sâu sát với các CLB. Chẳng hạn việc quy định mỗi CLB hạng nhất phải có 15 tỉ đồng lẫn đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở vật chất mới cho đá giải nhưng thực tế rất nhiều nơi còn thiếu trước hụt sau. Thậm chí ở V-League mùa rồi, một số CLB còn không có nổi cái toilet tử tế.

Chính bởi sự thiếu sâu sát và buông lỏng quy định đá giải đã dẫn đến nhiều hoàn cảnh tréo ngoe như kiểu của Cà Mau không thích thì nghỉ, muốn chơi lại xin chơi. Nó khiến cho các giải đấu chuyên nghiệp của Việt Nam như một cái chợ ì xèo có mua bán, mặc cả hoặc ai đến rồi đi cũng chẳng sao.

Hai mùa trước, hai đội Bình Định, Khánh Hòa từng có suất lên V-League. Nhưng giờ chót một đội xin rút với lý do thiếu tiền và một đội “bán xác” cho Hải Phòng, một đội rớt xuống hạng ba. Nó cũng là cơ hội cho Đồng Nai suốt gần 10 năm trầy trật không lên nổi V-League để cuối cùng có suất đặc cách lên chơi hai mùa bóng qua lây lất lo trụ hạng rồi… rớt hạng.

Trước đó, Cảng Sài Gòn, Thể Công, Hòa Phát Hà Nội giải tán, hay sau này có Navibank SG, Xuân Thành SG, Kiên Giang, Ninh Bình, An Giang,… bỏ giải vì nhiều lý do vẫn không thấy vai trò và trách nhiệm của VFF, VPF ở đâu.

Rõ ràng việc bằng mọi giá chạy theo nghị quyết VFF đã đẩy bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam đi theo một con đường không giống ai. Nó cũng cho thấy sự phối hợp không chút nhịp nhàng giữa VFF và VPF khiến cả hai đều lâm vào hoàn cảnh tình ngay lý gian.

VFF đã hứa cho Bình Định đá giải hạng nhất, VPF thì vận động Cà Mau lên chơi lại nên cũng không thể gạt ra. Nếu bỏ một trong hai đội thì tội họ quá, còn vương thì cả VFF và VPF đều làm sai quy chế.

Cà Mau quyết không bỏ cuộc

Ngày 12-11, Sở VH-TT&DL tỉnh Cà Mau đã gửi công văn cho VFF về việc xác nhận tham dự giải hạng nhất 2016 cùng những điều kiện đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một CLB chuyên nghiệp. Tuy nhiên, vào ngày 10-11, Phó Tổng Thư ký VFF Dương Nghiệp Khôi đã thông báo bằng văn bản chấp nhận cho CLB Cà Mau rút lui khỏi giải, dựa vào công văn của Trung tâm TDTT thừa lệnh Sở VH-TT&DL tỉnh Cà Mau do thiếu kinh phí. Trong khi đó, CLB Bình Định lại đang ráo riết chuẩn bị cho mùa giải mới 2016 theo hướng dẫn của VFF và chỉ còn chờ hồi đáp chính thức.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Gia Huy - Thanh Thanh ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN