V-League lọt Top 10 châu Á, bầu Tú vẫn nhiều trăn trở
Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần bóng đá Việt Nam (VPF) Trần Anh Tú rất vui khi V-League có mặt trong Top 10 giải đấu châu Á, nhưng ông cũng phải thừa nhận sân chơi số 1 của bóng đá Việt Nam còn nhiều tồn tại.
Video ông Trần Anh Tú trả lời phỏng vấn (nguồn Onsport, BĐTV):
Thiếu tiền, mặt sân xấu, ý thức chuyên nghiệp chưa cao
Sáng 16/10, VPF tổ chức lễ tổng kết các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia 2018. Có rất nhiều nội dung quan trọng được hội nghị tổng kết, và nhìn chung hầu hết đều thành công tốt đẹp.
VPF nhìn lại giải đấu V-League
Một tin vui với giải V-League là vừa qua, Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) bầu chọn V-League là một trong 10 giải vô địch quốc gia hấp dẫn nhất châu Á, cùng với các giải đấu hàng đầu như K-League, J-League, Thái-League...
Điều này khiến ngay cả những người điều hành giải đấu như bầu Tú cũng phải bất ngờ. Điều đáng nói là ông Trần Anh Tú mới chỉ làm Chủ tịch VPF được 1 năm, và kết quả như vậy là nằm ngoài mong đợi.
“Nói thật rằng tôi cũng xao xuyến khi V-League được bầu chọn là Top 10 châu Á. Tôi không nói xứng đáng hay không, tuy nhiên, nói về sự phát triển của giải, điều đầu tiên để AFC đánh giá như vậy chúng tôi phải cảm ơn truyền thông.
Bên cạnh đó, thành công của đội tuyển U23 cũng là yếu tố để AFC đánh giá giải V-League”.
Dù V-League lần đầu có mặt trong Top 10 châu Á nhưng bầu Tú thừa nhận giải đấu do VPF điều hành vẫn còn nhiều mặt tồn tại, và cả những khó khăn đang và sẽ đối mặt.
“Cá nhân tôi còn trăn trở nhiều, chẳng hạn như mặt sân, cơ sở vật chất khá đau đầu, phải nỗ lực thay đổi rất nhiều. Năm đầu tiên điều hành giải chuyên nghiệp, nên gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên tôi cũng vượt qua bỡ ngỡ ban đầu.
Phải nói năm rồi chúng tôi gặp khăn về khách quan rất nhiều. Việt Nam dù chuyên nghiệp 18 năm nhưng ý thức chuyên nghiệp cần phải nâng lên. Đặc biệt, chúng ta phải thay đổi lịch khá nhiều, vướng nhiều sự kiện của đội tuyển và những lý do khách quan khác.
Khó khăn lớn nhất là thiếu tiền. Đây là vấn đề mà tôi phải suy nghĩ rất nhiều. Khi làm ở VPF tôi đã mất ăn mất ngủ để lo kiếm tiền. Dù vậy tất cả đã được giải quyết, để giải đấu về đích an toàn”, bầu Tú nói.
Về vấn đề bản quyền truyền hình, bầu Tú tiết lộ trong năm 2018 VPF và các CLB đã có tiền khi bán quảng cáo, tuy nhiên con số cụ thể thì chưa thể nói lúc này.
Bầu Tú cam kết sau mỗi năm mức tiền từ bán bản quyền được nâng lên, đồng nghĩa với việc các CLB sẽ có thêm quyền lợi. Ngoài ra, VPF sẽ chi một mức cụ thể để các đội bóng cải thiện mặt sân, cơ sở vật chất.
“Các CLB đồng cảm, mong muốn thay đổi mặt sân. Năm 2019 chắc chắn các CLB phải nỗ lực thay đổi”, bầu Tú nhấn mạnh.
V-League mới có 5 CLB đủ tiêu chí chuyên nghiệp
Tổng thư ký VFF Lê Hoài Anh cho biết, việc các CLB chưa đủ điều kiện để trở thành CLB chuyên nghiệp theo tiêu chí của AFC đang là vấn đề nan giải hiện nay.
Tổng thư ký VFF Lê Hoài Anh
Dù đã có nhiều cuộc làm việc, nhiều thay đổi nhưng hiện tại cả V-League mới chỉ có 5 CLB đáp ứng tiêu chuẩn của AFC đề ra. Với các CLB còn lại, nếu VFF cấp tiêu chí chuyên nghiệp nhưng chưa đủ điều kiện, sẽ bị AFC phạt rất nặng.
“Việc đầu tư cho các mặt sân, cơ sở vật chất ở CLB khó khăn không chỉ về tài chính mà còn cả thủ tục hành chính. Rất mong Chính phủ và các ban ngành liên quan có chỉ đạo, dành nguồn kinh phí tu bổ sân bãi hàng năm.
Ngoài ra, chúng ta phải xử lý mạnh tay tình trạng đốt pháo sáng, nếu tái diễn sẽ chắc chắn mất nhiều tiền vô nghĩa. Còn rất nhiều những vấn đề khác nhưng phải giải quyết dần dần”, ông Hoài Anh nói.
Theo ông Trần Anh Tú, năm 2018, sự phối hợp giữ VPF với Ban trọng tài, Ban kỷ luật... rất tốt. Cụ thể với Ban trọng tài, sau vụ “lộ băng ghi âm” mọi thứ đã được giải quyết. Với Ban kỷ luật, VPF nỗ lực gửi đầy đủ hồ sơ, đề xuất với Ban kỷ luật xử lý các vụ việc. Các án kỷ luật tăng lên nhiều, số án kỷ lục bị khiếu nại rất ít.
Về các tiêu chí cấp phép CLB chuyên nghiệp, VPF căn cứ thành tích các CLB để có sự hỗ trợ, và phải có sự ràng buộc để cải thiện mặt sân.
Hơn 10 năm qua, các ông thầy nước ngoài chưa bao giờ thành công ở V-League do những khác biệt về tính chuyên nghiệp trong đời...