Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Real Madrid vs Salzburg
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Logo Salzburg - RBS Salzburg
-
Arsenal vs Dinamo Zagreb
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo Dinamo Zagreb - DIN Dinamo Zagreb
-
Sparta Praha vs Inter Milan
Logo Sparta Praha - ACS Sparta Praha
-
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
PSG vs Manchester City
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Milan vs Girona
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Girona - GIR Girona
-
Feyenoord vs Bayern Munich
Logo Feyenoord - FEY Feyenoord
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Sông Lam Nghệ An vs Becamex Bình Dương
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vs Hải Phòng
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Quy Nhơn Bình Định vs Thép Xanh Nam Định
Logo Quy Nhơn Bình Định - BIN Quy Nhơn Bình Định
-
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
TP Hồ Chí Minh vs SHB Đà Nẵng
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Logo SHB Đà Nẵng - SDN SHB Đà Nẵng
-
Hà Nội vs Hoàng Anh Gia Lai
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Logo Hoàng Anh Gia Lai - HGL Hoàng Anh Gia Lai
-

U23 VN dự SEA Games 2003, giờ họ ở đâu? (Kỳ 4)

Trên sân Mỹ Đình năm 2003, ngoài những pha cản phá dũng mãnh của Huy Hoàng, cách chơi bóng thông minh của Thanh Phương, Quốc Vượng, hay sự tỏa sáng của Văn Quyến, người ta vẫn nhớ trong đội hình U23 Việt Nam ngày ấy còn có những cái tên khác như: Hữu Thắng, Phan Thanh Bình, Duy Hoàng, Như Thuật, Đức Tuấn, Hải Nam... Dù không phải những ngôi sao được giới truyền thông nhắc đến nhiều sau này, nhưng nhiều người trong số họ vẫn là một trong những “mắt xích” quan trọng dưới thời HLV Alfred Riedl.

Duy Hoàng: Dự bị thành số 1

Tấm HCB tại SEA Games 22 của đội tuyển U23 Việt Nam có đóng góp không hề nhỏ của trung vệ Duy Hoàng. Trước giải đấu đó, Duy Hoàng chỉ là lựa chọn thứ ba ở vị trí trung vệ của ĐT U23 Việt Nam sau Huy Hoàng và Như Thành. Tuy nhiên, ở giải giao hữu tiền SEA Games, tại JVC Cup, Thành “kếu” dính phải “nghi án” và bị treo giò. Nghiễm nhiên, thời điểm ấy Hoàng “Lục” trở thành người chơi bên cạnh Hoàng “Cẩn” ở SEA Games 22.

Mặc dù không thừa hưởng một hình thể quá lý tưởng dành cho một hậu vệ, nhưng sự máu lửa, cùng tư duy phán đoán tốt đã giúp Duy Hoàng tiến bộ không ngừng và nhanh chóng được thừa nhận. Sau 3 mùa bóng chơi cực hay ở CLB quê hương Nam Định, SEA Games 22 tại Việt Nam năm 2003 là một nấc thang quan trọng với Hoàng “Lục”. Bên cạnh một Huy Hoàng dũng mãnh, Duy Hoàng chơi bóng có phần uyển chuyển hơn và bọc lót tốt.

Sau thành công vang dội ở U23, một suất chính thức ở ĐTQG và tiếp đến là những chuỗi ngày thăng hoa với anh, tuy nhiên hình ảnh của một trung vệ tỉnh táo, quyết liệt với Duy Hoàng đã không kéo dài được. Lần cuối cùng Hoàng “Lục” được gọi lên tuyển, mùa hè năm 2006, sau đó bị trả về vì thể lực không đảm bảo. Cũng từ những thành công tại SEA Games 22, Hoàng “Lục” bỗng trở thành nhân vật hot trên thị trường chuyển nhượng. Còn nhớ thời điểm đó, ĐTLA đã suýt có được chữ ký của trung vệ này, nếu như mức giá 1,5 tỷ đồng được đội bóng chủ quản Nam Định hạ xuống chút đỉnh. Không cập được bến Long An, nhưng ít tháng sau Duy Hoàng lại bất ngờ trở thành người của Hoàng Anh Gia Lai.

Tại phố Núi, Hoàng “Lục” được kỳ vọng khá nhiều như tất cả những ngôi sao từng tới chơi bóng ở đội bóng của bầu Đức. Nhưng rốt cuộc, những kỳ vọng ấy đã không đem lại điều gì ngoài sự hụt hẫng, thất vọng như chính thành tích của HAGL kể từ sau cú đúp vô địch V-League trước đó. Cũng kể từ đó, Hoàng “Lục” đã dần đánh mất những phẩm chất vốn có của mình là sự vươn lên, cầu tiến và sự nhiệt huyết với nghề. Điều gì đến cũng đã phải đến, sau những “cuộc vui”, Duy Hoàng không đủ thể lực để chơi bóng đỉnh cao nữa.

Đoạn tuyệt với trái bóng, cầu thủ sinh năm 1981 này chuyển sang lĩnh vực kinh doanh. Bây giờ, Duy Hoàng đã trở thành ông chủ của một cửa hàng kinh doanh sắt thép xây dựng trên đường Khuất Duy Tiến (Thanh Xuân - Hà Nội) và 1 cửa hàng bán đồ thể thao.

Cũng tại hàng thủ của ĐT U23 năm đó còn có Đức Tuấn, Hải Nam, những chuyên gia dự bị. Hải Nam năm ấy không được HLV Riedl đánh giá cao, nhưng ông vẫn đồng ý giữ anh lại ĐT U23 Việt Nam dự SEA Games, nhưng cơ hội ra sân của anh không nhiều. Còn Đức Tuấn (vốn sắm vai tiền vệ trong đội hình U23 Việt Nam ở SEA Games 2003) đã đảm nhận vị trí hậu vệ trái bất đắc dĩ thay Văn Trương ở trận chung kết gặp Thái Lan và sự lựa chọn này của BHL về sau cũng đã bị “mổ xẻ” nhiều trong thất bại của thầy trò ông Riedl tối ngày 12/12/2003.

Kết thúc SEA Games 22, Đức Tuấn, Hải Nam vẫn duy trì được việc chơi bóng đỉnh cao, sắm vai trò chủ chốt trong màu áo CLB của họ, nhưng không còn là sự lựa chọn các thời HLV đội tuyển về sau này. Hiện tại, Đức Tuấn (con trai của trung vệ tên tuổi của đội Đường sắt Việt Nam một thời, Lê Khắc Chính) vẫn là một nhân tố quan trọng trong màu áo của CLB Thanh Hóa, trong khi đó, Hải Nam đang dài cổ...nghỉ ngơi vì đội bóng chủ quản CLB bóng đá Hà Nội giải tán vào cuối năm 2012.

Tiền vệ Hữu Thắng: Nhạc trưởng đích thực

Ở tuyến giữa của ĐT U23 Việt Nam năm 2003, đội trưởng Nguyễn Hữu Thắng luôn là lựa chọn hàng đầu của ông Riedl cho vị trí cặp tiền vệ trung tâm. Hữu Thắng cùng Quốc Vượng vào thời điểm ấy đã tạo nên cặp tiền vệ chơi khá ăn ý ở giữa sân để giúp U23 Việt Nam đủ sức chơi sòng phẳng với các tiền vệ tên tuổi của Thái Lan vào thời điểm đó. Cầm trịch tốt, phát động tấn công, chuyền bóng chính xác...Hữu Thắng và đồng đội đã góp phần tạo nên sự đa dạng trong lối đá của U23 Việt Nam. Sau SEA Games 22, anh vẫn tỏa sáng trong màu áo CLB, đặc biệt là các mùa giải 2007, 2008 mà B.Bình Dương vô địch V-League. Sau đó, do chấn thương, phong độ của Hữu Thắng xuống dốc và có giai đoạn anh phải chuyển tới CLB V.Ninh Bình. Hiện Hữu Thắng (đã 33 tuổi) được đăng ký thi đấu cho đội TDC.Bình Dương ở giải hạng Nhất quốc gia.

U23 VN dự SEA Games 2003, giờ họ ở đâu? (Kỳ 4) - 1

Phan Thanh Bình luôn là  tiền đạo số 1 dưới thời ông Riedl

Phan Thanh Bình: “Con cưng” của ông Riedl

Ở ĐT U23 Việt Nam dự SEA Games 2003, nếu hàng thủ tạo sự chắc chắn với bộ đội Hoàng “Cẩn”-Hoàng “Lục” thì trên hàng công hình ảnh cặp tiền đạo Văn Quyến-Thanh Bình đã in đậm trong dấu ấn của người hâm mộ. Nhưng cũng như Hoàng “Lục”, cựu tiền đạo của ĐT Việt Nam và U23 Phan Thanh Bình đã dần dần đánh mất chính bản thân mình. Tuy không xuất sắc như Văn Quyến, nhưng Thanh Bình được HLV Riedl tin tưởng và anh rất chịu khó “cày” để thể hiện mình.

CĐV Đồng Tháp luôn rất tự hào và ví von nếu SLNA từng có “thần đồng” Văn Quyến thì Đồng Tháp có “tiểu tướng” Phan Thanh Bình. SEA Games 22, không ai khác ngoài Bình và Quyến hợp thành “song sát” của U23 Việt Nam. Cho đến bây giờ, chưa ai quên trận bán kết “đau tim” với Malaysia trên sân Mỹ Đình. Khi tỷ số đang là 3-3, từ cú đá phạt góc của Văn Quyến, Thanh Bình bay người thực hiện pha đánh đầu ngoạn mục, đưa U23 Việt Nam vào chung kết. Dù sau đó chúng ta thất bại trước Thái Lan nhưng Bình vẫn được bầu là Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất của bóng đá Việt Nam năm 2003.

SEA Games 22, rồi 23, 24, Bình liên tục góp mặt, nhưng bấy nhiêu lần, anh cùng với U23 Việt Nam đều gục ngã trước ngưỡng cửa thiên đường. Ở cấp độ CLB, năm 2009, tiền đạo này có cho mình ngã rẽ mới khi chọn HAGL làm bến đậu. Tiếc thay, chỉ được nửa mùa anh đã phải khăn gói đến ĐTLA. Đã 3 năm chơi bóng cho Gạch, có lẽ người ta chỉ nhớ Thanh Bình vì anh có cô vợ đẹp và đứa con gái xinh xắn trên những trang báo mạng. Còn trên sân bóng, “thần đồng” ngày nào của bóng đá Đồng Tháp chỉ còn là cái bóng của chính mình. Bây giờ, ĐTLA đã trở lại V-League, đó cũng là cơ hội để Thanh Bình lấy lại thương hiệu của mình.

Lận đận Phan Như Thuật

Cũng được ví như những tài năng trẻ của bóng đá Việt Nam 10 năm trước, tiền vệ Phan Như Thuật vụt sáng từ Vòng chung kết U-16 châu Á năm 2000, khi ấy nhiều người đã đánh giá Như Thuật sẽ là “Hồng Sơn của tương lai”. Một năm sau, Thuật đã được HLV trưởng Dido gọi vào đội tuyển U-23 tham dự SEA Games 21. Trước SEA Games 22, Như Thuật chói sáng ở Cúp JVC và đóng góp công lớn trong việc giúp SLNA đăng quang, tiền vệ có lối chơi thông minh và những đường chuyền tài hoa nhưng có vóc dáng thư sinh này nghiễm nhiên có được một vị trí trong đội hình của HLV Alfred Riedl.

Những cũng kể từ thời điểm đó đến nay, tài năng của Như Thuật vẫn không lớn lên nổi. Lận đận không chỉ ở cấp độ đội tuyển mà cả ở CLB. Ghế dự bị vẫn là chỗ thường xuyên của Thuật ở SLNA và ở mùa bóng trước tiền vệ nhỏ con này đã quyết định chia tay đội bóng quê hương để chuyển sang thi đấu cho Bình Định ở sân chơi hạng Nhất.

Thế Anh: Từ thủ môn đến “ông chủ”

Ở đội hình U23 Việt Nam năm 2003, người hâm mộ nước nhà đã được chứng kiến tài năng của thủ thành Thế Anh. Sau SEA Games 22, Thế Anh chuyển từ SLNA về đầu quân cho B.Bình Dương và trở thành một trong những công thần của đội bóng đất Thủ Dầu Một với những chiến tích đáng nể như 2 chức vô địch V-League, lọt vào tận bán kết AFC Cup 2009... Anh đã có hơn sáu năm liên tiếp gắn bó với B.Bình Dương, nhưng sau khi chuyển tới Navibank.Sài Gòn được hơn 1 năm, cùng với việc đội bóng giải thể cựu thủ môn của SLNA có thể xem xét việc chính thức chia tay với bóng đá.

Trong lúc các đồng đội méo mặt vì thất nghiệp hoặc hậu giải nghệ thì hiện tại có thể nói Thế Anh vẫn khá ung dung về tài chính. Trong vai trò ông chủ của cụm sân cỏ nhân tạo mang tên mình trên mảnh đất hơn 1.000m2 tại Bình Dương và cụm sân cỏ nhân tạo ở thành phố Vinh quê hương, Thế Anh chẳng lo thiếu việc làm.

Trong 3 thủ môn của ĐT U23 Việt Nam tại SEA Games 22, giờ chỉ còn 2 gương mặt vẫn thi đấu là thủ môn Dương Hồng Sơn của Hà Nội.T&T và thủ thành người Nam Định Bùi Quang Huy hiện đang “gác đền” cho V.Ninh Nình.

* Mời các bạn đón đọc lúc 7h sáng 22/3/2013: U23 VN dự SEA Games 2003, giờ họ ở đâu? (Kỳ cuối)

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trúc An - Hiền Minh ([Tên nguồn])
Hậu trường bóng đá Việt Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN