U-23 Việt Nam và “vị thế”... kèo dưới
Dù là đội yếu nhất của bảng D VCK U-23 châu Á nhưng không phải trận nào U-23 Việt Nam cũng gồng mình lên mà đá.
Tại bảng D, U-23 Việt Nam là đội được đánh giá thấp nhất trước Hàn Quốc, Úc và Syria. Thành tích cao nhất của U-23 Việt Nam tại sân chơi châu Á là lần đầu góp mặt ở VCK hai năm về trước và toàn thua.
Nhưng U-23 VN bị đánh giá là kèo dưới thì càng dễ chơi, đá kiểu gì cũng được, mang “chiếc xe buýt” đặt trước cầu môn cũng chả sao.
Với U-23 Hàn Quốc, thầy trò Park Hang-seo cố gắng thua với tỉ số tích cực
Tám năm về trước khi tuyển Việt Nam thua đau Philippines 0-2 ngay tại Mỹ Đình ở vòng bảng AFF Cup 2010, HLV Calisto cáu tiết “đòi xử” luôn (đánh lộn) HLV Simon McMenemy của Philippines vì ông ấy đã bày quân ra chơi thứ bóng đá tiêu cực “đặt xe buýt” trước cầu môn rồi… rình rập “cắn” đối phương. Lần đó Việt Nam gây áp lực mạnh nhưng không thể xuyên thủng nổi mành lưới tuyển Philippines lại còn thua hai bàn.
HLV Calisto rất điên đầu nhưng vì sao ông phải say máu tấn công để phải lĩnh “hai nhát” từ các đòn hồi mã thương của Philippines.
Sau đó gặp U-23 Úc, U-23 Việt Nam có thể "chơi chiêu" để có điểm
Giải thích với báo chí sau trận đấu, HLV Calisto nói: “Những lần trước thì khác. Lần này (2010), Việt Nam đá AFF Cup với tư cách nhà đương kim vô địch (2008) nên Việt Nam không thể chơi thứ bóng đá phòng ngự, bê tông. Đã vậy lại đá trên sân nhà thì càng không thể cho phép chơi thứ bóng đá tiêu cực, thiếu cống hiến”.
Đó là phía Việt Nam với tư cách là chủ nhà và đương kim vô địch. HLV Simon McMenemy biết được điều đó và giăng ra “cái bẫy” rồi thầy trò HLV Calisto mắc ngay cái bẫy đó. Cũng cần nói thêm là rất may lần đó Việt Nam vẫn vào bán kết (và thua Malaysia sau đó vô địch).
... Và tương tự như thế khi đá trận cuối gặp U-23 Syria
Vị HLV Simon McMenemy rất “cáo” và cực kỳ quái, còn thầy trò HLV Calisto thì chỉ biết ngậm đắng khi rơi vào cái bẫy của đối phương. HLV McMenemy đã phân tích rất kỹ về đội tuyển Việt Nam để rồi giăng bẫy “bắt con mồi” ngay trên sân Mỹ Đình.
Ba trận vòng bảng của U-23 Việt Nam lần lượt gặp Hàn Quốc (11-1), Úc (14-1) và Syria (17-1). Các trận đối đầu này, U-23 Việt Nam đều nằm ở kèo dưới và dưới rất xa.
Vậy thầy trò HLV Park Hang-seo có giăng bẫy như Philippines đã làm được không?
Rất khó khi làm điều đó với U-23 Hàn Quốc. Bởi đẳng cấp của U-23 Hàn Quốc quá cao, họ là ứng viên vô địch, lại có nhiều tuyển thủ quốc gia.
Quan trọng là U-23 Việt Nam tự tin vào khả năng của mình
Nhưng U-23 Việt Nam có thể làm được điều đó khi đối đầu với U-23 Úc và U-23 Syria. U-23 Việt Nam yếu nhất bảng, thậm chí yếu nhất giải đã đành nhưng thành tích của U-23 Úc và U-23 Syria cũng phải quá cao như kiểu Nhật hay Hàn.
U-23 Úc và U-23 Syria cũng chỉ một lần duy nhất họ vượt qua được vòng bảng ở giải năm 2014 mà thôi. Còn năm 2016 thì cả hai đội này cùng bị loại ngay sau vòng bảng như U-23 Việt Nam.
Cầu thủ VN yếu sức, yếu chuyên môn, thể hình thì phải dùng “trí thông minh” để địch lại. Hai đối thủ U-23 Úc và U-23 Syria, Việt Nam hoàn toàn có thể “chơi chiêu” để tìm kết quả tích cực. Thay vì vào trận cứ bung sức hết để kiếm bàn thắng trước rồi sang hiệp hai cạn kiệt sức lực gãy đấu pháp, chiến thuật thì thầy trò HLV Park Hang-seo cần chơi “rình rập” để chờ thời cơ.
U23 Trung Quốc không mấy khó khăn để đè bẹp đối thủ Oman trên sân nhà.