U-23 Việt Nam phải làm quen mà thôi
Sân vận động quốc gia mới của Singapore (sân Kallang cũ) niềm tự hào mới của thể thao Singapore nói chung và bóng đá nói riêng đã gặp quá nhiều trắc trở lẫn sự chỉ trích của công chúng Singapore. Sân này là nơi diễn lễ khai mạc, bế mạc và từ vòng bán kết bóng đá SEA Games 28.
Trước thềm SEA Games 28, sân này đã quyết định trải cỏ nhân tạo thay vì cỏ tự nhiên Bermuda…rất xịn, giá rất cao. Hơn một năm qua cỏ chỉ Bermuda không thể phát triển được trên cái sân này…nói khác đi là không hiểu vì sao cỏ chỉ Bermuda không thể phát triển được mà cứ oái vàng rồi chết khô. Singapore đã mời nhiều chuyên gia cỏ chỉ sân bóng đá hàng đầu thế giới đến nghiên cứu và chỉ bảo nhưng đều lắc đầu ra về…
Các tuyển thủ Singapore thử chơi trên mặt sân cỏ nhân tạo mới.
Sân vận động mới của Singapore được xây dựng với giá một tỷ USD ngay trên nền sân cũ (sân Kallang- tiếng gầm của sư tử) có sức chứa 55 ngàn người. Ban quản lý sân thuê cả một đội ngũ chuyên gia châu Âu đến để quản lý lâu dài và khai thác hiệu quả, nhưng mọi chuyện không đơn giản. Sân được xây dựng với mục tiêu đa năng như bóng đá, bóng bầu dục, bóng chày, điền kinh… và thậm chí là nơi diễn ra những buổi đại hòa nhạc hoành tráng nhưng càng ngày càng thất vọng… về mặt cỏ.
Dự kiến là các trận đấu bán kết, chung kết và tranh hạng ba bóng đá SEA Games 28 diễn ra trên sân này. Cùng với đó là một số nội dung điền kinh như ném lao, tạ xích và bóng bầu dục diễn ra ngay trên mặt cỏ nhưng mặt cỏ chỉ trước đây không thể được nên những ngày này, đã cận kề SEA Games và nhất là lễ khai mạc nên cuối cùng Singapore đã quyết thay bằng mặt cỏ nhân tạo từ Úc nhập về, được xem là cỏ có chất lượng cực cao.
Các chuyên gia lắp sân cỏ nhân tạo đến từ Úc đang tất bật với công việc.
Theo như kế hoạch thì vòng bảng bóng đá SEA Games 28, bảng A diễn ra trên sân Jalan Besar (sân cỏ nhân tạo) còn bảng B, tức bảng có U-23 Việt Nam thi đấu trên sân Bishan là sân cỏ tự nhiên. Thế nhưng cuối cùng, theo đà này thì U-23 Việt Nam (nếu vào bán kết) thì phải vừa chơi sân cỏ tự nhiên (vòng bảng) và sân cỏ nhân tạo (vào bán kết và tranh hạng ba). Trong khi đó U-23 Việt Nam hoàn toàn chưa bao giờ thi đấu trên mặt sân cỏ nhân tạo ở các giải. Đây sẽ là một trở ngại cực lớn và có thể nói ảnh hưởng cực lớn lên lối chơi của U-23 Việt Nam.
Tưởng chừng như vòng bảng (bảng B) U-23 Việt Nam được chơi trên sân cỏ tự nhiên Bishan sẽ thuận lợi bởi nếu vào bán kết thì đến sân quốc gia Singapore tiếp tục được thi đấu sân cỏ chỉ nhưng mọi chuyện đã đổi chiều.
Cuối cùng các đội bảng A thi đấu vòng bảng trên sân cỏ nhân tạo Jalan Besar thì được lợi vì quen mặt sân cỏ nhân tạo nên vào bán kết đá tiếp sân cỏ nhân tạo sẽ không gặp trở ngại nào. Trong khi đó bảng B sẽ bất lợi. Và đặc biệt là cầu thủ U-23 Việt Nam chưa từnh thi đấu trên sân cỏ nhân tạo.
Ban huấn luyện U-23 Việt Nam cần tính toán và thích nghi mặt sân cỏ nhân tạo.