Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Monaco vs Brest
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo Brest - BRE Brest
-
PSG vs Toulouse
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Toulouse - TFC Toulouse
-
Hellas Verona vs Inter Milan
Logo Hellas Verona - VER Hellas Verona
-
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Milan vs Juventus
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Celta de Vigo vs Barcelona
Logo Celta de Vigo - CEL Celta de Vigo
-
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Como vs Fiorentina
Logo Como - COM Como
-
Logo Fiorentina - FIO Fiorentina
-
Napoli vs Roma
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Logo Roma - ROM Roma
-
Leganés vs Real Madrid
Logo Leganés - LEG Leganés
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-

Từ tiên phong Huỳnh Đức tới đột phá Quang Hải

Cầu thủ Việt xuất ngoại là một câu chuyện dài hai thập kỷ, luôn bắt đầu bằng sự kỳ vọng và kết thúc trong tiếng thở dài. Nhưng bây giờ, với bước đột phá mang tên Quang Hải, có thể một thời kỳ mới sẽ mở ra.

21 năm trước khi Quang Hải tới Pháp, Lê Huỳnh Đức là cầu thủ Việt Nam đầu tiên ra nước ngoài chơi bóng theo dạng cho mượn từ Công an TPHCM tới Chongqing Lifan (Trung Quốc).

Quang Hải bỏ lỡ cơ hội ghi bàn đầu tiên cho Pau FC sau cú ngả bàn đèn ngoạn mụcẢnh: Getty Images

Quang Hải bỏ lỡ cơ hội ghi bàn đầu tiên cho Pau FC sau cú ngả bàn đèn ngoạn mụcẢnh: Getty Images

Không có gì bí mật cả, đây là bản hợp đồng mang nặng tính thương mại. Huỳnh Đức biết sẽ không ở Trung Quốc lâu nên không mang theo vợ con, trong khi HLV Lee Jang-soo cùng các cầu thủ Chongqing Lifan không đánh giá cao tiền đạo người Việt.

Tuy nhiên nếu lục tìm các trang viết bằng tiếng Trung, nhiều người sẽ bất ngờ trước sự ngưỡng mộ mà các fan Trung Quốc dành cho “Xuande” (tức Huỳnh Đức, do ban đầu họ phiên âm nhầm). Một bài viết trên KkNews cho biết hàng ngàn người hâm mộ bất chấp nắng hè để tới xem các buổi tập của Chongqing Lifan, nơi Huỳnh Đức khiến các đồng đội thay đổi cách nhìn nhận bằng khả năng chạy chỗ và ghi bàn thính nhạy.

Sau những thành công với ĐTVN, giờ là lúc Quang Hải nâng tầm bản thân Ảnh: Getty Images

Sau những thành công với ĐTVN, giờ là lúc Quang Hải nâng tầm bản thân Ảnh: Getty Images

Sự phấn khích còn cao hơn nữa trong trận đấu với Shanghai Shenhua ngày 15/07/2001, Huỳnh Đức vào sân phút 79. Phút 88, anh nhận đường chuyền từ cánh phải và đưa bóng vào lưới, trở thành cầu thủ Việt Nam đầu tiên ghi bàn bên ngoài lãnh thổ (cấp độ CLB). Chỉ có điều pha lập công này không giúp Huỳnh Đức ra sân nhiều hơn. Như đã nói, HLV Lee Jang-soo không có kế hoạch dành cho bản hợp đồng thương mại. Sau nửa năm với 4 lần ra sân, tổng cộng 70 phút thi đấu và 1 bàn thắng, Huỳnh Đức rời Trung Quốc.

Sau Huỳnh Đức không ít cầu thủ Việt Nam ra nước ngoài thi đấu. Tuy nhiên thành công rất hạn chế. Đoàn Văn Hậu chỉ xuất hiện 4 phút trong 10 tháng ở SC Heerenveen (Hà Lan), Công Phượng ra sân 17 lần trong 3 lần xuất ngoại, chủ yếu từ ghế dự bị, không khá hơn nhiều Lương Xuân Trường (11 trận) hay Nguyễn Tuấn Anh (2).

Ở vị trí thủ môn, Đặng Văn Lâm có lợi thế hơn khi bắt chính 38 trận cho MuangThong (Thái Lan). Nhưng chuyển sang Nhật Bản khoác áo Cerezo Osaka, anh chỉ 5 lần đứng trong khung gỗ. Vì vậy Công Vinh vẫn đang là cầu thủ làm tốt nhất khi chơi bóng ở môi trường đỉnh cao. Anh có 11 lần ra sân cho Consadole Sapporo (Nhật Bản), ghi 2 bàn và kiến tạo 2.

Thật dễ dàng để nói các cầu thủ Việt thất bại ở nước ngoài vì vấn đề năng lực. Nhưng không hẳn. Chính truyền thông đất nước tỷ dân cũng thừa nhận Huỳnh Đức chung đẳng cấp với các cầu thủ bản địa và hoàn toàn có thể đáp ứng các yêu cầu ở giải VĐQG Trung Quốc. Trước khi ghi bàn vào lưới Shanghai Shenhua, anh đã nổ súng thường xuyên, đồng thời có nhiều pha kiến tạo ở các buổi tập của Chongqing Lifan.

Hay năm 2005, hậu vệ Lương Trung Tuấn đã có nửa mùa giải xuất sắc trong màu áo Cảng vụ Thái Lan, giúp đội bóng này cán đích ở vị trí thứ 4 Thai League. Rồi việc Consadole Sapporo sẵn sàng chi ra 240.000 USD để mua lại một năm hợp đồng của Công Vinh sau nửa năm mượn thành công là một ví dụ khác.

Quang Hải đang hòa nhập khá tốt ở Pau FC Ảnh: Getty Images

Quang Hải đang hòa nhập khá tốt ở Pau FC Ảnh: Getty Images

Có thể thấy việc ra nước ngoài thi đấu của cầu thủ Việt được dàn xếp bởi các CLB với nhau. Phần lớn nằm trong chương trình giao lưu và mang tính thương mại, hoặc bất đắc dĩ (như Lương Trung Tuấn sang Thái vì bị VFF treo giò). Chưa sang đến nơi nhiều người đã tính ngày về. Dù có thể tốt hơn nhưng họ ít nỗ lực, hoặc nỗ lực không đủ để thích nghi. Với tính chất hợp đồng, họ cũng không được HLV và đồng đội coi trọng.

Công Vinh từng kể trong tự truyện, rằng anh không thể hòa nhập khi tới Leixoes. Không nói thành thạo tiếng Anh, càng không biết tiếng Bồ Đào Nha, đồng thời từ chối hòa vào văn hóa đội bóng, tiền đạo người xứ Nghệ rơi vào cảnh bị cô lập, xong buổi tập lại lủi thủi trở về căn chung cư được CLB cấp, sau đó đếm từng ngày để được hồi hương.

Khi tận hưởng khoảng thời gian hạnh phúc tại Consadole Sapporo, lúc ấy Vinh lại ở tuổi xế chiều. Ngoài ràng buộc hợp đồng với Sông Lam Nghệ An anh cũng có quá nhiều mối bận tâm, chẳng hạn như gia đình, để không thể gắn bó lâu hơn.

Muốn xuất ngoại thành công, đầu tiên phải xuất phát từ nhu cầu của chính cầu thủ. Họ phải khao khát ra nước ngoài để thách thức các giới hạn và nâng tầm bản thân. Không phải ai cũng có thể bước ra khỏi vùng an toàn, chấp nhận từ bỏ ánh hào quang trong nước và dấn thân vào thử thách.

Quang Hải là một trong số ít dám làm và tự định hướng sự nghiệp. Tới Pháp theo đường “chính ngạch”, anh giải phóng mình khỏi ràng buộc với CLB, sau đó chọn một đội bóng phù hợp ở một giải đấu phù hợp, giới thiệu mình và bắt đầu từ con số 0. Trong ngày ra mắt Pau FC, Hải nhấn mạnh xuất ngoại “không ngoài mục đích nào khác ngoài việc hoàn thiện bản thân và phát triển sự nghiệp”.

Với động lực tự thân, Quang Hải dĩ nhiên nhận thức được tầm quan trọng của sự thích nghi. Anh lao vào học tiếng Pháp bằng nhiều cách, thông qua từ điển, internet, người phiên dịch hay gia sư. Cầu thủ 25 tuổi cũng theo đuổi chế độ dinh dưỡng lành mạnh từ trước đó, bên cạnh nỗ lực không mệt mỏi trên sân tập, luôn đến sớm và trong nhóm cuối cùng rời đi. Đó là lý do Chủ tịch Pau FC, Bernard Laporte-Fray, người có thể quan sát sân tập từ cửa sổ văn phòng, ca ngợi tân binh người Việt “là chiến binh mẫu mực”.

Tất cả tạo nên khởi đầu khá tốt cho Quang Hải. Anh có những bước chạy đầu tiên trên sân cỏ nước Pháp với phong thái tự tin, đồng thời phát huy được những phẩm chất tốt nhất của mình, bao gồm khả năng chạy chỗ và khám phá không gian. Cầu thủ 25 tuổi cũng nhận được sự tin tưởng từ các đồng đội và đang trở thành một phần của đội bóng.

Nhưng HLV Didier Tholot còn kỳ vọng lớn hơn thế. Ông muốn Quang Hải phải là một phần quan trọng, thậm chí không thể thiếu. Với những gì đã thể hiện, thêm thời gian để hiểu đồng đội cũng như điều chỉnh một chút phong cách thi đấu, Hải hoàn toàn có thể làm được điều đó.

Trong cuộc phỏng vấn riêng với báo Tiền Phong, Quang Hải chia sẻ “rất hạnh phúc với cuộc sống ở Pau”. Anh đang tận hưởng cuộc hành trình, chứ không phải chịu đựng và đếm ngày để trở về. Một thời kỳ trăn trở xuất ngoại đã qua.

Không phải người tiên phong, nhưng Quang Hải khai mở một con đường khác để tiến ra thế giới. Với cảm hứng từ Quang Hải, chúng ta hy vọng chào đón một thế hệ dám ước mơ, sẵn sàng bước qua giới hạn. Khi các cầu thủ tự ý thức được việc nâng tầm bản thân, đồng nghĩa bóng đá Việt sẽ được nâng tầm. Và chúng ta cũng tới gần hơn giấc mơ World Cup.

Nguồn: [Link nguồn]

Nguyễn Thành Long Giang: Thần đồng sa ngã và giấc mơ hoàn lương

Nguyễn Thành Long Giang từng được xem như thần đồng bóng đá hiếm hoi mà bóng đá Tiền Giang từng tự hào. Nhưng biến cố về tiêu cực đã khiến Long Giang vướng vào vòng lao lý....

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Hải ([Tên nguồn])
Nguyễn Quang Hải Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN