“Trung tâm đào tạo VFF không có khuất tất”
Xoay quanh những vấn đề liên quan đến mục tiêu, cách thức hoạt động của Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ VFF, Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ đã khẳng định mọi thứ đều làm theo định hướng và chỉ đạo của Nhà nước và Tổng cục TDTT.
Những ngày qua, dư luận đã xôn xao trước một số thông tin liên quan đến Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ VFF, hình thức hoạt động, cơ sở vật chất và một số điều liên quan đến Trung tâm này được cho là đi lệch với tiêu chí ban đầu. Để rộng đường dư luận, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn trực tiếp Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ.
* Ra đời vào năm 2007 với số tiền đầu tư ban đầu gần 140 tỷ đồng (80-85% từ ngân sách Nhà nước, còn lại từ nguồn tài chính do FIFA hỗ trợ), từ khoảng thời gian đó đến nay, ông có thể cho biết mục đích hoạt động của Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ VFF là gì thưa ông?.
Trong khoảng thời gian đó đến nay Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ VFF mới chỉ trong giai đoạn hoàn thiện, nên tại đây chỉ phục vục việc tập huấn các đội tuyển trước khi lên đường làm nhiệm vụ. Cách đây 6 tháng, chúng tôi có một khoản kinh phí để phục vụ cho việc đào tạo cho bóng đá nữ và nam chuẩn bị cho kỳ Asiad Hà Nội 2019.
Tuy nhiên, chúng tôi đã đầu tư mạnh cho bóng đá nữ. Ở Trung tâm chúng tôi có ĐTQG và đội dự tuyển quốc gia (đa phần là các cầu thủ trẻ lứa U19, nên đã được gọi là ĐT U19 nữ quốc gia).
Cùng thời điểm này đang tập trung và đào tạo tại Trung tâm có còn đội U16 nam. Lứa cầu thủ này luyện tập tại đây với mục đích chuẩn bị cho Asiad Hà Nội 2019.
Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ VFF được đặt tại trụ sở VFF tại Mỹ Đình (Hà Nội)
* Như vậy, Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ VFF được thành lập nhưng không phải phục vụ công tác đào tạo trẻ?
Đầu tiên phải nói rằng, chúng ta không nên so sánh với Học viện bóng đá HAGL-Arsenal JMG, ở đây cần phải hiểu mô hình của chúng tôi sẽ tương đương với các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ như Viettel, Nam Định, Thanh Hóa, SHB.Đà Nẵng…., hay SLNA. Vậy nên, để chia sẻ trách nhiệm của VFF với các CLB đang có trách nhiệm đào tạo lứa cầu thủ U16 chuẩn bị cho Asiad Hà Nội 2019. Theo tìm hiểu, hiện tại ở các địa phương đang rất thiếu kinh phí, nên Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ VFF ngoài nhiệm vụ tập huấn cho các đội tuyển trẻ trước khi lên đường làm nhiệm vụ, thì theo sự chỉ đạo của Tổng cục TDTT, VFF được phép thành lập đào tạo lứa cầu thủ U16 với mục tiêu hỗ trợ các CLB để chuẩn bị cho Asiad Hà Nội 2019.
Trước mắt, từ nay cho đến Asiad Hà Nội 2019 chúng tôi chỉ tập trung đào tạo lứa U16 nam và U19 nữ, chứ không tuyển chọn thêm các lứa kế cận. Sau khi hoàn thành cơ sở vật chất cũng như chuyên môn, VFF sẽ tính tới những việc đào tạo các lứa trẻ tiếp theo.
* Tuy nhiên, hiện rất nhiều trung tâm đào tạo bóng đá trẻ trong nước đã và đang quay lưng với việc cung ứng nguồn nhân lực cho VFF. Họ cho rằng Trung tâm đào tạo trẻ VFF không đủ điều kiện về chuyên môn, sinh hoạt và học tập, nên không thể làm theo kiểu giao quân cho một đơn vị chưa tạo được uy tín?.
Mục tiêu của chúng tôi không phải mở những buổi tuyển chọn từ các lứa tuổi trẻ U10 đến U15, Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ VFF sẽ lấy cầu thủ từ 16 tuổi đã được đào tạo bài bản tại các CLB và có một cam kết giữa hai bên để cùng đào tạo. Đây được hiểu như việc chia sẻ trách nhiệm với các CLB. Mặt khác VFF không đào tạo lứa cầu thủ này để lấy thành tích cho riêng mình. Mỗi giải đấu trẻ hay các giải đấu khác, chúng tôi sẽ trả người về CLB để họ thi đấu trong màu cờ sắc áo của địa phương đó.
Cũng có ý kiến cho rằng, CLB sẽ không đưa người tốt lên cho VFF đào tạo. Về điểm này, tôi cũng chia sẻ và hiểu rằng tâm lý của người Việt Nam thường cẩn thận. Quan điểm của chúng tôi, không nhất thiết phải đưa về VFF những cầu thủ tốt nhất, ai có điều kiện thì đưa lên. Trước mắt tôi không khẳng định Trung tâm của VFF sẽ tốt nhất, nhưng ít nhất có phải có đầy đủ những thứ mà tại CLB có, như điều kiện ăn ở, học tập văn hóa.
Hiện tại U16 nam đang được đào tạo ở VFF có 30 người. Từ nay đến năm 2019, mỗi năm công tác sàng lọc nghiêm ngặt sẽ được thực hiện, nếu không đạt yêu cầu về chuyên môn và văn hóa sẽ bị trả về CLB