Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Monaco vs Brest
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo Brest - BRE Brest
-
Bayern Munich vs Augsburg
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Augsburg - FCA Augsburg
-
PSG vs Toulouse
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Toulouse - TFC Toulouse
-
Leicester City vs Chelsea
Logo Leicester City - LEI Leicester City
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Hellas Verona vs Inter Milan
Logo Hellas Verona - VER Hellas Verona
-
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Hoffenheim vs RB Leipzig
Logo Hoffenheim - TSG Hoffenheim
-
Logo RB Leipzig - RBL RB Leipzig
-
Borussia Dortmund vs Freiburg
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo Freiburg - SCF Freiburg
-
Bayer Leverkusen vs Heidenheim
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Logo Heidenheim - HDH Heidenheim
-
Fulham vs Wolverhampton Wanderers
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Everton vs Brentford
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Aston Villa vs Crystal Palace
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Arsenal vs Nottingham Forest
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
AFC Bournemouth vs Brighton & Hove Albion
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Atlético Madrid vs Deportivo Alavés
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Logo Deportivo Alavés - ALA Deportivo Alavés
-
Milan vs Juventus
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Manchester City vs Tottenham Hotspur
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Reims vs Olympique Lyonnais
Logo Reims - SR Reims
-
Logo Olympique Lyonnais - OL Olympique Lyonnais
-
Celta de Vigo vs Barcelona
Logo Celta de Vigo - CEL Celta de Vigo
-
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Southampton vs Liverpool
Logo Southampton - SOU Southampton
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Como vs Fiorentina
Logo Como - COM Como
-
Logo Fiorentina - FIO Fiorentina
-
Ipswich Town vs Manchester United
Logo Ipswich Town - IPS Ipswich Town
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Borussia M'gladbach vs St. Pauli
Logo Borussia M'gladbach - BMG Borussia M'gladbach
-
Logo St. Pauli - STP St. Pauli
-
Napoli vs Roma
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Logo Roma - ROM Roma
-
Leganés vs Real Madrid
Logo Leganés - LEG Leganés
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Lazio vs Bologna
Logo Lazio - LAZ Lazio
-
Logo Bologna - BOL Bologna
-
Nice vs Strasbourg
Logo Nice - NIC Nice
-
Logo Strasbourg - STR Strasbourg
-
Athletic Club vs Real Sociedad
Logo Athletic Club - ATH Athletic Club
-
Logo Real Sociedad - RSO Real Sociedad
-
Venezia vs Lecce
Logo Venezia - VEN Venezia
-
Logo Lecce - LEC Lecce
-
Newcastle United vs West Ham United
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Sparta Praha vs Atlético Madrid
Logo Sparta Praha - ACS Sparta Praha
-
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Slovan Bratislava vs Milan
Logo Slovan Bratislava - SLO Slovan Bratislava
-
Logo Milan - MIL Milan
-
Sporting CP vs Arsenal
Logo Sporting CP - SCP Sporting CP
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Manchester City vs Feyenoord
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Feyenoord - FEY Feyenoord
-
Inter Milan vs RB Leipzig
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Logo RB Leipzig - RBL RB Leipzig
-
Bayern Munich vs PSG
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Bayer Leverkusen vs Salzburg
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Logo Salzburg - RBS Salzburg
-
Barcelona vs Brest
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Logo Brest - BRE Brest
-
Monaco vs Benfica
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo Benfica - SLB Benfica
-
Liverpool vs Real Madrid
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Dinamo Zagreb vs Borussia Dortmund
Logo Dinamo Zagreb - DIN Dinamo Zagreb
-
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Aston Villa vs Juventus
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Anderlecht vs Porto
Logo Anderlecht - AND Anderlecht
-
Logo Porto - POR Porto
-
Lazio vs Ludogorets
Logo Lazio - LAZ Lazio
-
Logo Ludogorets - LUD Ludogorets
-
Athletic Club vs Elfsborg
Logo Athletic Club - ATH Athletic Club
-
Logo Elfsborg - ELF Elfsborg
-
Tottenham Hotspur vs Roma
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Roma - ROM Roma
-
Real Sociedad vs Ajax
Logo Real Sociedad - RSO Real Sociedad
-
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Manchester United vs Bodø / Glimt
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Bodø / Glimt - BOD Bodø / Glimt
-

Tranh cãi việc xây dựng chiến thuật tại tuyển Việt Nam

Việc đội tuyển U22 Việt Nam chơi theo sơ đồ 4-5-1 thay vì 3-5-2 giống U23 Việt Nam và đội tuyển quốc gia VN đang tạo ra những luồng dư luận...

Trông người, nghĩ đến ta

Tại giải U22 Đông Nam Á 2019 diễn ra tại Campuchia, đội tuyển U22 Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Nguyễn Quốc Tuấn sử dụng sơ đồ chiến thuật 4-5-1. Điều này khiến giới mộ điệu đặt ra một câu hỏi: Tại sao U22 Việt Nam không chơi 3-5-2, sơ đồ chiến thuật HLV Park Hang-seo áp dụng rất thành công ở đội tuyển U23 Việt Nam và đội tuyển quốc gia Việt Nam? Xung quanh câu hỏi vừa nêu xuất hiện những ý kiến trái chiều.

Tranh cãi việc xây dựng chiến thuật tại tuyển Việt Nam - 1

Tuyển U22 Việt Nam (áo đậm màu) tại giải U22 Đông Nam Á 2019 - Ảnh: N.Đ

Một bộ phận dư luận cho rằng, việc sử dụng sơ đồ chiến thuật phụ thuộc vào triết lý của HLV trưởng cũng như lực lượng trong tay HLV. Ở chiều ngược lại, một bộ phận cho rằng, các lứa đội tuyển cần sự nhất quán trong cách bố trí nhân sự lẫn lối chơi. Mục đích nhằm tạo ra sự nhuần nhuyễn về tư duy chiến thuật cho tuyển thủ ở các lứa. Về lâu dài, cách làm này giúp đội tuyển quốc gia hưởng lợi bởi sự bổ sung ở các lứa tuyển trẻ đều dễ dàng hòa nhập vào lối chơi, cách vận hành chiến thuật được định sẵn.

Vậy, bóng đá thế giới ứng xử với vấn đề này ra sao? Đại đa số những nền bóng đá phát triển đều thống nhất một sơ đồ chiến thuật, một lối chơi cho các lứa đội tuyển theo định hướng của đội tuyển quốc gia. Đội tuyển Anh từ thời HLV Gareth Southgate luôn đá 4-3-3 và tuyển U21 Anh cũng chơi 4-3-3 (bóng đá Anh không có tuyển U23 bởi Vương quốc Anh thành lập tuyển U23 Vương quốc Anh). Tương tự, đội tuyển Brasil, U23 Brasil, U21 Brasil đều chơi 4-3-3. Với bóng đá Pháp, các lứa đội tuyển chọn sơ đồ chiến thuật 4-2-3-1.

Tại khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là quốc gia tiên phong trong việc xây dựng lối chơi thống nhất cho các đội tuyển bóng đá. Nhiều năm trở lại đây, người Thái xây dựng lối chơi theo sơ đồ 3-4-3, biến thể thành 3-4-1-2 hoặc 3-4-2-1 nhưng về cơ bản không thay đổi cách vận hành. Quay trở lại với bóng đá Việt Nam, ngay khi bắt đầu sang mảnh đất hình chữ S làm việc, HLV Park Hang-seo đã nhận định, 3-5-2 là sơ đồ chiến thuật phù hợp nhất.

“Thể hình, thể lực của cầu thủ Việt Nam còn hạn chế. Nếu chơi 4-5-2 thì thường trực trước khung thành chỉ có 2 hậu vệ. Chơi 3-5-2 đồng nghĩa chúng ta luôn có 3 hậu vệ án ngự trong khu cấm địa. Khi cần, hai cầu thủ đá cánh cũng đóng vai trò như hai hậu vệ biên tạo thành bức tường phòng ngự 5 người. Trong trường hợp cần tăng cường sức tấn công, hai cánh sẽ liên tục dâng cao hợp với bộ đôi tiền đạo hợp thành 4 mũi giáp công liên tục”, HLV Park Hang-seo chia sẻ với Báo Giao thông.

Nhà cầm quân người Hàn Quốc đã chứng minh những điều ông nói hoàn toàn có cơ sở. Từ đội tuyển U23 Việt Nam tới đội tuyển quốc gia Việt Nam, sơ đồ 3-5-2 đều giúp chúng ta chơi thành công. Khả năng phòng ngự của hai đội tuyển được thiện rõ rệt, kể cả khi đối đầu với những đối thủ mạnh. Tuy HLV Park Hang-seo gây ấn tượng với sơ đồ 3-5-2 nhưng đội tuyển U19 Việt Nam trong năm 2018 vẫn đá 4-5-1. Mới nhất, như vừa nêu ở đầu bài viết, U22 Việt Nam cũng chọn 4-5-1 thay vì 3-5-2.

Nên nhớ, U19 và đặc biệt U22 là lớp kế cận gần nhất, nguồn bổ sung nhân sự trực tiếp cho U23 cũng như đội tuyển quốc gia Việt Nam. Trong khi đó, mỗi sơ đồ chiến thuật khác nhau lại đòi hỏi cách vận hành khác nhau. Nếu cứ duy trì thực trạng hiện tại, cầu thủ U22 khi lên bổ sung cho U23, đội tuyển quốc gia chắc chắn cần thời gian nhất định để thích nghi.

Cần thêm thời gian

Chia sẻ quan điểm về vấn đề có nên hay không định hướng các lứa đội tuyển theo cùng một khuôn mẫu, nhà báo Dương Thanh Liêm (Báo Lao động) nói: “Việc học theo được các nền bóng đá phát triển, đi trước chúng ta hàng trăm năm như: Pháp, Anh, Brasil… là rất tốt nhưng điều kiện của Việt Nam khác. Bóng đá của họ giống như một ngành công nghiệp, cả hệ thống phát triển rộng khắp, toàn diện, lực lượng cầu thủ chất lượng cao cực kỳ dồi dào nên họ chỉ cần định hướng tốt là cứ thế đi lên.

Trong khi đó, bóng đá Việt Nam mới đang rậm rịch đi lên, tuy có vài thành tích tốt nhưng về cơ bản còn yếu và thiếu nhiều thứ, nhất là lực lượng cầu thủ tốt. Chính bởi vậy nên trong lịch sử các lứa đội tuyển Việt Nam thường phải liệu cơm gắp mắm, lựa chọn chiến thuật nhân sự sao cho phù hợp với con người hiện hữu.

Ông Park thành công với 3-5-2 vì có nhân sự đủ đáp ứng yêu cầu chiến thuật nhưng U22 Việt Nam thì đa phần gồm cầu thủ trẻ, nhiều cái tên chưa được kiểm chứng nên nếu chơi như đội tuyển quốc gia chưa chắc đã phát huy hiệu quả”.

Đồng tình với ý kiến của nhà báo Dương Thanh Liêm, chuyên gia Lê Thế Thọ cho hay: “Chọn lối chơi, sơ đồ chiến thuật phụ thuộc vào nguồn cầu thủ trong tay HLV trưởng. Tôi nói đơn giản, nếu cắm duy nhất một trung phong thì cầu thủ này phải có khả năng tự xoay xở, tác chiến độc lập.

Nếu không có cầu thủ nào đáp ứng được yêu cầu, HLV phải xoay theo sơ đồ khác. Ở đội tuyển Việt Nam và U23 Việt Nam, sở dĩ đá được 3-5-2 là bởi chúng ta có bộ đôi cầu thủ chạy cánh xuất sắc còn U22 thì không”.

Nói là vậy nhưng chuyên gia Lê Thế Thọ và nhà báo Dương Thanh Liêm đều khẳng định, trong tương lai, việc xây dựng một lối chơi, sơ đồ thống nhất cho tất cả các lứa đội tuyển là điều cần thiết. “Theo tôi việc này không thể thực hiện trong ngày một, ngày hai mà cần một thời gian nhất định, với điều kiện HLV Park Hang-seo phải làm việc lâu dài tại Việt Nam: “Thực ra, HLV Park Hang-seo cũng mới chỉ đang đi những bước đầu với bóng đá Việt Nam. Sau một vài năm nữa, đội tuyển U23 hay đội tuyển quốc gia đi vào chu kỳ ổn định, ông Park và những nhà làm chuyên môn cần ngồi lại để hoạch định chiến lược cụ thể”.

Trong khi đó, chuyên gia Lê Thế Thọ lại nhấn mạnh vai trò quản lý, định hướng của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF): “Hiện nay, VFF giao các đội tuyển cho HLV đều theo kiểu cuốn chiếu. Tức là HLV muốn chơi ra sao, sơ đồ nào không ai quản. May mắn thì thành công còn không may thì thất bại. Nếu muốn các đội tuyển từ trẻ tới lớn có sự thống nhất trong sơ đồ chiến thuật hay rộng hơn là lối chơi, VFF phải thể hiện được vai trò định hướng. Cụ thể, khi nhận thấy triết lý của HLV Park Hang-seo tối ưu thì cần phải có sự đánh giá toàn diện, áp dụng đồng bộ”.

Về phía VFF, Phó chủ tịch phụ trách chuyên môn Trần Quốc Tuấn chia sẻ: “Các đội tuyển hiện tại đều được trẻ hóa, hướng tới mục tiêu lâu dài. Như tuyển U22 lần này đa phần cầu thủ mới 19-20 tuổi. Ở độ tuổi này, việc quan trọng nhất là giúp các em ổn định tâm lý, bước đầu định hình chuyên môn. Từ tổng thể đó sẽ dẫn tới việc bố trí con người, chiến thuật sao cho phù hợp ở từng giải đấu. Khi đã vững vàng thì các em sẽ dễ dàng thích nghi với những yêu cầu chiến thuật khác nhau”.

U22 Campuchia - U22 Myanmar: Chiến thắng ngỡ ngàng đoạt vé bán kết

U22 Campuchia tiếp tục gây nên bất ngờ ở lượt trận thứ 2 vòng bảng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Gia Hưng ([Tên nguồn])
Đội tuyển Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN