Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Quảng Nam vs Sông Lam Nghệ An
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vs Hoàng Anh Gia Lai
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Logo Hoàng Anh Gia Lai - HGL Hoàng Anh Gia Lai
-
Indonesia vs Nhật Bản
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Logo Nhật Bản - JPN Nhật Bản
-
Thể Công - Viettel vs Đông Á Thanh Hóa
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Nga vs Brunei
Logo Nga - RUS Nga
-
Logo Brunei - BRU Brunei
-
Thép Xanh Nam Định vs SHB Đà Nẵng
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Logo SHB Đà Nẵng - SDN SHB Đà Nẵng
-
TP Hồ Chí Minh vs Công An Hà Nội
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
Thái Lan vs Lào
Logo Thái Lan - THA Thái Lan
-
Logo Lào - LAO Lào
-
Ấn Độ vs Malaysia
Logo Ấn Độ - IND Ấn Độ
-
Logo Malaysia - MAS Malaysia
-
Quảng Nam vs Hà Nội
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Sông Lam Nghệ An vs Thể Công - Viettel
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Indonesia vs Saudi Arabia
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Logo Saudi Arabia - KSA Saudi Arabia
-
Trung Quốc vs Nhật Bản
Logo Trung Quốc - CHN Trung Quốc
-
Logo Nhật Bản - JPN Nhật Bản
-
Triều Tiên vs Uzbekistan
Logo Triều Tiên - PRK Triều Tiên
-
Logo Uzbekistan - UZB Uzbekistan
-
Hải Phòng vs Hoàng Anh Gia Lai
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Logo Hoàng Anh Gia Lai - HGL Hoàng Anh Gia Lai
-
Palestine vs Hàn Quốc
Logo Palestine - PLE Palestine
-
Logo Hàn Quốc - KOR Hàn Quốc
-
Kyrgyzstan vs Iran
Logo Kyrgyzstan - KGZ Kyrgyzstan
-
Logo Iran - IRN Iran
-
Oman vs Iraq
Logo Oman - OMA Oman
-
Logo Iraq - IRQ Iraq
-
UAE vs Qatar
Logo UAE - UAE UAE
-
Logo Qatar - QAT Qatar
-
Nga vs Syria
Logo Nga - RUS Nga
-
Logo Syria - SYR Syria
-
Bahrain vs Australia
Logo Bahrain - BHR Bahrain
-
Logo Australia - AUS Australia
-
Kuwait vs Jordan
Logo Kuwait - KUW Kuwait
-
Logo Jordan - JOR Jordan
-
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vs TP Hồ Chí Minh
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Đông Á Thanh Hóa vs SHB Đà Nẵng
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Logo SHB Đà Nẵng - SDN SHB Đà Nẵng
-
Becamex Bình Dương vs Thép Xanh Nam Định
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Công An Hà Nội vs Quy Nhơn Bình Định
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
Logo Quy Nhơn Bình Định - BIN Quy Nhơn Bình Định
-
Monaco vs Brest
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo Brest - BRE Brest
-
PSG vs Toulouse
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Toulouse - TFC Toulouse
-
Hellas Verona vs Inter Milan
Logo Hellas Verona - VER Hellas Verona
-
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Milan vs Juventus
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Celta de Vigo vs Barcelona
Logo Celta de Vigo - CEL Celta de Vigo
-
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Como vs Fiorentina
Logo Como - COM Como
-
Logo Fiorentina - FIO Fiorentina
-
Napoli vs Roma
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Logo Roma - ROM Roma
-
Leganés vs Real Madrid
Logo Leganés - LEG Leganés
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-

Tiền của V.League 'chảy' đi đâu?

Số tiền nhiều đội bóng ở V.League và hạng Nhất chi trong mỗi mùa giải vừa qua, có lúc được báo cáo lên tới cả trăm tỷ đồng. Kinh phí hoạt động của các CLB chỉ giảm xuống khoảng 2 năm trở lại đây.

Những đội bóng trước đây nổi tiếng chịu chi phải kể đến HA.GL, Hà Nội T&T, B.Bình Dương, The Vissai Ninh Bình hay Hải Phòng… Nhắc lại chuyện này bởi mới đây có chuyện CLB Cao Su Đồng Tháp định rút khỏi V.League do thiếu tiền. Số tiền 35 tỷ đồng theo quy định của Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) cùng hơn chục tỷ đồng nợ đọng cũ được thông báo là vượt quá khả năng của một địa phương nghèo như Đồng Tháp.

Về vấn đề này khi trao đổi với Tiền Phong, một chuyên gia bóng đá nhiều kinh nghiệm ở V.League cho rằng, để một CLB tham dự V.League, chi phí không quá tốn kém như trên. Thực tế, khoản chi lớn nhất các CLB phải gánh là lương, chiếm khoảng 40% ngân sách hằng năm.

TGĐ VPF Phạm Ngọc Viễn từng tiết lộ, có nhiều đội bóng ở V.League mùa giải vừa qua vẫn “sống” được chỉ với khoảng hơn 20 tỷ đồng. Con số này thấp hơn nhiều so với quy định tài chính VPF đặt ra. Nếu không phải đầu tư cho công tác đào tạo trẻ, chi phí các CLB phải bỏ ra thậm chí có thể thấp hơn.

Có nhiều lý do dẫn đến việc V.League trong nhiều năm “ngốn” cả trăm tỷ đồng của các ông chủ. Tuy nhiên, một nguyên nhân phổ biến được nhiều người biết, là việc chi phí chuyển nhượng cầu thủ một thời gian dài bị đẩy lên quá cao. Những bản hợp đồng trên dưới chục tỷ đã có lúc không còn khiến dư luận sốc như trước.

Một số bản hợp đồng đình đám từng được nhắc đến như trung vệ Phước Tứ được cho là đã nhận 12 tỷ đồng khi chuyển từ Thanh Hóa về Sài Gòn Xuân Thành. Tiền đạo Việt Thắng khi đầu quân cho The Vissai Ninh Bình hồi năm 2010 cũng được tin đã “đút túi” 9 tỷ đồng tiền “lót tay”. Đội bóng của ông bầu Hoàng Mạnh Trường nổi tiếng là trung tâm chuyển nhượng cầu thủ ở V.League khi từng chi ra gần chục tỷ để chiêu mộ trung vệ Vũ Như Thành của Bình Dương.

Giá trị các cầu thủ nói trên có cao ngất ngưởng như đống tiền các ông bầu đổ ra để đưa họ về như trên không?

Tiền của V.League 'chảy' đi đâu? - 1

Trung vệ Vũ Như Thành (phải) về Ninh Bình năm 2010 với mức phí lót tay được cho là gần chục tỷ đồng, nhưng không ai biết cầu thủ này có thực sự nhận đủ số tiền trên hay không. Ảnh: VSI

Một cầu thủ “số má” ở V.League chia sẻ, trên thực tế với những bản hợp đồng tiền tỷ, số tiền các cầu thủ được nhận có lúc chỉ một nửa, thậm chí thấp hơn. Một quy định ngầm nhưng phổ biến trong làng bóng những năm trước là để được ký những bản hợp đồng trên, cầu thủ phải chấp nhận cắt “phế” cho rất nhiều đối tượng trung gian. Ở đây có thể là HLV, GĐĐH của đội bóng chuyển đến, chưa kể tiền “cò”. Cầu thủ nội cũng như ngoại đều buộc phải chấp nhận quy định “bất thành văn” này.

Thế nên mới có chuyện, dư luận từng “mắt tròn mắt dẹt” khi một cựu trung vệ có tiếng của đội tuyển Việt Nam khi chuyển tới thi đấu cho một CLB phía bắc được thông báo là nhận tiền “lót tay” tới 3,5 tỷ đồng, dù phong độ đã rất sa sút. Tâm sự với đồng nghiệp sau này, trung vệ trên từng cho biết chỉ nhận được một phần trong số tiền công bố nói trên.

Nhắc lại những chuyện này bởi nhân chuyện Cao Su Đồng Tháp vừa qua, một HLV có tiếng ở V.League nói rằng, đến khi nào các CLB chấm dứt được chuyện chi tiền “lót tay” để lôi kéo cầu thủ của đội bóng khác thì chi phí làm bóng đá sẽ vẫn còn tốn kém.

V.League cũng sẽ vẫn là mảnh đất màu mỡ để nhiều đối tượng trục lợi từ bóng đá làm giàu. “Về lâu dài, tự các CLB làm hại chính mình bởi một đội bóng làm chuyện xấu, các đội khác cũng buộc phải đua theo” - vị HLV trên nói.

Những đội bóng như Cao Su Đồng Tháp trên thực tế nếu khéo “co”, thì khoản tiền dành cho bóng đá không đến nỗi “ngốn” hàng chục tỷ đồng ngân sách địa phương và tiền tài trợ của doanh nghiệp.

Để một địa phương có truyền thống, người hâm mộ yêu bóng đá như Đồng Tháp phải rút khỏi V.League thực sự là một câu chuyện đáng tiếc.

Một trường hợp “bạo chi” từng được đề cập đến nhiều là CLB hạng Nhất XSKT Lâm Đồng. Sau khi giành quyền thăng hạng Nhất năm 2011, Lâm Đồng đã chi 50 tỷ đồng để “thay máu” gần như toàn bộ lực lượng với mục tiêu “hóa rồng”, nhưng chỉ được một mùa thì nhận quyết định giải thể.

Có nhiều luồng thông tin về vụ việc khiến gần 30 cầu thủ thất nghiệp này. Và đến ngày 29/10 vừa qua, khi cơ quan điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng khởi tố và bắt giam ông Thái Khắc Ngọ, Giám đốc công ty XSKT Lâm Đồng, nguyên Chủ tịch CLB và GĐĐH Trần Kim Nghĩa vì có hành vi làm trái, gây hậu quả nghiêm trọng thì vấn đề trên lại tiếp tục được đưa ra bàn tán.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo H.P (Tiền phong)
V-League 2024-25: Cuộc đua nóng bỏng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN