Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Young Boys vs Crvena zvezda
Logo Young Boys - YB Young Boys
-
Logo Crvena zvezda - CZV Crvena zvezda
-
Stuttgart vs PSG
Logo Stuttgart - VFB Stuttgart
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Sporting CP vs Bologna
Logo Sporting CP - SCP Sporting CP
-
Logo Bologna - BOL Bologna
-
Sturm Graz vs RB Leipzig
Logo Sturm Graz - STU Sturm Graz
-
Logo RB Leipzig - RBL RB Leipzig
-
PSV vs Liverpool
Logo PSV - PSV PSV
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Manchester City vs Club Brugge
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Club Brugge - CLU Club Brugge
-
Lille vs Feyenoord
Logo Lille - LIL Lille
-
Logo Feyenoord - FEY Feyenoord
-
Juventus vs Benfica
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Logo Benfica - SLB Benfica
-
Inter Milan vs Monaco
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Girona vs Arsenal
Logo Girona - GIR Girona
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Salzburg vs Atlético Madrid
Logo Salzburg - RBS Salzburg
-
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Bayern Munich vs Slovan Bratislava
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Slovan Bratislava - SLO Slovan Bratislava
-
Dinamo Zagreb vs Milan
Logo Dinamo Zagreb - DIN Dinamo Zagreb
-
Logo Milan - MIL Milan
-
Brest vs Real Madrid
Logo Brest - BRE Brest
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Borussia Dortmund vs Shakhtar Donetsk
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo Shakhtar Donetsk - SHK Shakhtar Donetsk
-
Bayer Leverkusen vs Sparta Praha
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Logo Sparta Praha - ACS Sparta Praha
-
Barcelona vs Atalanta
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-
Aston Villa vs Celtic
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Celtic - CEL Celtic
-
Tottenham Hotspur vs Elfsborg
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Elfsborg - ELF Elfsborg
-
Roma vs Eintracht Frankfurt
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Eintracht Frankfurt - SGE Eintracht Frankfurt
-
Olympiakos Piraeus vs Qarabağ
Logo Olympiakos Piraeus - OLY Olympiakos Piraeus
-
Logo Qarabağ - QAR Qarabağ
-
Maccabi Tel Aviv vs Porto
Logo Maccabi Tel Aviv - MTA Maccabi Tel Aviv
-
Logo Porto - POR Porto
-
FCSB vs Manchester United
Logo FCSB - FCS FCSB
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Athletic Club vs Viktoria Plzeň
Logo Athletic Club - ATH Athletic Club
-
Logo Viktoria Plzeň - PLZ Viktoria Plzeň
-
Ajax vs Galatasaray
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Logo Galatasaray - GS Galatasaray
-

Thua đậm trước Hà Nội, bao giờ HAGL mới dừng “đá cho vui”?

Trận thua toàn diện trước nhà đương kim vô địch V.League không chỉ nối dài thành tích tệ hại của HAGL trong những chuyến hành quân ra Bắc, mà còn cho thấy nhiều cầu thủ đội bóng phố Núi vẫn không chịu lớn.

Sau 5 mùa giải chinh chiến ở hạng đấu cao nhất Việt Nam, những cầu thủ trưởng thành từ lò đào tạo JMG không tiến bộ thêm một chút nào cả về thể lực lẫn tinh thần chiến đấu.

Không biết phòng ngự

Hàng thủ luôn là điểm yếu chí mạng với HAGL từ ngày bầu Đức đôn lứa cầu thủ thuộc Học viện Arsenal JMG lên chơi ở V.League. Giữa dàn cầu thủ tài năng sở hữu lối đá tấn công, đội bóng phố Núi chỉ có duy nhất Đông Triều là trung vệ thực thụ. Tuy nhiên, cầu thủ này gần như không đóng góp được gì cho đội bóng bởi liên tục gặp chấn thương cũng như sở hữu chiều cao hạn chế 1m70. Thấp bé, mỏng người, Đông Triều luôn lép vế trước những ngoại binh cao to hơn mình nửa cái đầu tại V.League.

Những cầu thủ khác thi đấu ở trung tâm hàng phòng ngự HAGL như: Bùi Văn Long và Mitja Morec cũng chẳng thi đấu khá hơn. Có lúc HLV Guillaume Graechen phải kéo cả Xuân Trường, Tuấn Anh về vá hàng thủ sứt mẻ nghiêm trọng chỉ sau vài vòng đấu đầu tiên. Cuối cùng bầu Đức phải rút ví chi tiền mượn Bùi Tiến Dũng về nhưng HAGL vẫn thủng lưới đều đặn sau từng vòng đấu.

HAGL luôn phòng ngự rất tệ, thủng lưới đến 2 bàn mỗi trận.

HAGL luôn phòng ngự rất tệ, thủng lưới đến 2 bàn mỗi trận.

Tình trạng đó tiếp diễn ở những năm tiếp theo. Việc không có những cầu thủ ổn định đá trung vệ khiến HAGL mùa nào cũng thủng trên dưới 50 bàn/trận và kết thúc giải với hiệu số âm.

Đầu năm nay, một trong những việc đầu tiên HLV Lee Tae Hoon bắt tay vào là xây dựng hàng thủ vững chắc. Trung vệ Damir Memovic được đưa về sau một mùa giải thi đấu chói sáng cùng SLNA. Một tân binh khác cũng cập bến là Kelly Kester với chiều cao 1m92 vượt trội.

Với bộ đôi trung vệ ngoại, chiến lược gia người Hàn Quốc thành công bước đầu khi giúp HAGL đánh bại Than Quảng Ninh trong trận mở màn V.League 2020 với tỷ số tối thiểu. Tuy nhiên, sau vòng đấu đó, mọi chuyện lại diễn ra giống như những năm trước.

Trong 3 trận gặp Viettel, Nam Định và Hà Nội, HAGL để thủng lưới tổng cộng 8 bàn, hiệu suất 2,67 bàn/trận. Con số này cao hơn rất nhiều so với thành tích của chính họ ở những mùa trước (trung bình thua 2 bàn/trận). Điều đó cho thấy mọi cải tiến của HLV Lee Tae Hoon có vẻ không giúp đội phòng ngự khá hơn, mà còn tệ đi trông thấy. Điều đó được thể hiện rõ nhất ở trận gặp CLB Hà Nội. Nếu nhà đương kim vô địch V.League tận dụng tốt hơn những cơ hội họ tạo ra, trận đấu hoàn toàn có thể kết thúc với tỷ số của một hiệp quần vợt.

Hiểu rõ sức mạnh của Hà Nội, HLV Lee Tae Hoon bố trí sơ đồ 3 trung vệ với A Hoàng chơi bên cạnh Memovic và Kelly. Tuy nhiên, ngay trong những phút đầu tiên, tuyển thủ quốc gia này phá bóng hỏng ngay trong vòng cấm, tạo điều kiện cho Hùng Dũng sút thẳng về khung thành Bửu Ngọc. Những phút sau đó đến lượt Kelly "giúp" đội chủ nhà liên tiếp ghi bàn bằng những sai lầm sơ đẳng. Tính cả trận đấu, nhà đương kim vô địch có 15 cú sút và dứt điểm trúng đích đến quá nửa. Chỉ có sự xuất sắc của Bửu Ngọc cũng như may mắn mới giúp HAGL không thủng nhiều hơn 3 bàn thua.

Lười di chuyển, dễ nản chí

Không chỉ sắp xếp sơ đồ 3 trung vệ đối đầu Hà Nội, HAGL còn thể hiện rõ ý đồ lấy số đông lấp đầy khu trung tuyến. Ngọc Quang và Việt Hưng được bố trí chơi bên cạnh đội trưởng Tuấn Anh ở giữa sân, và họ thể hiện tương đối tốt trong 15 phút đầu tiên. Nhưng kể từ đó hai cầu thủ trẻ này bắt đầu hụt hơi. Họ liên tục tỏ ra đuối trong những pha tranh chấp tay đôi, để Hùng Dũng và Quang Hải dễ dàng chuyền bóng cho hàng tấn công của đội chủ nhà. Từ cảnh 3 đấu 2, một mình Tuấn Anh phải quán xuyến hàng tiền vệ khi HAGL chơi như chấp 2 người.

"Tuấn Anh là cầu thủ chơi hay nhất trận bên phía HAGL. Cậu ấy luôn thể hiện trách nhiệm khi ở trên sân, dù đội bóng đang thua", HLV Lee Tae Hoon nhận xét. Nhưng ở góc độ khác, ông cũng ngầm trách các cầu thủ còn lại về tinh thần thi đấu. Họ tỏ ra nản chí quá nhanh khi mắc hai bàn thua sớm nên dần dần tự đánh mất thế trận trên sân. Hậu quả là cả trận đấu HAGL chỉ có đúng 1 cú sút trúng đích và không tạo ra tình huống tấn công nào đáng chú ý, dù họ không quá lép vế so với đối phương về tỷ lệ kiểm soát bóng.

Ông thầy người Hàn Quốc không đổ lỗi cho việc thiếu vắng Xuân Trường gặp chấn thương, bởi nếu cầu thủ này thi đấu trên sân mọi chuyện nhiều khả năng cũng không khá hơn. Xuân Trường được đánh giá là một trong những cầu thủ chuyền bóng hay nhất ĐT Việt Nam, nhưng anh lại bị đánh giá lười di chuyển. Phong cách thi đấu như một lão tướng dù mới ở tuổi đôi mươi là lý do khiến Xuân Trường không được tạo cơ hội thi đấu nhiều mỗi chuyến xuất ngoại, bởi bóng đá hiện đại luôn yêu cầu cầu thủ phải chạy liên tục để tìm khoảng trống.

Những vấn đề cố hữu của HAGL như hàng phòng ngự, thái độ thi đấu của các cầu thủ... là những điều đã tồn tại suốt 5 năm qua. Tuy nhiên, thay vì thay đổi để tiến bộ, đội bóng phố Núi lại chấp nhận giẫm chân tại chỗ. Họ vẫn thi đấu hồn nhiên, vô tư và dễ nản chí. Việc này xuất phát một phần từ sự thiếu tham vọng của ông bầu Đoàn Nguyên Đức, người từng tuyên bố "HAGL tham gia V.League để đá cho vui chứ không cần vô địch". Nếu cứ thi đấu mà không có tham vọng như lời bầu Đức, HAGL sẽ mãi chỉ là những đứa trẻ đá bóng.               

“Ngoan” là thất bại?

Nhận xét về các cầu thủ HAGL trưởng thành từ lò đào tạo Arsenal JMG, HLV Đặng Phương Nam nói ông chưa bao giờ gặp ai ngoan như họ. Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường kết thúc một ngày tập bóng đá là lại lên lớp học văn hóa, ngoại ngữ... với tiêu chí "không thành cầu thủ thì cũng thành người có ích cho xã hội". Vì thế tất cả các cầu thủ HAGL đều có kiến thức tốt, nói chuyện nhẹ nhàng và sống rất thật thà. Tuy nhiên đây lại là điểm yếu chí mạng khi họ lên chơi ở V.League.

Tại hạng đấu cao nhất của bóng đá Việt Nam, cầu thủ HAGL vẫn hồn nhiên chơi bóng đá đẹp. Đối thủ của họ là những người đàn anh hơn hẳn về tuổi đời, tuổi nghề, rành rọt mọi trò tiểu xảo gây ức chế tâm lý cho đối phương. Vòng 4 V.League 2015, HAGL đến làm khách ở sân Lạch Tray.

Giữa 25 ngàn khán giả luôn huýt sáo khiêu khích, cầu thủ HAGL liên tục mắc lỗi. Ở giữa sân, Xuân Trường - Tuấn Anh gần như không dám xử lý 2 chạm vì Minh Châu luôn vào bóng rất rát. Kết quả là đội bóng phố Núi thất bại dù kiểm soát bóng phần lớn thời gian.

HAGL thua vì chơi sở đoản

Từ bỏ sở trường chơi bóng ngắn, ban bật nhanh để chọn lối đá bóng dài với hy vọng đua sức cùng đối thủ, HAGL dưới...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Cẩm Chi ([Tên nguồn])
CLB LPBank HAGL Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN