Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Venezia vs Lecce
Logo Venezia - VEN Venezia
-
Logo Lecce - LEC Lecce
-
Newcastle United vs West Ham United
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Sparta Praha vs Atlético Madrid
Logo Sparta Praha - ACS Sparta Praha
-
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Slovan Bratislava vs Milan
Logo Slovan Bratislava - SLO Slovan Bratislava
-
Logo Milan - MIL Milan
-
Sporting CP vs Arsenal
Logo Sporting CP - SCP Sporting CP
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Manchester City vs Feyenoord
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Feyenoord - FEY Feyenoord
-
Inter Milan vs RB Leipzig
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Logo RB Leipzig - RBL RB Leipzig
-
Bayern Munich vs PSG
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Bayer Leverkusen vs Salzburg
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Logo Salzburg - RBS Salzburg
-
Barcelona vs Brest
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Logo Brest - BRE Brest
-
Monaco vs Benfica
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo Benfica - SLB Benfica
-
Liverpool vs Real Madrid
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Dinamo Zagreb vs Borussia Dortmund
Logo Dinamo Zagreb - DIN Dinamo Zagreb
-
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Aston Villa vs Juventus
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Anderlecht vs Porto
Logo Anderlecht - AND Anderlecht
-
Logo Porto - POR Porto
-
Lazio vs Ludogorets
Logo Lazio - LAZ Lazio
-
Logo Ludogorets - LUD Ludogorets
-
Athletic Club vs Elfsborg
Logo Athletic Club - ATH Athletic Club
-
Logo Elfsborg - ELF Elfsborg
-
Tottenham Hotspur vs Roma
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Roma - ROM Roma
-
Real Sociedad vs Ajax
Logo Real Sociedad - RSO Real Sociedad
-
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Manchester United vs Bodø / Glimt
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Bodø / Glimt - BOD Bodø / Glimt
-

Sức mạnh của tuyển Việt Nam nhìn từ CLB Hà Nội

Việc trải qua lịch thi đấu dày đặc khiến các cầu thủ thuộc biên chế CLB Hà Nội bị quá tải, dẫn tới ảnh hưởng phong độ khi được triệu tập vào đội tuyển Việt Nam.

Quang Hải và Văn Hậu là những trụ cột của tuyển Việt Nam

Quang Hải và Văn Hậu là những trụ cột của tuyển Việt Nam

1. Phút 74 trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan, HLV Park Hang Seo quyết định đưa Văn Hậu vào sân thay Duy Mạnh bị đau và đã ra dấu xin thay người. Đây có lẽ là mành trình diễn kém nhất của trung vệ CLB Hà Nội ở một trận đấu của đội tuyển Việt Nam 2 năm qua.

Hành lang cánh phải nơi Duy Mạnh và Trọng Hoàng, vốn cũng vừa bình phục chấn thương, đã liên tục bị Thái Lan “khoét” vào, đặc biệt trong hiệp 1. Trong 45 phút đầu tiên, Supachok đã có ít nhất 2 tình huống đảo bóng qua Duy Mạnh, trước khi ngoặt vào trong, đặt vòng cấm địa tuyển Việt Nam vào thế nguy hiểm.

Rất may mắn khi các cầu thủ phía trong của Việt Nam đã kịp thời bọc lót. Sang hiệp 2, HLV Park Hang Seo đã thay cả Trọng Hoàng và Duy Mạnh, một quyết định chính xác để củng cố hệ thống phòng ngự cũng như khả năng tấn công cho đội tuyển Việt Nam.

2. Để được HLV Park Hang Seo đồng ý cho “rẽ ngang” sang Hà Lan ký hợp đồng với Heereveen, Văn Hậu đã phải 2 lần liền gặp nhà cầm quân Hàn Quốc. Đó là buổi tối trước ngày 31/8, khi ông Park tổ chức một cuộc họp báo bất thường để nói về vụ việc. Cuộc thứ 2 trước buổi trưa 31/8, như tiết lộ của HLV Park Hang Seo.

Cho dù rằng chuyến xuất ngoại của Văn Hậu thực sự là cơ hội khó bỏ qua, và anh xứng đáng nhận được sự ủng hộ, nhưng rõ ràng HLV Park Hang Seo có lý do để giật mình. Ông Park ban đầu đã từ chối, trước khi vì nguyên nhân nào đó, chấp nhận để Văn Hậu chia tay đội tuyển Việt Nam để quay lại chỉ hơn 1 ngày trước trận đấu có tính chất vô cùng quan trọng với Thái Lan.

Hệ thống phòng ngự của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Park Hang Seo đã liên tục bị sứt mẻ. Chấn thương của Văn Hậu và Trọng Hoàng từng khiến ông Park rất lo lắng. Khi đạt phong độ tốt, Văn Hậu nghiễm nhiên chiếm một suất chính thức bên hành lang cánh trái. Vắng anh, ông Park có thể phải thay đổi toàn bộ kế hoạch cho hệ thống phòng thủ. Đây là chuyện không HLV bất kỳ nào muốn xảy ra.

3. Việc phải trải qua lịch thi đấu dày đặc đã ảnh hưởng tới thể lực cũng như phong độ của các cầu thủ thuộc biên chế CLB Hà Nội. Đây là vấn đề đã được cảnh báo từ sớm. Trận đấu với Thái Lan càng cho thấy rõ điều này. Hùng Dũng là cái tên duy nhất được đánh giá chơi tốt, Văn Hậu vào sân từ ghế dự bị còn Quang Hải có màn trình diễn dưới sức so với kỳ vọng.

Trong cả trận đấu, tiền vệ sinh năm 1997 hầu như không có pha bóng nào đáng chú ý. Ở đây chắc chắn không phải sự trùng hợp, khi Quang Hải chính là cầu thủ phải “cày ải” nhiều nhất trong mùa giải vừa qua.

Ông Park xây dựng đội bóng trên nguyên lợi ích tập thể đứng trên cao nhất, nhưng không thể phủ nhận được thực tế, Quang Hải gần như không vắng mặt ở trận đấu nào của tuyển Việt Nam dưới thời nhà cầm quân Hàn Quốc. Sự tê liệt ở hai cánh đã khiến các pha tấn công và phản công đánh mất sự nguy hiểm, cho tới khi tình hình được cải thiện trong hiệp 2 với những điều chỉnh nhân sự của HLV Park Hang Seo.

4. Ông Park ban đầu đã từ chối để Văn Hậu sang Hà Lan, vì Văn Hậu cần cho đội tuyển Việt Nam. Nhưng rõ ràng, ông còn cần cả Quang Hải, Duy Mạnh, Hùng Dũng hay sau nữa là Văn Kiên, Thành Chung, Đức Huy cũng chơi tốt.

Bộ khung chính của đội tuyển Việt Nam hiện nay dựa trên các nhân tố từ đội bóng của bầu Hiển. Mỗi mắt xích bị yếu đi đều có thể dẫn tới sự suy yếu của cả hệ thống. Ở cương vị “thuyền trưởng”, HLV Park Hang Seo ắt hiểu rõ điều này, đặc biệt khi con đường phía trước còn rất dài.

ĐT Việt Nam dự vòng loại World Cup 2022
Theo bạn ĐT Việt Nam sẽ có thành tích thế nào ở bảng G (với UAE, Thái Lan, Malaysia và Indonesia) vòng loại World Cup 2022?

Hòa ĐT Việt Nam: Báo Thái Lan uớc siêu HLV Nhật đến sớm hơn

Siamsport chỉ ra lý do dẫn đến kết quả kém thuận lợi của Thái Lan trước Việt Nam

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyên Phong ([Tên nguồn])
Đội tuyển Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN