Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Wolverhampton Wanderers vs Manchester United
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Southampton vs West Ham United
Logo Southampton - SOU Southampton
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Nottingham Forest vs Tottenham Hotspur
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Newcastle United vs Aston Villa
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Manchester City vs Everton
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Everton - EVE Everton
-
Liverpool vs Leicester City
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo Leicester City - LEI Leicester City
-
Chelsea vs Fulham
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Brighton & Hove Albion vs Brentford
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Arsenal vs Ipswich Town
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo Ipswich Town - IPS Ipswich Town
-
AFC Bournemouth vs Crystal Palace
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Thái Lan vs Philippines
Logo Thái Lan - THA Thái Lan
-
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Việt Nam vs Singapore
Logo Việt Nam - VIE Việt Nam
-
Logo Singapore - SGP Singapore
-
Philippines vs Thái Lan
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Logo Thái Lan - THA Thái Lan
-
Singapore vs Việt Nam
Logo Singapore - SGP Singapore
-
Logo Việt Nam - VIE Việt Nam
-

Sự vô cảm với bóng đá Việt Nam

Không ai ủng hộ chuyện bỏ giải của một CLB nhưng rõ ràng chính từ việc “bật nắp” đấy của XMXT Sài Gòn lại cho thấy bóng đá Việt Nam rất “phủi” và cách hành xử rất tùy tiện…

Đã có những ví von việc XMXT Sài Gòn bỏ giải giống như chuyện một người bật nắp chai rượu chua đã hư từ lâu nhưng người ta cứ để lâu ngày trong chiếc vỏ đẹp đẽ và tự bảo với nhau là rượu quý.

XMXT Sài Gòn bỏ giải đã kéo theo rất nhiều hệ lụy. Công bằng mà nói thì lâu nay nhiều người làm bóng đá đã khéo che, khéo đậy bằng những thủ thuật lừa dối nhau qua việc dùng bóng đá để làm ăn.

Tôi đồng tình với những nhận định cho rằng chính việc Ban Kỷ luật trừ 4 điểm đã tạo ra cái cớ để ông bầu đội XMXT Sài Gòn bỏ giải bởi từ lâu anh em nhà bầu Thụy đã mệt mỏi với việc nuôi một đội bóng tốn quá nhiều và tai tiếng quá lớn trong khi phần thu thì lại chẳng có gì. Việc đầu tư vào bóng đá vài năm ở mảnh đất mà xi-măng của đại gia đình bầu Thụy không về đến trong khi đất thì không xin được mà dự án tầm xa cũng chưa được duyệt thì chỉ với con tính đơn giản 100 tỷ đồng x 3 mùa bóng đã ngốn biết bao nhiêu. Cũng cần biết là anh em nhà bầu Thụy trước đây đã nhiều lần “hăm” bỏ giải có khi chỉ vì bất mãn với tiếng còi của một ông trọng tài.

Tạm thời chưa đề cập đến chuyện 4 điểm trừ là đúng hay sai, nhưng bản chất của sự việc lại không nằm ở chỗ Ban Kỷ luật ra tay theo sức ép Ban Tư vấn Đạo đức như nhiều người vẫn nói. Tại sao phải đến thông báo thứ 10 vào giai đoạn cuối giải sau khi Ban Tư vấn Đạo đức đã gặp gỡ báo chí và công bố hết những gì điều tra, xác minh hay nhọc công tìm hiểu và nếu ý kiến thì Ban Kỷ luật mới ra tay? Sao không từ thông báo số 1 ngay sau trận Siêu cúp mà phải đến gần cuối giải?

Sự vô cảm với bóng đá Việt Nam - 1

Anh em nhà bầu Thụy trước đây đã nhiều lần “hăm” bỏ giải có khi chỉ vì bất mãn với tiếng còi của một ông trọng tài.

Theo tôi nếu Ban Kỷ luật có trách nhiệm và BTC giải nghiêm ngay từ đầu thì không cần phải đến thông báo số 10 và sẽ không có “cái chết bất ngờ” như XMXT Sài Gòn “bùng” và kéo theo nhiều hệ lụy. Suốt 10 thông báo xuyên suốt từ đấu giải đến giờ không có một nhắc nhở, cảnh cáo, hay răn đe và đùng một cái trừ 4 điểm đã tạo cớ để ông bầu XMXT Sài Gòn “xù cả làng”.

Tiếp theo lại đến K. Kiên Giang đòi “bùng” và BTC, VPF rồi Thường vụ VFF lại gấp rút họp và biểu quyết không xuống hạng để “cứu” K. Kiên Giang khỏi bỏ giải. Đấy là một quyết định hết sức tai hại và làm ảnh hưởng đến kỷ cương của giải. Quyết định đấy lập tức được đáp trả bằng thái độ thờ ơ của người hâm mộ khi đón nhận hai vòng đấu cuối trong đó có hình ảnh đăng quang lặng lẽ trong cảnh chợ chiều của Hà Nội T&T.  

Không phải là “diễn kịch với nhau” thì làm gì có cảnh Ban Tư vấn Đạo đức “bung” hết (những gì đã báo cáo, làm việc với BTC giải với VPF nhưng không được đáp trả) cho báo chí thì BTC, Ban Kỷ luật mới vận hành?

Không phải là “diễn kịch với nhau” thì làm gì có một đội bóng khi thì trao hết cho người hâm mộ TP.HCM, rồi xin đất, xin cơ chế nhưng không được đáp trả thì lập tức đổi tên và đá không cần thương hiệu, không cần phục vụ khán giả và “xù” khi thấy bị kỷ luật?

Không phải là “diễn kịch với nhau” thì làm gì có cảnh các ông ở Thường vụ VFF biểu quyết không có đội xuống hạng nhằm cứu K. Kiên Giang, rồi nói là làm vì nghị quyết VFF mùa tới phải có 14 đội?

Không phải là “diễn kịch với nhau” thì làm gì có chuyện “cài qua, cài lại” vụ nghi án trọng tài nhận hối lộ, rồi “bụp” một lúc hai ông Trưởng, Phó ban trọng tài…

Bóng đá Việt Nam có một nỗi khổ là nhiều người với nhiều suy nghĩ cá nhân, nhiều kiểu làm ăn vụ lợi, rồi cứ luồn lách cớ này, cớ nọ mà không dám nhìn thẳng vào sự thật.

Rất nhiều người, nhiều ông bầu miệng nói vì yêu bóng đá, làm vì bóng đá Việt Nam nhưng khi đụng đến quyền lợi thì lại trở mặt rất rõ. Cứ nhìn vào các đội lần lượt gắn mác Sài Gòn vào để “sống” ở TP.HCM và mục đích xin đất của các ông bầu không được và bỏ đội bóng thì sẽ thấy họ đang “diễn kịch với nhau” qua cái mác bóng đá.

Nguy hiểm nhất là cách làm đấy của nhiều bộ phận đang khiến người hâm mộ và cả những nhà tài trợ dần dần vô cảm với bóng đá.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Nguyên ([Tên nguồn])
Bình luận của Nguyễn Nguyên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN