Sóng to, sóng nhỏ
Sức hút của HA Gia Lai với nòng cốt là các cầu thủ U-19 khiến nhà đài quyết định phủ sóng tất cả 13 trận lượt đi của HA Gia Lai tại V-League.
heo cách tính đó thì 13 đội còn lại chỉ được ké sóng mỗi đội 90 phút có trận thi đấu với HA Gia Lai.
Nhiều lãnh đạo đội bóng đã ví von chuyện sóng to và sóng nhỏ không hẳn xuất phát từ chuyện hay-dở hay vì trẻ-già mà còn vì sức hút của một đội bóng lớn thuyền, lớn sóng dù tuổi bình quân của cầu thủ thì rất trẻ.
Nếu lấy Premier League bán sóng theo gói thì gói hạng nhất của giải đấu hấp dẫn này cũng không chạy theo một đội bóng theo kiểu đội nhà hay ruột thịt đến như vậy. Đằng này ở ta thì bản quyền chỉ là tượng trưng nếu không muốn nói là để có trực tiếp và có sóng thì phải trả ngược bằng post quảng cáo. Nói như chuyên gia Đoàn Minh Xương thì ông đã phát ngán những post quảng cáo V-League mà ông thuộc lòng lời thoại đến điệu nhạc của những đơn vị được xem là “tài trợ vàng” được lên hình trước, giữa và sau trận đấu.
Sự lệch pha giữa đội HA Gia Lai và 13 đội còn lại. Ảnh: CTV, đồ họa: BB
Giải thích về con số 90 với 1.170 lệch pha rất lớn này, một chuyên gia phân tích: “Nhà đài có quyền chọn những trận đấu mang lại lợi nhuận kinh tế lớn nhưng đừng vì thế mà cứ luôn miệng gắn vào hai chữ “phục vụ”. Những đội bóng nghèo, những tỉnh, thành có các đội bóng nghèo họ cũng cần được phục vụ nhưng vì “sóng nhỏ” nên lên hình ít”.
Hiệu ứng U-19 đang tạo ra một hiện tượng cho bóng đá Việt Nam nhưng không có nghĩa cả nền bóng đá Việt Nam chỉ có một đội U-19.
Hy vọng những nhà làm bóng đá và những bộ phận phục vụ cho V-League hiểu được giá trị sâu rộng liên quan đến sự phát triển của một nền bóng đá và đừng đi vào vết xe đổ lệch pha.