Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Quảng Nam vs Sông Lam Nghệ An
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vs Hoàng Anh Gia Lai
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Logo Hoàng Anh Gia Lai - HGL Hoàng Anh Gia Lai
-
Indonesia vs Nhật Bản
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Logo Nhật Bản - JPN Nhật Bản
-
Thể Công - Viettel vs Đông Á Thanh Hóa
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Nga vs Brunei
Logo Nga - RUS Nga
-
Logo Brunei - BRU Brunei
-
Thép Xanh Nam Định vs SHB Đà Nẵng
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Logo SHB Đà Nẵng - SDN SHB Đà Nẵng
-
TP Hồ Chí Minh vs Công An Hà Nội
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
Thái Lan vs Lào
Logo Thái Lan - THA Thái Lan
-
Logo Lào - LAO Lào
-
Ấn Độ vs Malaysia
Logo Ấn Độ - IND Ấn Độ
-
Logo Malaysia - MAS Malaysia
-
Quảng Nam vs Hà Nội
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Sông Lam Nghệ An vs Thể Công - Viettel
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Indonesia vs Saudi Arabia
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Logo Saudi Arabia - KSA Saudi Arabia
-
Trung Quốc vs Nhật Bản
Logo Trung Quốc - CHN Trung Quốc
-
Logo Nhật Bản - JPN Nhật Bản
-
Triều Tiên vs Uzbekistan
Logo Triều Tiên - PRK Triều Tiên
-
Logo Uzbekistan - UZB Uzbekistan
-
Hải Phòng vs Hoàng Anh Gia Lai
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Logo Hoàng Anh Gia Lai - HGL Hoàng Anh Gia Lai
-
Palestine vs Hàn Quốc
Logo Palestine - PLE Palestine
-
Logo Hàn Quốc - KOR Hàn Quốc
-
Kyrgyzstan vs Iran
Logo Kyrgyzstan - KGZ Kyrgyzstan
-
Logo Iran - IRN Iran
-
Oman vs Iraq
Logo Oman - OMA Oman
-
Logo Iraq - IRQ Iraq
-
UAE vs Qatar
Logo UAE - UAE UAE
-
Logo Qatar - QAT Qatar
-
Nga vs Syria
Logo Nga - RUS Nga
-
Logo Syria - SYR Syria
-
Bahrain vs Australia
Logo Bahrain - BHR Bahrain
-
Logo Australia - AUS Australia
-
Kuwait vs Jordan
Logo Kuwait - KUW Kuwait
-
Logo Jordan - JOR Jordan
-
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vs TP Hồ Chí Minh
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Đông Á Thanh Hóa vs SHB Đà Nẵng
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Logo SHB Đà Nẵng - SDN SHB Đà Nẵng
-
Becamex Bình Dương vs Thép Xanh Nam Định
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Công An Hà Nội vs Quy Nhơn Bình Định
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
Logo Quy Nhơn Bình Định - BIN Quy Nhơn Bình Định
-
Monaco vs Brest
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo Brest - BRE Brest
-
PSG vs Toulouse
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Toulouse - TFC Toulouse
-
Hellas Verona vs Inter Milan
Logo Hellas Verona - VER Hellas Verona
-
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Milan vs Juventus
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Celta de Vigo vs Barcelona
Logo Celta de Vigo - CEL Celta de Vigo
-
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Como vs Fiorentina
Logo Como - COM Como
-
Logo Fiorentina - FIO Fiorentina
-
Napoli vs Roma
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Logo Roma - ROM Roma
-
Leganés vs Real Madrid
Logo Leganés - LEG Leganés
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-

Phe phái loạn lạc ở MU: Amorim sẽ ra tay để đội bóng… có HLV

“Phe Bồ Đào Nha” gồm Bruno Fernandes, Diogo Dalot, hay “phe nội địa” của Luke Shaw, Mason Mount, Harry Maguire, Kobbie Mainoo sẽ được ưu ái dưới thời Ruben Amorim? “Phe Eredivisie” gồm những Matthijs de Ligt, Joshua Zirkzee, Noussair Mazraoui, Antony, Lisandro Martinez… liệu sẽ thất sủng sau khi HLV Erik Ten Hag ra đi? Nếu nhìn qua, quả có vấn đề về nhân sự ở MU, nhưng câu chuyện… không phải như vậy.

   

Chiến lược "Hà Lan hóa" sai ngay từ đầu

Hậu vệ Matthijs de Ligt mới đây thanh minh: “Tôi đến MU không phải vì Ten Hag”. Ai cũng biết rõ, De Ligt có mối quan hệ chặt chẽ với HLV Erik Ten Hag. Họ đều vươn lên trong làng bóng Hà Lan và Ten Hag từng huấn luyện De Ligt ở CLB Ajax Amsterdam.

Ten Hag mua không ít cầu thủ từng đá ở giải Hà Lan về MU

Ten Hag mua không ít cầu thủ từng đá ở giải Hà Lan về MU

De Ligt giải thích anh chọn MU trong mùa chuyển nhượng vừa qua, vì đây là CLB lớn và phù hợp với khả năng phát triển của mình. Sao De Ligt không nói như vậy hồi đầu mùa, khi Ten Hag còn đang tại vị? Và sao De Ligt phải nhấn mạnh anh đến MU “không phải vì Ten Hag”, khi HLV này tỏ rõ thất bại, bị sa thải?

Tình trạng HLV chiêu mộ lực lượng cầu thủ phù hợp, thậm chí thân quen, là điều quá đỗi bình thường trong bóng đá đỉnh cao. Thậm chí, HLV nào không làm như vậy mới bất thường, mới… sai lầm. Khác biệt chỉ ở chỗ lực lượng cầu thủ phù hợp với quan điểm, triết lý riêng của nhà cầm quân là một chuyện, hình thành nạn bè phái lại là chuyện khác.

Kết quả luận anh hùng. Khi Ten Hag chiêu mộ về MU 11 cầu thủ từ giải Eredivisie của Hà Lan, hơn nửa trong số đó đến từ CLB cũ của ông là Ajax, và MU lụn bại đến những cột mốc tồi tệ nhất trong lịch sử, rõ ràng ông đã thất bại. Còn sự thật ra sao, ví dụ Ten Hag chỉ tin vào những “người quen cũ”, hay ông quả đã lựa chọn cầu thủ kỹ càng, khách quan, đều không còn quan trọng nữa.

Hơn chục cầu thủ đến từ giải Eredivisie, vốn có đẳng cấp chuyên môn thấp hơn các giải đấu lớn xung quanh, là chiến lược “có vẻ sai sai” ngay từ đầu rồi. Làm sao MU có thể tranh chấp ngôi cao ở Premier League bằng một lực lượng cầu thủ ngày càng trông giống một đội bóng ở Eredivisie.

Mặt khác, nếu Ten Hag công nhiên tỏ rõ cách làm như vậy, thì cũng không có gì lạ khi các ngôi sao “ngoài hệ thống” như Bruno Fernandes tỏ ra mờ nhạt dưới sự dẫn dắt của HLV này. Không cần và cũng không nên đặt ra nghi vấn liệu Fernandes có cố ý… đá dở cho Ten Hag mất ghế hay không. Fernandes muốn đá hay cũng chẳng được.

Bây giờ, khi MU được giao cho HLV Ruben Amorim thì các ngôi sao đồng hương của HLV này, như Fernandes, hoặc Diogo Dalot, sẽ phất lên? Chưa chắc. Nhưng họ có cơ hội nhiều hơn bởi MU sắp tới sẽ không đi theo con đường “Hà Lan hóa” như thời Ten Hag, nghĩa là họ sẽ không mặc nhiên chịu thiệt thòi nữa.

Bản lĩnh của HLV quyết định vấn đề

Bản thân MU cách đây vài năm (thời Ralf Rangnick) cũng đã khổ vì nội bộ lủng củng, khoảng chục cầu thủ đòi rời khỏi CLB. Có lúc, đấy là “phe Cristiano Ronaldo” và phe còn lại. Các ĐTQG cũng thường gặp vấn đề này. Đội Tây Ban Nha có “cánh Real” và “cánh “Barcelona”. Đội Đức có “cánh Bayern” và “cánh Leverkusen”. Đội Bỉ rất hay chia làm 3 phe, theo ngôn ngữ của các cầu thủ.

Ronaldo từng có một nhóm đồng đội thân cận khi đá cho MU

Ronaldo từng có một nhóm đồng đội thân cận khi đá cho MU

Thông thường, câu chuyện bắt đầu từ vấn đề văn hóa, khi các cầu thủ kết thành từng nhóm thân thiết với nhau, theo sở thích cá nhân của họ. Các CLB lớn luôn có những nhóm cầu thủ trùng nhau về đặc điểm sinh hoạt, ngôn ngữ (nhóm cầu thủ Nam Mỹ chẳng hạn). Sẽ không phải là vấn đề lớn, cho đến khi nào sự khác biệt giữa những nhóm cầu thủ trong đội lan sang vấn đề chuyên môn.

Cầu thủ chỉ chuyền bóng cho “bạn thân” chẳng hạn. Hậu quả là có những cá nhân xuất sắc trở nên lạc lõng, trôi dần ra ghế dự bị và đòi bỏ đi. Đến đây, bản lĩnh của nhà cầm quân chính là yếu tố quyết định thành bại.

Khi tiền đạo giỏi Fernando Torres không thể hòa nhập vào thói quen chơi bóng theo kiểu tiki-taka của các cầu thủ Barcelona, thì HLV Vicente del Bosque chọn luôn đội hình 4-3-3-0, thà không có trung phong! Và Tây Ban Nha liên tiếp vô địch các giải đấu lớn.

Bóng đá là môn đồng đội, trong khi “phe phái” trong đội là vấn đề cá nhân. Trên nguyên tắc, khi vấn đề “phe phái” trở nên nặng nề thì đội bóng gần như chắc chắn thất bại. HLV trưởng chính là nhân vật quyết định mức độ “phe phái” cũng như mức độ thành/bại của đội bóng.

Ở MU, Amorim sẽ tạo khác biệt thế nào?

Như đã nêu, HLV Ten Hag quy tụ quá nhiều cầu thủ đến từ giải VĐQG Hà Lan. Nhưng điều kém cỏi là ông chẳng tạo ra được điều gì đáng kể từ việc làm của mình. Một đội như vậy sẽ hướng đến lối chơi kỹ thuật, sáng tạo? Sẽ cố ghi nhiều bàn thắng, dù phải trả giá là số bàn thua cũng nhiều?

HLV Amorim và Ugarte

HLV Amorim và Ugarte

Thất bại rõ nhất của MU thời Ten Hag là đội này hoàn toàn không có bản sắc, đặc điểm nào đáng chú ý trong lối chơi. Không ai biết Ten Hag muốn làm gì, hướng đến điều gì, trong cách xây dựng lực lượng của ông. Đã vậy, thất bại về mặt kết quả thì quá rõ ràng. Nói thẳng ra, MU thời Ten Hag giống như một đội bóng không có HLV vậy.

Như đã nêu, làm cho MU trở thành một đội “trông giống Hà Lan” (về mặt lực lượng) tức là làm cho đội này yếu đi, về lý thuyết. Có thể suy luận HLV Ruben Amorim sắp tới sẽ không chủ trương “Bồ Đào Nha hóa”, hoặc “Sporting Lisbon hóa”, để rồi lại bước vào vết xe đổ của Ten Hag.

Nghĩa là sẽ không nẩy sinh tình trạng “phe Bồ Đào Nha” thắng thế trong đội hình MU. Amorim có thể sẽ giúp Bruno Fernandes phát huy giá trị cá nhân. Ông có thể sẽ chiêu mộ các “đệ tử ruột” từ Sporting, trong những đợt chuyển nhượng sắp tới.

Nhưng, đá thế nào mới là điều quan trọng nhất. Người ta đã biết về cách huấn luyện cũng như thành quả của Amorim ở Sporting. Và người ta chờ đợi ông xây dựng nên một MU có đường nét, có định hình, có cá tính, hơn là chờ xem ông dùng bao nhiêu cầu thủ đến từ Bồ Đào Nha, hoặc gạt bỏ bao nhiêu cầu thủ đến từ giải Eredivisie.

Một vài đặc điểm ban đầu đã được nói đến, ví dụ như đội bóng của Amorim sẽ chơi với 3 trung vệ, chủ yếu là theo đội hình 3-4-3, hoặc “người cũ” Manuel Ugarte sẽ được tái ngộ Amorim ở MU. Đấy cũng chỉ là chi tiết cụ thể.

Trong những ngày này, khi đấu trường CLB tạm nghỉ để nhường chỗ cho các ĐTQG, thì Amorim đã gặp gỡ cầu thủ MU tại sân tập (những người không khoác áo các ĐTQG). Ông đã đưa ra thông điệp đầu tiên: “Tất cả phải vui mới được”. Có bao nhiêu phe, MU của Amorim trước tiên cứ phải trông như một đội bóng… có HLV! Rồi họ sẽ khá lên mà thôi.

Nguồn: [Link nguồn]

HLV Ruben Amorim đang phải đau đầu về hàng phòng ngự trước trận đấu ra mắt MU.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kinh Thi ([Tên nguồn])
Manchester United Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN