Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Hoàng Anh Gia Lai vs Hà Nội
Logo Hoàng Anh Gia Lai - HGL Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Becamex Bình Dương vs Sông Lam Nghệ An
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Hải Phòng vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
SHB Đà Nẵng vs TP Hồ Chí Minh
Logo SHB Đà Nẵng - SDN SHB Đà Nẵng
-
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Đông Á Thanh Hóa vs Quảng Nam
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Công An Hà Nội vs Thể Công - Viettel
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Thép Xanh Nam Định vs Quy Nhơn Bình Định
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Logo Quy Nhơn Bình Định - BIN Quy Nhơn Bình Định
-

Phải lên án bóng đá bạo lực!

Bóng đá là môn thể thao đối kháng tổng lực nên không tránh khỏi những va chạm khi thi đấu. Dùng tiểu xảo chơi xấu hay cố tình triệt hạ đối phương được xem là bạo lực sân cỏ, làm hoen ố, trì trệ sự phát triển của môn thể thao vua

   

Cài người giật chỏ, đánh nguội hay vào bóng bằng cả hai chân là những hình ảnh thường thấy ở bóng đá Việt Nam. Một vài "lò" đào tạo bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam cũng có tiếng sản sinh những hậu vệ "thép" với lối chơi dũng mãnh, không ngại va chạm. Tuy nhiên, bóng đá hiện đại đề cao tính hoa mỹ, hiệu quả trong đấu pháp chiến thuật và không dung túng cho lối chơi xấu mang tính triệt hạ, thiên về bạo lực.

Vừa qua, sau vòng đấu thứ 15 Giải Bóng đá vô địch quốc gia (V-League) 2022, trung vệ CLB Hà Nội Đỗ Duy Mạnh đã bị chỉ trích nặng nề vì màn trình diễn xấu xí khi chạm trán CLB TopenLand Bình Định trên sân nhà Hàng Đẫy. Ở màn so tài đó, Duy Mạnh nhận thẻ đỏ trực tiếp sau pha đánh nguội ngoại binh Jeremie Lynch của TopenLand Bình Định. Trước đó, anh phạm lỗi với Rafaelson trong vòng cấm và khiến đội nhà bị phạt đền.

Lối chơi rắn không cần thiết và những tình huống va chạm không bóng của Duy Mạnh cùng một vài đồng đội trong những vòng đấu ở V-League vừa qua khiến hình ảnh đội bóng thủ đô méo mó. Thậm chí, nhiều khán giả trung lập thẳng thắn chỉ trích hành vi thiếu chuẩn mực của các tuyển thủ quốc gia đang khoác áo CLB Hà Nội.

Hà Nội FC cần sớm lấy lại hình ảnh đẹp trong mắt người hâm mộ. Ảnh: VPF

Hà Nội FC cần sớm lấy lại hình ảnh đẹp trong mắt người hâm mộ. Ảnh: VPF

Duy Mạnh nổi tiếng là một cầu thủ thi đấu nhiệt huyết, không ngại va chạm và là nhân tố chủ lực trong màu áo CLB Hà Nội lẫn đội tuyển quốc gia Việt Nam trong 4 năm trở lại đây. Bên cạnh những tình huống đánh chặn thành công, phòng ngự hiệu quả, tuyển thủ sinh năm 1996 này cũng nhiều lần khiến đội nhà lâm cảnh thi đấu thiếu người vì thẻ đỏ và nhận những bàn thua không đáng có.

Sát cánh cùng Duy Mạnh trong màu áo tuyển quốc gia nhưng các trung vệ Bùi Tiến Dũng, Trần Đình Trọng hay Quế Ngọc Hải… lại khiến người xem mãn nhãn, yêu thích vì lối phòng ngự thông minh, ít va chạm mà hiệu quả.

Trong số đó, Quế Ngọc Hải từng nổi tiếng là trung vệ "chém đinh,chặt sắt" và không thiếu những pha tiểu xảo trên sân cỏ. Nhưng qua những bài học kinh nghiệm xương máu, những án phạt "treo giò" vì chơi xấu, chứng kiến cảnh đồng nghiệp giải nghệ vì chấn thương, tuyển thủ xứ Nghệ đã chững chạc, điềm tĩnh và biết tiết chế khi thi đấu, trở thành người đội trưởng gương mẫu, chuẩn mực của tuyển quốc gia.

Lẽ ra, một tuyển thủ từng dính chấn thương nặng và nghỉ thi đấu dài hạn như Duy Mạnh thì phải biết trân trọng đôi chân của chính mình cũng như các đồng nghiệp. Mạnh "gắt" từng rơi nước mắt khi chứng kiến đồng đội Đỗ Hùng Dũng gãy chân trên sân đấu nhưng dường như quên rằng những đồng nghiệp khác có thể đánh mất sự nghiệp sau những tình huống vào bóng ghê rợn do anh ta tạo ra.

Tư cách thi đấu của cầu thủ ảnh hưởng rất nhiều đến bộ mặt của một nền bóng đá. Những quốc gia có nền bóng đá phát triển luôn chú trọng đến văn hóa ứng xử của cầu thủ. Bóng đá hiện đại xây dựng thương hiệu bằng lối đá đẹp, bằng kỹ thuật cá nhân, trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của cầu thủ. Việc thu hút người hâm mộ không chỉ là cách đội bóng giành được chiến thắng, gặt hái danh hiệu mà quan trọng là phương thức đánh bại đối thủ.

Ở 5 giải đấu hàng đầu châu Âu, gồm Premier League, La Liga, Bundesliga, Serie A và Ligue 1, những cầu thủ thi đấu trong môi trường chuyên nghiệp đỉnh cao này đều được học cách tôn trọng đồng nghiệp, biết bảo vệ sự nghiệp của nhau. Gần hơn, ở những giải đấu quốc nội hàng đầu châu Á như K-League hay J-League, các câu lạc bộ cũng chú trọng việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp xen kẽ với tập luyện chuyên môn cho cầu thủ. 

Sân cỏ Việt Nam cần cắt tỉa những hình ảnh bạo lực để đẹp hơn trong mắt người hâm mộ. Thi đấu fair-play thì sẽ không còn cảnh cầu thủ rơi nước mắt vì chấn thương, phải chấm dứt sự nghiệp. Bóng đá Việt Nam muốn phát triển vững mạnh thì trước tiên phải xóa nạn bạo lực sân cỏ.

Văn Toàn chia tay HAGL, khoác áo CLB Hà Nội từ mùa giải năm sau?

Phát biểu trước truyền thông, tiền đạo Văn Toàn đã bóng gió khả năng chia tay HAGL vào cuối mùa giải. Bến đỗ mới của cầu thủ này có thể sẽ là CLB Hà Nội.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TƯỜNG PHƯỚC ([Tên nguồn])
V-League 2024-25: Cuộc đua nóng bỏng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN