Nội soi các “đại gia” Ngoại hạng Anh thi nhau tụt dốc
Mùa giải 2024/2025 đang chứng kiến sự sa sút phong độ của nhiều đội bóng lớn tại Premier League như Manchester City, Manchester Unitedhay Arsenal, Tottenham.
Man City thua Brighton, trận thua thứ 4 liên tiếp trên mọi đấu trường
Thành tích thụt lùi so với mùa giải trước
Sau 11 vòng đấu tại Premier League, nhiều đội bóng lớn với tham vọng cao đang phải đối mặt với những vấn đề tương tự, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thành tích của họ trên bảng xếp hạng. Từ nhà đương kim vô địch Manchester City đến á quân Arsenal, cả hai đội đều đã đánh rơi nhiều điểm số và thể hiện dấu hiệu "quá tải" do gặp phải nhiều khó khăn.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là chấn thương. Hiện tại, nhiều cầu thủ chủ chốt của các đội bóng lớn đang gặp chấn thương nghiêm trọng, khiến họ không thể thi đấu với phong độ tốt nhất.
MU, Tottenham hay Aston Villa đều sa sút phong độ so với cùng thời điểm mùa trước
Việc thiếu sự ổn định về đội hình do chấn thương làm cho các đội bóng này không thể duy trì được sự ổn định qua từng trận đấu. Cả Man City, Arsenal, Tottenham, Man United và Aston Villa đều sa sút phong độ khi số điểm của họ kém khá xa so với cùng thời điểm của mùa giải năm ngoái. Nổi bật nhất là trường hợp của Tottenham Hotspur, đội bóng tụt tới 10 điểm so với cùng thời gian mùa bóng trước.
Cuối cùng, sự bất ổn trong phòng thay đồ cũng là một yếu tố quan trọng. Các vấn đề nội bộ, từ mâu thuẫn giữa cầu thủ với HLV, hay sự thiếu đoàn kết trong đội hình, có thể làm suy yếu tinh thần của toàn đội. Các đội bóng lớn đều đã gặp phải những vấn đề này, và dẫn đến kết quả thi đấu đang không đáp ứng được tham vọng cạnh tranh cho mục tiêu của từng đội bóng.
“Căn bệnh chung” không trừ một ai
Các đội bóng lớn như Manchester City, Tottenham, Arsenal, Aston Villa và Newcastle đều gặp phải tình trạng suy giảm phong độ chủ yếu do chấn thương và phong độ không ổn định của các cầu thủ trụ cột.
Đối với Man City, các chấn thương của Rodri, Kyle Walker, Ruben Dias, hay John Stones đã gây ra những điểm yếu trong khả năng phòng ngự và kiểm soát trận đấu. Đặc biệt là khi bị đối phương phản công, các học trò của Pep tỏ ra mong manh và không thể chống đỡ những mảng miếng tấn công chớp nhoáng từ đối thủ. Trận thua trước Brighton không chỉ đánh dấu chuỗi phong độ thất bại kỷ lục mà còn là báo động đỏ cho tình trạng khủng hoảng nhân sự của Man City.
"Bão chấn thương" khiến các đội bóng chật vật
Tương tự, Tottenham phải đối mặt với sự sa sút phong độ của các cầu thủ chủ chốt như Son Heung Min, James Maddison, và những vấn đề về thể lực, cũng như tinh thần do đội hình nhiều vị trí thiếu kinh nghiệm. “Gà trống” thành London đã để lại nhiều ấn tượng qua các chỉ số cơ bản trong những tuần đầu của mùa giải hầu hết đều tích cực (như dứt điểm nhiều hơn, số bàn thắng kỳ vọng mỗi trận cao hơn, ghi nhiều bàn thắng hơn, nhận ít cú sút và bàn thua phải nhận hơn).
Điều này phần nào giải thích tại sao đội bóng có thể thắng áp đảo Aston Villa 4-1. Nhưng lại để thua khó hiểu trước Crystal Palace và Ipswich, hai đội trước đó chưa thắng trận nào. Phong cách bóng đá của Ange Postecoglou đòi hỏi các cầu thủ phải có sức mạnh cả về tinh thần lẫn thể lực. Cộng với việc phải dàn lực lượng trên nhiều mặt trận đã khiến đội hình thiếu kinh nghiệm này đôi khi chưa đủ bản lĩnh và sự già dơ để duy trì phong độ.
Trong khi đó, “người hàng xóm” Arsenal cũng không tránh khỏi ảnh hưởng khi các trụ cột dính thẻ đỏ, hoặc chấn thương trong lúc phải đối mặt với nhiều đối thủ mạnh. Điều này khiến họ đánh rơi tổng cộng 8 điểm trong tình thế dẫn trước đối thủ, nhưng đều để bị cầm hòa khi 90 phút kết thúc.
Đối với Aston Villa, phong độ của họ bị ảnh hưởng do các mũi tấn công như Ollie Watkins, Leon Bailey không duy trì được sự tự tin như mùa giải trước và thiếu sự kết nối với các đồng đội.
Newcastle cũng gặp khó khăn với việc thiếu một tiền đạo cắm đáng tin cậy như Callum Wilson và vấn đề thể lực của Alexander Isak không được đảm bảo, làm giảm hiệu suất ghi bàn đáng kể. Vấn nạn này đã khiến cho Ten Hag bị mất việc khi những Bruno Fernandes, Hoijlund hay Zirkzee không thể đáp ứng được hiệu suất ghi bàn ổn định. Việc các trụ cột liên tục đánh mất chính mình đã đẩy Man United rơi xuống vị trí thứ 13 trên bảng xếp hạng.
Khác biệt về hệ thống chiến thuật và chiều sâu đội hình
Trong khi các đội cùng gặp vấn đề về phong độ và chấn thương, sự khác biệt nằm ở cách mỗi đội đối phó và thích nghi với tình huống. Man City gặp vấn đề về hệ thống chiến thuật khi không có Rodri, dẫn đến việc họ dễ bị phản công và thủng lưới từ các tình huống cần sự tranh chấp quyết liệt từ ngay giữa sân. Pep Guardiola đã thừa nhận khuyết điểm sau chuỗi 4 trận thua liên tiếp.
MU, Man City hay Arsenal đều lao đao vì những vấn đề trong lẫn ngoài chuyên môn
Chiến lược gia người Tây Ban Nha tin rằng khi các cầu thủ trở lại, “The Citizens” sẽ trở lại phong độ cao nhất khi đó những điểm yếu trong các pha tranh chấp và phản công nhanh của họ sẽ được giải quyết triệt để. Điều này khác với Tottenham, khi đội bóng này phải vật lộn với tính kỷ luật và sự ổn định trong các trận đấu do đội hình thiếu kinh nghiệm và yêu cầu chiến thuật cao của HLV Postecoglou.
Arsenal, dưới sự dẫn dắt của Arteta, gặp khó khăn trong việc duy trì áp lực tấn công và sự tập trung phòng ngự, đặc biệt là trong những pha bóng chết và tình huống chuyền bóng lỗi. Sau 2 mùa giải rất gần với danh hiệu vô địch, “Pháo thủ” lại gặp khó khăn khi thiếu chiều sâu đội hình, khoảng cách trình độ giữa các cầu thủ khiến Arteta không thể duy trì lối đá tấn công hiệu quả. Mặc dù họ đã có sự xuất hiện ấn tượng của các ngôi sao trẻ, nhưng khi những trụ cột như Odegaard hay Saliba không thể thi đấu, thành tích của của họ đi xuống.
Manchester United đang đối mặt với nhiều thách thức không chỉ về chiến thuật dưới sự dẫn dắt của Erik ten Hag, mà còn về mâu thuẫn trong phòng thay đồ. Cơn khủng hoảng kéo dài đã khiến đội bóng này không thể duy trì sự ổn định cả trong lẫn ngoài sân cỏ. Sau hơn hai mùa giải, ban lãnh đạo Man United đã quyết định sa thải Ten Hag và đặt niềm tin vào Ruben Amorim, người vừa được bổ nhiệm làm HLV mới của "Quỷ đỏ".
Sự cạnh tranh từ các đội bóng chiếu dưới
Một trong những nguyên nhân khiến phong độ của các đội bóng lớn không ổn định là sự trỗi dậy mạnh mẽ của những đội bóng "chiếu dưới" như Aston Villa, Newcastle và Brighton. Những đội bóng này không chỉ cải thiện đáng kể về mặt chiến thuật mà còn có sự chuẩn bị tốt hơn về đội hình và tài chính.
Brighton, Nottingham Forest, Fulham gây ấn tượng
Dưới sự đầu tư mạnh mẽ từ các chủ sở hữu mới, Newcastle đã nhanh chóng trở thành một đối thủ khó chịu, thách thức các đội bóng lớn trong giải Ngoại hạng Anh. Cùng lúc đó, Aston Villa cũng ghi dấu ấn ấn tượng dưới sự dẫn dắt của HLV Unai Emery. Với lối chơi chắc chắn và hàng thủ kiên cường, Aston Villa đã dễ dàng giành điểm trước những đội bóng hàng đầu.
Sự tiến bộ của Newcastle và Aston Villa không chỉ tạo ra bất ngờ mà còn khiến các đội bóng lớn phải nỗ lực hơn trong việc duy trì vị thế của mình. Cạnh tranh từ những đội bóng này là một trong những nguyên nhân khiến phong độ của các đội hàng đầu suy giảm, làm cho việc giữ vững đẳng cấp trở nên khó khăn hơn.
Mặc dù giai đoạn đầu mùa giải này chứng kiến sự sa sút của các đội bóng hàng đầu Premier League, tương lai vẫn có thể tươi sáng nếu họ tìm ra giải pháp thích hợp. Việc khắc phục những vấn đề như thiếu chiều sâu đội hình, chiến thuật không hiệu quả, và sự bất ổn trong nội bộ sẽ là chìa khóa giúp các đội bóng lớn trở lại với phong độ đỉnh cao.
Tuy nhiên, nếu không có sự thay đổi kịp thời, những đội bóng này sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn từ các đối thủ mới nổi. Cuộc cạnh tranh tại Premier League hứa hẹn sẽ ngày càng khốc liệt hơn bao giờ hết.
Trong một thập kỷ qua, MU không gặt hái thành công như mong đợi, có giai đoạn kéo dài tới 5 năm không thu về danh hiệu nào. Đáng nói, giới chủ đội...
Nguồn: [Link nguồn]