Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Nantes vs Monaco
Logo Nantes - NAN Nantes
-
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Borussia Dortmund vs Bayer Leverkusen
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Aston Villa vs West Ham United
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Rayo Vallecano vs Celta de Vigo
Logo Rayo Vallecano - RAY Rayo Vallecano
-
Logo Celta de Vigo - CEL Celta de Vigo
-
Liverpool vs Accrington Stanley
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo Accrington Stanley - ACC Accrington Stanley
-
Deportivo Alavés vs Girona
Logo Deportivo Alavés - ALA Deportivo Alavés
-
Logo Girona - GIR Girona
-
Real Valladolid vs Real Betis
Logo Real Valladolid - VLD Real Valladolid
-
Logo Real Betis - BET Real Betis
-
Brest vs Olympique Lyonnais
Logo Brest - BRE Brest
-
Logo Olympique Lyonnais - OL Olympique Lyonnais
-
Borussia M'gladbach vs Bayern Munich
Logo Borussia M'gladbach - BMG Borussia M'gladbach
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Manchester City vs Salford City
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Salford City - SAL Salford City
-
Sevilla vs Valencia
Logo Sevilla - SEV Sevilla
-
Logo Valencia - VAL Valencia
-
Tamworth vs Tottenham Hotspur
Logo Tamworth - TAM Tamworth
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
RB Leipzig vs Werder Bremen
Logo RB Leipzig - RBL RB Leipzig
-
Logo Werder Bremen - SVW Werder Bremen
-
Arsenal vs Manchester United
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Newcastle United vs Bromley
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Bromley - BRO Bromley
-
Atlético Madrid vs Osasuna
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Logo Osasuna - OSA Osasuna
-
Southampton vs Swansea City
Logo Southampton - SOU Southampton
-
Logo Swansea City - SWA Swansea City
-
PSG vs Saint-Étienne
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Saint-Étienne - ASS Saint-Étienne
-

Những “dị nhân” sân phủi Hà Nội (Kỳ 1)

Người đàn ông ấy đã trải qua một câu chuyện buồn, bắt đầu từ cánh cửa đóng chặt. Nhưng những cánh cửa khác lại mở ra, để trái bóng lăn mãi trong đôi chân của “ông Vua sân đất nện” Hà Thành, Lê Tuấn Tú (tức Tú “khỉ”).

Sân cỏ bóng đá phủi Thủ đô có nhiều “dị nhân”. Ở đấy, họ có một thế giới riêng với nhiều câu chuyện “hot” không kém các ngôi sao tên tuổi ở sân chơi chuyên nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu những “anh hào” bóng đá phủi Hà Nội để hiểu hơn về sân chơi thú vị này.


Kỳ 1:  Tú “khỉ”: “Ông vua sân đất nện” Hà Thành

* Cái lắc đầu & cánh cửa khóa trái

Đến tận bây giờ khi quá khứ đã ngủ yên, mỗi khi nhắc lại anh vẫn còn đau đáu. Không phải bởi sự cố với bước ngoặt mang tính cuộc đời mình mà bởi những uẩn ức, cay đắng và cả sự day dứt với anh em, với thất bại của ĐTQG mà ở đó anh chính là đầu tầu với rất nhiều trọng trách.

Chuyện bắt đầu từ một quyết định của người đàn ông, về đội tuyển futsal Việt Nam tập trung chuẩn bị cho SEA Games 2007.

Những “dị nhân” sân phủi Hà Nội (Kỳ 1) - 1

Tú "khỉ" được ví như quái kiệt của làng phủi Hà Thành

Ở những ngày tập trung cuối cùng, BHL ĐT Việt Nam chốt danh sách và đội phó khi đó là Tuấn “Mùi” bị loại, nhường chỗ cho một cầu thủ trẻ của Viettel. Trước sự vô lý đến bất bình thường khi một cầu thủ “không biết đá bóng” vốn có quen biết với một thành viên BHL lại ngang nhiên giành suất của người khác ở ĐTQG đã khiến các thành viên của đội futsal nóng mặt. Vì vậy, đội trưởng Lê Tuấn Tú (Tú “khỉ”) đứng ra đề nghị thẳng thắn giữa cuộc họp đội: “Nếu không làm công bằng, minh bạch thì tôi xin nghỉ”.

Tiếp đó, liên tục có những buổi nói chuyện, các kênh tác động để thỏa hiệp, nhưng bất thành. Cuối cùng, 3 cầu thủ trụ cột của ĐTVN vốn là quân Trà Dilmah gồm Tuấn Tú, Bảo Quân, Trung Kiên làm đơn xin rút lui, ngược về Hà Nội đúng thời điểm đội sang Thái Lan tập huấn.

Theo đội trưởng Lê Tuấn Tú, anh và đồng đội đấu tranh vì sự công bằng chứ không cố tình gây áp lực với BHL và có ý phá đội. Anh nhớ lại: “Khi đội U20 Việt Nam thiếu quân, đá tập futsal, chúng tôi đá chơi cũng thắng cỡ… 20 quả. Vậy tại sao lấy một cầu thủ còn không bằng mấy nhóc ở U20 Việt Nam lại được nhét vào đội futsal? Thế có phải vì quyền lợi quốc gia không? Tôi không trẻ con, bẩn tính đến mức cục bộ địa phương vì đồng đội Minh Tuấn bị loại mà gây áp lực phá đội. Vấn đề là sự công bằng…”.

Cũng theo Tuấn Tú, sau khi anh và đồng đội rút lui, HLV phó Nguyễn Hồng Sơn và lãnh đội đã vào phòng anh vừa năn nỉ, vừa... gây áp lực. “Tôi đã rất thất vọng với cách làm của BHL và lãnh đội. ĐTQG dự SEA Games chứ đâu phải đội phong trào”, Tuấn Tú kể lại khi nói về quyết định “khóa cửa không tiếp và viết đơn xin nghỉ”.

Chuyện ngày đó đã ầm ỹ và người ta sửa cái sai này bằng một cái sai khác, với án phạt tiền và treo giò với 3 cầu thủ của Trà Dilmah mà nặng nhất là đội trưởng Tuấn Tú.

ĐTQG, sân chơi futsal và cả con đường thênh thang rộng mở của một trong những quái nhân của sân phủi Hà Nội bị đóng sập sau cánh cửa đó. Với Tuấn Tú, đó là nỗi đau. Nỗi đau khiến anh bật khóc khi gói những đôi tất, những bộ đồ tập, thi đấu có in cờ đỏ sao vàng để lại trong phòng rồi bước đi.

* Chuyện về một quân tử “dị nhân”

Chưa bao giờ anh ân hận về quyết định của mình, bởi đó là tính cách, con người anh, một con người quân tử, thẳng thắn và gần gũi mà trong giới phủi Hà Nội ai cũng quý mến, trân trọng.

Về tài năng thì khỏi nói về Lê Tuấn Tú. Ở tuổi ngoài 30 mới tập futsal, lên ĐTQG được bầu làm đội trưởng, còn trong màu áo Trà Dilmah của thế hệ vàng đội này, Tú “khỉ” có cả một bộ sưu tập huy chương, Cúp cờ các loại. Danh hiệu lớn nhỏ nhiều kể không xiết, bởi hầu như giải nào tham dự nếu không Vua phá lưới thì Tú “khỉ” cũng là Cầu thủ xuất sắc nhất.

Những “dị nhân” sân phủi Hà Nội (Kỳ 1) - 2

Tú "khỉ" trên cương vị HLV trưởng Top Group đang thi đấu tại giải HPL-S1

Danh hiệu hay cái gì đó to tát không là cái gì cả với anh mà thứ giá trị nhất chính là thương hiệu Tú “khỉ”, với danh xưng “ông Vua sân đất nện Hà Nội”. Ở đấy, Tú “khỉ” như một nghệ sỹ sân cỏ có thể biến điều khó nhất thành thứ đơn giản nhất. Ví dụ như quan điểm chơi bóng của anh: Không cần phải làm hàng loạt động tác kỹ thuật qua người biến đối thủ thành trò đùa hay chơi bóng kiểu giễu đối phương, dù kỹ thuật thượng thừa, bởi như thế chỉ thỏa mãn cái tôi cá nhân nhưng làm mếch lòng anh em khác.

Tập ở đội trẻ Đường sắt trước kia, năm 18 tuổi anh có cơ hội khoác áo Thể Công, nhưng Tuấn Tú không chọn con đường chuyên nghiệp. Anh đi đá phủi, hoàn toàn chỉ để thỏa mãn đam mê. Thế nên anh em bạn bè gọi đi chơi là lên đường. Và bao giờ cũng tránh chuyện tiền bạc, dù đá phủi mà đắt show như Tú “khỉ” muốn kiếm tiền cũng đơn giản.

Ở tuổi 40, Tú “khỉ” vẫn chơi cực hay và luôn là sự khác biệt trên sân. Thế nhưng anh cũng tự hạn chế mình, bởi muốn nhường đất diễn cho các em trẻ. Và bởi bây giờ, Tú “khỉ” là HLV có số má trong làng phủi Hà Nội. Nhiều công ty lớn có đội bóng, muốn xây dựng phong trào hay đá giải vẫn nhờ anh về làm. Chuyên môn, tính cách và tư duy chơi bóng mà anh truyền đạt cho các thế hệ đàn em giống như một thứ giá trị.

Gần đây, Tú “khỉ” được doanh nhân trẻ Khổng Hoài Nam mời về làm HLV CLB Top Group, có lương và chế độ đàng hoàng. Và Top Group của Tú “khỉ” đang nổi lên như một thế lực mới của phủi Hà Nội, với những gương mặt 9x trẻ măng và được dự đoán sẽ rất mạnh chỉ trong 1-2 năm tới. Hiện tại Top Group của Tú “khỉ” đang là một trong những đội bóng đáng chú ý tham dự giải bóng đá phủi ngoại hạng Hà Nội lần thứ nhất (HPL-S1).

Mỗi người chọn cho mình một con đường, Lê Tuấn Tú đã chọn con đường của mình, khi rẽ ngang sang đá phủi thay vì bóng đá chuyên nghiệp, đã lắc đầu và đóng cửa phòng khi buộc phải hành động với tư cách đội trưởng ĐTQG. Có những cánh cửa đã khép lại nhưng rồi nhiều cánh cửa lại mở ra, với một “dị nhân” mà những ai chơi bóng ở Hà Nội biết anh đều rất tôn trọng.

* Mời các bạn đón đọc Những “dị nhân” sân phủi Hà Nội (Kỳ 2) vào lúc 10h ngày thứ Sáu (31/5).

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hiền Minh ([Tên nguồn])
Bóng đá phủi Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN