Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Wolverhampton Wanderers vs Nottingham Forest
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-

NHA tụt hậu so với châu Âu: Góc nhìn từ cấp độ ĐTQG (Kỳ 2)

Sự kiện: Premier League 2024-25

Mặc dù sở hữu giải VĐQG hấp dẫn nhất thế giới là Premier League nhưng thực sự bóng đá Anh trong vài năm trở lại đây đã có bước lùi đáng kể trên nhiều bình diện trong đó phải kể đến sự thất vọng mang tên “Tam sư” ở các kỳ Euro hay World Cup.

NHA từ lâu vẫn được đánh giá là giải đấu hấp dẫn và có tính cạnh tranh bậc nhất châu Âu và thế giới. Tuy nhiên những năm gần đây vị thế và chất lượng của giải NHA nói chung và các đội bóng Anh nói riêng đang có chiều hướng đi xuống. Mới đây cựu danh thủ MU và hiện là chuyên gia của đài Sky Sports, Gary Neville đã đưa ra nhận định “Premier League hiện đang tụt hậu khá xa so với các giải đấu lớn khác của châu Âu”. Đây là nhận định có phần đúng đắn và hãy cùng đi tìm hiểu về thực trạng hiện nay của Premier League qua loạt bài của chúng tôi.

Lối chơi thiếu tự tin và không gắn kết

Trong 3 giải VĐQG hàng đầu châu Âu, Premier League của người Anh đứng đầu về chất lượng, La Liga của Tây Ban Nha và Bundesliga của Đức chỉ được xếp lần lượt ở vị trí thứ 2 và 3. Thế nhưng, xét trên góc độ ĐTQG, thành tích và chất lượng đội hình (cả về tên tuổi và chiều sâu) của “Tam sư” chẳng thể nào sánh nổi với “Những cỗ xe tăng” Đức hay “Bò tót” Tây Ban Nha.

Mặc dù vẫn tự hào là quê hương đã sản sinh ra bóng đá thế nhưng nước Anh lại không có được một đội tuyển quốc gia đủ tầm để chinh phục các danh hiệu lớn. Lần gần nhất và cũng là duy nhất “Tam sư” khiến cả thế giới phải ngước nhìn đã cách đây 48 năm.

NHA tụt hậu so với châu Âu: Góc nhìn từ cấp độ ĐTQG (Kỳ 2) - 1

Ở thời điểm hiện tại, ĐT Anh (áo trắng)thua xa ĐT Đức về nhiều mặt

Đó là năm 1966 khi ĐT Anh đăng quang chức vô địch World Cup ngay trên sân nhà Wembley (cũ) bằng việc đánh bại ĐT Tây Đức với tỉ số 4-2 trong trận chung kết. Kể từ đó, thành tích tốt nhất của đội tuyển xứ sở sương mù chỉ là 3 lần vào bán kết của các kỳ Euro năm 1968 và 1996 hay World Cup 1990.

Trong khi đó, bại tướng của người Anh ở cúp thế giới năm 1966 là ĐT Đức đã vươn lên mạnh mẽ với việc giành thêm 6 chức vô địch chia đều ở cả Euro và World Cup để trở thành đội tuyển số 1 tại châu Âu và thế giới thời điểm hiện tại.

Trước Đức, Tây Ban Nha cũng đã trải qua chuỗi vinh quang đáng nể với việc lên ngôi vô địch ở 3 giải đấu lớn liên tiếp là Euro 2008, World Cup 2010 và Euro 2012.

Còn ĐT Anh thì sao? Mặc dù được đầu tư không ít tiền của và nhận được sự kỳ vọng rất lớn của các fan, thế nhưng họ liên tục gây thất vọng ở các giải đấu số 1 tại châu lục và thế giới.

Minh chứng gần nhất là ở vòng đấu bảng World Cup 2014 mùa hè vừa qua, mặc dù được đặt khá nhiều kỳ vọng nhưng ĐT Anh đã thể hiện những màn trình diễn bạc nhược tại bảng D khi xếp bét bảng với vỏn vẹn chỉ 1 điểm sau 3 lượt trận (thua Ý và Uruguay cùng với tỉ số 1-2, hòa Costa Rica 0-0).

Đào tạo trẻ không tốt

So về công tác phát triển tài năng trẻ hiện tại, người Anh cũng thua xa những Tây Ban Nha hay Đức. Nếu như ở nhóm “Big 5” giải Ngoại hạng, những cầu thủ được đôn lên từ các đội trẻ có thể trụ lại ở đội hình chính chỉ đếm trên đầu ngón tay thì điều đó lại ngược lại với trường hợp ở những đội bóng lớn khác như Barca (Tây Ban Nha) hay Bayern hoặc Dortmund (Đức) khi luôn có chỗ cho những cầu thủ thuộc dạng “cây nhà lá vườn”.

NHA tụt hậu so với châu Âu: Góc nhìn từ cấp độ ĐTQG (Kỳ 2) - 2

Dù nhận được nhiều kỳ vọng nhưng "Tam sư" đã thất bại ê chề tại World Cup 2014

ĐT Tây Ban Nha sở dĩ có thể lên ngôi ở 3 giải đấu liên tiếp một phần không nhỏ là do “La Roja” được thừa hưởng những nhân tố trẻ đầy chất lượng từ lò đào tạo trứ danh La Masia như Xavi, Iniesta, Pedro hay Fabregas… đã thấm nhuần và phát triển thành công tư tưởng tiki-taka.

ĐT Đức cũng tương tự, HLV Jurgen Klismann trước đây hay Joachim Loews bây giờ rất chú trọng tạo cơ hội thể hiện mình cho các nhân tố trẻ và chức vô địch World Cup vừa qua là thành quả rất sức đáng cho niềm tin đó. 

Khi Premier League không còn là “cục nam châm” hút các siêu sao

Quan niệm “mảnh đất lý tưởng nhất” để phát triển tài năng của các siêu sao thế giới đã thay đổi. Giờ đây, thay vì chọn giải Ngoại hạng Anh, họ đã quyết định chơi bóng ở La Liga hay Bundesliga.

Trung bình, mỗi trận Bundeliga có 3,16 bàn, thu hút 43.500 CĐV - cao nhất châu Âu, trong khi con số đó ở NHA chỉ là 2,77 và 33.500.

Khi Premier League không còn là “cục nam châm” hút các siêu sao, dễ hiểu tại sao thành tích của ĐTQG hay CLB ở xứ sở sương mù sụt giảm.

Trên cả 2 cấp độ CLB và ĐTQG, người Anh vẫn đang cho thấy sự tụt dốc của mình so với các nền bóng đá danh tiếng khác ở lục địa già. Vậy nguyên nhân sâu sa dẫn đến tình trạng này là gì? Mời các bạn đón xem NHA tụt hậu so với châu Âu: Đi tìm nguyên nhân (Kỳ 3) vào lúc 19h30 ngày 25/12 để tìm câu trả lời.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Đức ([Tên nguồn])
Premier League 2024-25 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN