Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Tây Ban Nha vs Đức
Logo Tây Ban Nha - ESP Tây Ban Nha
-
Logo Đức - GER Đức
-
Bồ Đào Nha vs Pháp
Logo Bồ Đào Nha - POR Bồ Đào Nha
-
Logo Pháp - FRA Pháp
-
Anh vs Thụy Sĩ
Logo Anh - ENG Anh
-
Logo Thụy Sĩ - SUI Thụy Sĩ
-
Hà Lan vs Thổ Nhĩ Kỳ
Logo Hà Lan - NED Hà Lan
-
Logo Thổ Nhĩ Kỳ - TUR Thổ Nhĩ Kỳ
-
Thắng tứ kết 1 vs Thắng tứ kết 2
Logo Thắng tứ kết 1 - Thắng tứ kết 1
-
Logo Thắng tứ kết 2 - Thắng tứ kết 2
-
Thắng tứ kết 3 vs Thắng tứ kết 4
Logo Thắng tứ kết 3 - Thắng tứ kết 3
-
Logo Thắng tứ kết 4 - Thắng tứ kết 4
-
Thắng bán kết 1 vs Thắng bán kết 2
Logo Thắng bán kết 1 - Thắng bán kết 1
-
Logo Thắng bán kết 2 - Thắng bán kết 2
-

"Ngựa ô" Đan Mạch - Hy Lạp khuynh đảo EURO, đội tuyển nào gây sốc nhất lịch sử?

EURO đã chứng kiến những cú sốc không ai ngờ tới trong lịch sử giải đấu.

EURO 2024 sẽ bắt đầu khởi tranh từ ngày 15/6. Hãy cùng nhìn lại những khoảnh khắc, sự kiện, trận đấu, ngôi sao nổi bật nhất trong suốt lịch sử giải đấu hấp dẫn nhất châu Âu qua loạt bài của chúng tôi bắt đầu từ 27/5!

Đan Mạch 1992

Hầu hết người yêu bóng đá đã biết về cổ tích Đan Mạch 1992, và nhiều người cũng đã biết Đan Mạch đáng lẽ không được dự giải đấu đó. Nhưng điều ít người biết là họ thậm chí suýt không qua được vòng bảng, và trước EURO 1992 họ lại từng là “con cưng của khán giả trung lập”.

Đan Mạch không được dự EURO 1992 nhưng lịch sử đã bất ngờ thay đổi

Đan Mạch không được dự EURO 1992 nhưng lịch sử đã bất ngờ thay đổi

Trong thập niên 1980 Đan Mạch nổi lên là nền bóng đá giàu tiềm năng khi họ không những nhiều cầu thủ giỏi (ở EURO 1984 Đan Mạch có 20 cầu thủ thì 14 đá ở nước ngoài), mà còn nhiều tài năng xuất chúng như Allan Simonsen (QBV 1977), Michael Laudrup, Preben Elkjaer, Jesper Olsen và Jan Molby. Thứ bóng đá của họ rất đẹp mắt và nhiều cầu thủ giỏi rê dắt khiến người xem toàn cầu coi họ là đội bóng ưa thích nhất của khán giả trung lập.

Nhưng chức vô địch EURO 1992 đến khi tuyển Đan Mạch đang thoái trào, họ bị loại sớm ở EURO 1988 và không qua được vòng loại World Cup 1990. Đan Mạch về nhì ở vòng loại EURO 1992 sau Nam Tư nhưng chỉ đội dẫn đầu được đi, và các cầu thủ Đan Mạch tưởng như sẽ có kỳ nghỉ hè cho tới khi Nam Tư bị cấm dự do chiến tranh.

Siêu sao của Đan Mạch, Michael Laudrup, đã bỏ tuyển từ năm 1990 do mâu thuẫn với HLV. Người anh em Brian Laudrup cùng với Jan Molby cũng đã rời tuyển, nhưng Brian trở lại vào tháng 4/1992 và rốt cuộc được trông cậy cho vai trò kiến thiết ở EURO. Với lực lượng thiếu hụt, Đan Mạch do đó đá phòng ngự phản công, một lối chơi đối lập hoàn toàn chính họ những năm trước, với Peter Schmeichel trong khung thành.

Đan Mạch hòa ĐT Anh 0-0 ở trận mở màn trước khi bị chủ nhà Thụy Điển thắng 1-0. Nhưng ở trận cuối cùng, Đan Mạch bất ngờ thắng 2-1 trước Pháp của những Eric Cantona, Laurent Blanc và Didier Deschamps (ĐT Anh cũng thua sốc 1-2 trước Thụy Điển). Và ở bán kết họ lại làm nên kỳ tích khi hạ Hà Lan 5-4 trong loạt luân lưu, Peter Schmeichel cản phá cú sút 11m của Marco Van Basten.

Schmeichel cản phá Van Basten trong loạt luân lưu

Schmeichel cản phá Van Basten trong loạt luân lưu

Trận chung kết đặt Đan Mạch trước ĐT Đức, nhà ĐKVĐ World Cup với những Klinsmann, Sammer, Voller trong đội hình. Nhưng họ đã bất lực chứng kiến Đan Mạch thắng 2-0, John Jensen và Kim Vilfort đưa bóng đá Đan Mạch tới đỉnh cao châu Âu.

CH Czech 1996

Trong giải đấu lớn đầu tiên tham dự sau khi đội tuyển được thành lập, CH Czech đã suýt nữa tái lập được chiến tích của Tiệp Khắc trước đó 20 năm. Đội tuyển non trẻ này với những Karel Poborsky, Pavel Nedved, Patrik Berger, Vladimir Smicer, Miroslav Kadlec và Vaclav Nemecek đã đoạt vé dự EURO 1996 khi dẫn đầu vòng loại (đứng trên Hà Lan).

Czech thua Đức trận mở màn nhưng hạ Italia 2-1 tại Anfield để nắm cơ hội đi tiếp. Ở trận cuối vòng bảng họ đã bị dẫn 2-3 bởi ĐT Nga, nhưng Vladimir Smicer quân bình 3-3 ở phút 88. Trận hòa này kết hợp với Ý bị Đức cầm chân 0-0 khiến CH Czech đi tiếp nhờ hơn Ý về đối đầu.

Poborsky ăn mừng bàn thắng vào lưới Bồ Đào Nha

Poborsky ăn mừng bàn thắng vào lưới Bồ Đào Nha

Poborsky trở thành người hùng ở tứ kết khi ghi bàn duy nhất đưa Czech hạ thế hệ vàng của Bồ Đào Nha. Ở bán kết, CH Czech phòng ngự chặt chẽ để cầm hòa Pháp không bàn thắng, trước khi thắng 6-5 trong loạt sút luân lưu mặc dù chính Pháp vừa vượt qua Hà Lan ở tứ kết cũng bằng loạt sút 11m.

Trong trận chung kết, Czech dù vắng Nemecek do án treo giò vẫn dẫn trước phút 59 từ quả 11m của Berger. Nhưng Đức rút Mehmet Scholl để tung Olivier Bierhoff vào sân khi trận đấu còn 20 phút và chỉ 3 phút sau Bierhoff đã gỡ hòa cho Đức. Đến phút 95 chuyên gia đánh đầu này mang về bàn thắng vàng đầu tiên trong lịch sử EURO, cũng như làm tan nát trái tim những người Czech.

Hy Lạp 2004

Không có một cú sốc nào lớn hơn, ngay cả Đan Mạch 1992. Trước EURO 2004 Hy Lạp chưa từng là một cường quốc bóng đá và gây tiếng vang ở giải đấu lớn, điều Đan Mạch đã từng làm và CH Czech ít nhất cũng là hậu duệ của nhà cựu vô địch Tiệp Khắc. Sau giải đấu này họ cũng chìm dần vào quên lãng, nhưng ký ức 2004 vì thế càng được nâng niu.

Hy Lạp cổ đại có 12 vị thần, Hy Lạp hiện đại có 11 - Poster phim "King Otto" 2021

Hy Lạp cổ đại có 12 vị thần, Hy Lạp hiện đại có 11 - Poster phim "King Otto" 2021

Người chèo lái đội bóng đó, Otto Rehhagel, gắn liền thành công trong sự nghiệp với toàn những đội bóng không quá mạnh. Ông trong 14 năm biến Werder Bremen 2 lần thành nhà vô địch Bundesliga và 1 lần đoạt Cúp C2, trước khi đưa Kaiserlautern tới một danh hiệu vô địch Đức vô cùng bất ngờ năm 1998 lẫn vào tứ kết Cúp C1 năm 1999. Xen giữa đó là giai đoạn dẫn dắt Bayern Munich không thành công lắm và Rehhagel bị xem là một kẻ lập dị nhà quê bởi các sếp Bayern.

Rehhagel đã có hơn 1 năm thất nghiệp trước khi ĐT Hy Lạp mời về, và ông giúp đội bóng mới đứng đầu vòng loại EURO 2004 với thành tích hơn cả Tây Ban Nha, bao gồm 1 trận thắng TBN ngay tại sân khách. Triết lý của Rehhagel tại Hy Lạp đi ngược hoàn toàn phong cách bóng đá như Brazil của ông ở Bremen: Phòng thủ đông, tiền vệ quấy rối liên tục để đối phương mệt mỏi, phản công nhanh và tận dụng bóng chết.

EURO 2004 đầy những bất ngờ và Hy Lạp tạo ra bất ngờ đầu tiên, vọt lên dẫn 2-0 trước chủ nhà Bồ Đào Nha và chỉ để Cristiano Ronaldo gỡ lại 1 bàn ở cuối trận. Sau khi cầm hòa Tây Ban Nha, Hy Lạp thua Nga ở lượt trận cuối nhưng vẫn đi tiếp do hơn Tây Ban Nha về số bàn thắng ghi được.

Pháp với những Zidane và Henry ở tứ kết trở thành nạn nhân tiếp theo, ra về sau cú đánh đầu hiệp 2 của Angelos Charisteas. CH Czech chờ Hy Lạp ở bán kết và được đánh giá cao sau khi đã thắng cả 4 trận, nhưng bỏ lỡ một loạt cơ hội trước khi thua vì cú đánh đầu của Traianos Dellas ở hiệp phụ thứ nhất, bàn thắng bạc duy nhất trong lịch sử EURO.

Bồ Đào Nha đã vượt qua thất bại ngày khai mạc để vào chung kết và họ tấn công như vũ bão, nhưng một lần nữa vấp phải hàng thủ Hy Lạp. Ngay trước khi trận đấu chạm mốc 1 giờ thi đấu, Angelos Charisteas đánh đầu thành bàn từ quả phạt góc và Hy Lạp đứng trước cánh cửa thiên đường. BĐN tăng tốc, nhưng Ronaldo sút xa bị cản phá, Luis Figo và Maniche lần lượt bỏ lỡ, trước khi Ronaldo ở phút 74 chỉ còn thủ môn trước mặt nhưng đá chạm xà.

Trên sân đối phương và được đánh giá thấp hơn, màu xanh Hy Lạp lại là màu sắc chủ đạo của giây phút đăng quang

Trên sân đối phương và được đánh giá thấp hơn, màu xanh Hy Lạp lại là màu sắc chủ đạo của giây phút đăng quang

Tiếng còi mãn cuộc vang lên và những giọt nước mắt đã rơi trên mặt của Ronaldo và hàng triệu người Bồ Đào Nha. Trong khi đó, “King Otto” và những người lính của ông đã đi vào Ngôi đền huyền thoại của thể thao thế giới.

Nga 2008

Sau khi Liên Xô tan rã, ĐT Nga chưa từng vượt qua vòng bảng World Cup hay EURO và họ cũng thường vắng mặt các giải đấu này khá thường xuyên. Sau khi không qua được vòng loại World Cup 2006, LĐBĐ Nga lần đầu tiên tìm một HLV ngoại và họ chọn Guus Hiddink, kiến trúc sư của những cú sốc Hàn Quốc và Australia tạo ra ở liền 2 kỳ World Cup.

Ngay từ vòng loại của EURO 2008 Nga đã tạo ra bất ngờ, Croatia giữ vững ngôi nhất bảng nên Nga chủ yếu đấu với ĐT Anh và đã ngược dòng thắng “Tam Sư” 2-1 tại Moscow. Trận thua 2-3 trước Croatia ở lượt cuối khiến Anh bẽ bàng bị loại, nhưng không nhiều người coi Nga là “ngựa ô” khi vòng chung kết bắt đầu.

Sau khi thua Tây Ban Nha 1-4, Nga thắng sát nút 1-0 trước Hy Lạp và họ hạ Thụy Điển 2-0 ở lượt cuối để đoạt vị trí nhì bảng. Đối thủ kế tiếp là Hà Lan, đội đã vượt qua vòng bảng với thành tích toàn thắng dù cùng bảng với Italia và Pháp, ghi 9 bàn và lọt chỉ 1 bàn. Roman Pavlyuchenko vô-lê mở tỷ số cho Nga phút 56 nhưng Ruud Van Nistelrooy gỡ hòa phút 86 để đưa trận đấu vào hiệp phụ.

Arshavin mang bóng đá Nga trở lại với ánh sáng ở cấp độ quốc tế

Arshavin mang bóng đá Nga trở lại với ánh sáng ở cấp độ quốc tế

Đến lúc này Andrei Arshavin “hóa điên”, ngôi sao của Zenit tăng tốc xuống cánh trái và căng ngang cho Dmitri Torbinski đệm cận thành ở phút 112, trước khi tự mình đột phá đánh bại Edwin Van der Sar sau đó 4 phút để mang về thắng lợi 3-1 cho Nga. Mặc dù sau đó Nga bị Tây Ban Nha hạ 3-0 ở bán kết, vào tứ kết EURO là thành tích lịch sử cho đội tuyển này cho tới lúc đó.

Iceland 2016

Iceland là một trong những nơi phát triển bóng đá chậm nhất, mùa đông kéo dài 8 tháng mỗi năm khiến sân cỏ khó mà nuôi được. ĐT Iceland lập năm 1912 nhưng tận 18 năm sau mới đá trận đầu tiên, thêm 16 năm nữa để có trận đầu với tư cách thành viên FIFA. Nhưng vào thập niên 2000, kinh tế thịnh vượng cộng công nghệ phát triển giúp LĐBĐ Iceland lập nhiều sân trong nhà để đào tạo cầu thủ, bóng đá được chính phủ cổ động thanh thiếu niên tập luyện để giảm nạn nghiện thuốc lá & rượu bia. 

Gần như mọi tài năng Iceland đều ra nước ngoài thi đấu và mang kinh nghiệm về phụng sự cho đội tuyển quốc gia. Sau khi hụt vé World Cup 2014 do thua playoff, Iceland đoạt vé dự EURO 2016 với chiến tích 2 lần thắng Hà Lan. Mặc dù Eidur Gudjohnsen vẫn còn trong thành phần đội tuyển, anh đã 37 tuổi và chỉ đóng vai trò truyền thụ kinh nghiệm, trong khi Gylfi Sigurdsson của Swansea là ngôi sao chính với thành tích 6 bàn ở vòng loại.

Đoạt vé dự EURO 2016 là lần đầu tiên Iceland góp mặt ở một giải đấu quốc tế

Đoạt vé dự EURO 2016 là lần đầu tiên Iceland góp mặt ở một giải đấu quốc tế

Dẫn dắt Iceland là HLV Lars Lagerback tới từ Thụy Điển, trong khi trợ lý Heimir Hallgrímsson được trao cương vị đồng HLV trưởng. Sự phối hợp của bộ đôi này rất quan trọng: Lagerback tập trung vào chiến thuật chung & lựa chọn cầu thủ, Hallgrimsson tập trung vào phân tích đối thủ & luyện các bài đánh trên sân tập. Dù là đội tuyển nhỏ nhưng Iceland có rất nhiều thành viên trong ban huấn luyện, nhất là đội ngũ trị liệu nhằm giúp cầu thủ hồi phục tốt.

Iceland chơi phòng ngự phản công và đã cầm hòa Bồ Đào Nha 1-1 ở trận mở màn trước khi lặp lại kết quả đó trước Hungary. Trong lượt cuối, Arnór Ingvi Traustason ghi bàn thắng lịch sử ở phút 90+4 để mang về thắng lợi 2-1 cho Iceland trước Áo, qua đó Iceland đoạt vé knock-out với tư cách đội nhì bảng.

ĐT Anh đón chờ Iceland ở vòng 1/8 và chỉ mất 4 phút để vượt lên nhờ quả penalty của Wayne Rooney, nhưng 2 phút sau Iceland dùng bài ném biên để gỡ hòa với pha chớp thời cơ của Ragnar Sigurdsson. Tới phút 18, Joe Hart mắc sai lầm nghiêm trọng khi để bật cú sút của Kolbeinn Sigthorsson đi vào khung thành ĐT Anh, và Iceland từ đây đổ rào tử thủ đầy kiên cường, từ chối mọi cơ hội của "Tam Sư".

Một khoảnh khắc vang lừng thế giới

Một khoảnh khắc vang lừng thế giới

Trận thắng 2-1 gây sốc toàn thế giới và chấm dứt triều đại HLV Roy Hodgson ở ĐT Anh, và màn ăn mừng vỗ tay kiểu Viking trở thành một hiện tượng toàn cầu. Iceland rốt cuộc không thể tiến xa hơn khi thua trước chủ nhà Pháp ở tứ kết, nhưng ngay cả khi bị dẫn 0-4 họ vẫn kiên trì thi đấu và gỡ lại 2 bàn trước khi trận đấu kết thúc với tỷ số 2-5.

Lịch sử EURO từng chứng kiến rất nhiều trận đấu hấp dẫn, kinh điển khiến người xem không thể quên. Hãy cùng điểm lại những trận đấu kịch tính nhất lịch sử EURO vào sáng 29/5!

Vòng chung kết EURO 2024
Theo bạn đội tuyển nào sẽ lên ngôi vô địch EURO 2024?

Nguồn: [Link nguồn]

Kante bất ngờ được gọi trở lại ĐT Pháp dự EURO sau 2 năm vắng bóng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Q.D ([Tên nguồn])
Euro 2024: Hành trình khốc liệt Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN