Ngoại hạng Anh chưa hẹn ngày trở lại, cầu thủ từ chối ra sân vì điều gì?
Chặng đường tái khởi động giải Ngoại hạng Anh vẫn còn vô cùng gian nan. Kế hoạch mang tên Project Restart của ban tổ chức vấp phải sự phản đối từ nhiều phía.
Project Restart gặp khó khăn
Vì lợi ích hàng tỷ bảng, ban tổ chức Ngoại hạng Anh nỗ lực hoàn thành nốt 9 vòng đấu cuối cùng. Mới đây, LĐBĐ Anh (FA) cùng đại diện 20 đội bóng tiếp tục họp trực tuyến để tìm giải pháp cho phần còn lại của mùa giải.
Ngoại hạng Anh gặp khó với việc 6 CLB không đồng ý đá trên sân trung lập
Kế hoạch mang tên Project Restart - chương trình khởi động lại chiến dịch Ngoại hạng Anh 2019/20 được đưa ra. Ở đó, ban tổ chức muốn tiến hành thi đấu tập trung trên 3 sân vận động trung lập và nhiều khả năng địa điểm được lựa chọn là thủ đô London. 20 CLB sẽ đá theo kiểu cuốn chiếu, cố gắng để vừa thi đấu vừa giữ an toàn cho các cầu thủ.
Dù vậy, kế hoạch này không được thông qua ngay trong cuộc họp. 13 CLB bỏ phiếu tán thành, nhưng cũng có 6 đội bóng bét bảng phản đối Project Restart và 1 CLB chưa quyết định. Trong khi đó, Premier League cần ít nhất 14 phiếu thuận để Project Restart được thông qua.
Nhóm 6 đội bóng đang đứng ở nửa sau bảng xếp hạng là Watford, West Ham, Brighton, Norwich, Bournemouth và Aston Villa không đồng ý với việc phải đá trên sân trung lập. Các đội bóng này cho rằng họ chịu thiệt thòi trong cuộc đua trụ hạng và chỉ đá nếu không có đội xuống hạng.
Mọi thứ căng thẳng đến nỗi, ban tổ chức giải Ngoại hạng Anh đe dọa sẽ cho 3 CLB cuối bảng xếp hạng hiện tại là Norwich, Bournemouth và Aston Villa xuống hạng ngay lập tức. Bởi nếu không thể đá nốt 9 vòng đấu cuối, Ngoại hạng Anh sẽ bỏ phiếu theo chiều hướng kết thúc mùa giải ngay từ thời điểm này.
Các cầu thủ không chịu đá?
Nhưng mọi thứ vẫn chưa dừng lại ở đó. Ngay bản thân giới cầu thủ cũng không hào hứng với kế hoạch thi đấu trở lại. Họ lo ngại cho an toàn của bản thân và gia đình. Về cơ bản, cầu thủ Ngoại hạng Anh đều là những người giàu có, sở hữu hàng triệu bảng, hàng chục thậm chí hàng trăm triệu bảng trong tay. Bởi vậy, họ không muốn phải liều thân mình một cách không đáng.
Một số địa điểm dự kiến để đá tiếp 9 vòng của giải Ngoại hạng Anh
Theo tờ Guardian, Hiệp hội Cầu thủ chuyên nghiệp Anh (PFA) sẽ phải lắng nghe ý kiến của giới cầu thủ trong các cuộc họp với LĐBĐ Anh. Thông qua 20 đội trưởng của các CLB, hiệp hội này phải có trách nhiệm bảo vệ lợi ích của giới cầu thủ.
Và trên thực tế, PFA cũng đã làm việc có hiệu quả, thông qua cái cách họ bảo vệ, giúp các cầu thủ không bị giảm 30% lương trong cuộc chiến với ban tổ chức Ngoại hạng Anh và 20 CLB chủ quản mới đây. Vậy nên, nếu PFA và giới cầu thủ kiên quyết không ra sân thi đấu, kế hoạch Project Restart của LĐBĐ Anh sẽ gặp trở ngại cực lớn.
Vào lúc này, 6 đại gia của giải Ngoại hạng Anh gồm MU, Man City, Liverpool, Chelsea, Arsenal và Tottenham là những đội muốn đá tiếp. Bởi mùa giải 2019/20 bị hủy, họ sẽ mất một số tiền khổng lồ. Thêm nữa, các đội bóng này đều có những lợi ích khác. Ví như Liverpool muốn vô địch Ngoại hạng Anh, còn MU mong vào top 4 để giành vé Champions League.
Nhưng như thừa nhận của Sadio Mane mới đây, ngôi sao của Liverpool sẵn sàng bỏ qua chức vô địch Ngoại hạng Anh: "Vô địch Ngoại hạng Anh là giấc mơ của tôi và tôi muốn hoàn thành trong năm nay. Nhưng nếu không được, tôi sẽ chấp nhận, đó là một phần của cuộc sống. Hy vọng chúng tôi sẽ giành được nó vào năm sau".
Ngay cả Mane còn mang tâm lý lo sợ cho sức khỏe bản thân và gia đình - dù chức vô địch đã ở trước mắt. Vậy nên, không ngạc nhiên khi tâm lý chung của giới cầu thủ là không muốn phải ra khỏi nhà vào lúc này.
Nguồn: [Link nguồn]
Ngoại hạng Anh mùa giải 2020/21 đứng trước nguy cơ phải thi đấu trên sân không khán giả. Và điều đó khiến 20 CLB mất...