Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Australia vs Saudi Arabia
Logo Australia - AUS Australia
-
Logo Saudi Arabia - KSA Saudi Arabia
-
Quy Nhơn Bình Định vs Hải Phòng
Logo Quy Nhơn Bình Định - BIN Quy Nhơn Bình Định
-
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Triều Tiên vs Iran
Logo Triều Tiên - PRK Triều Tiên
-
Logo Iran - IRN Iran
-
Hong Kong (Trung Quốc) vs Philippines
Logo Hong Kong (Trung Quốc) - HKG Hong Kong (Trung Quốc)
-
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Singapore vs Myanmar
Logo Singapore - SGP Singapore
-
Logo Myanmar - MYA Myanmar
-
Hà Nội vs Becamex Bình Dương
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
Lào vs Malaysia
Logo Lào - LAO Lào
-
Logo Malaysia - MAS Malaysia
-
Thái Lan vs Lebanon
Logo Thái Lan - THA Thái Lan
-
Logo Lebanon - LBN Lebanon
-
Bahrain vs Trung Quốc
Logo Bahrain - BHR Bahrain
-
Logo Trung Quốc - CHN Trung Quốc
-
Kuwait vs Hàn Quốc
Logo Kuwait - KUW Kuwait
-
Logo Hàn Quốc - KOR Hàn Quốc
-
Oman vs Palestine
Logo Oman - OMA Oman
-
Logo Palestine - PLE Palestine
-
Iraq vs Jordan
Logo Iraq - IRQ Iraq
-
Logo Jordan - JOR Jordan
-
Qatar vs Uzbekistan
Logo Qatar - QAT Qatar
-
Logo Uzbekistan - UZB Uzbekistan
-
UAE vs Kyrgyzstan
Logo UAE - UAE UAE
-
Logo Kyrgyzstan - KGZ Kyrgyzstan
-
Quảng Nam vs Sông Lam Nghệ An
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vs Hoàng Anh Gia Lai
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Logo Hoàng Anh Gia Lai - HGL Hoàng Anh Gia Lai
-
Indonesia vs Nhật Bản
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Logo Nhật Bản - JPN Nhật Bản
-
Thể Công - Viettel vs Đông Á Thanh Hóa
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Nga vs Brunei
Logo Nga - RUS Nga
-
Logo Brunei - BRU Brunei
-
Thép Xanh Nam Định vs SHB Đà Nẵng
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Logo SHB Đà Nẵng - SDN SHB Đà Nẵng
-
TP Hồ Chí Minh vs Công An Hà Nội
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
Thái Lan vs Lào
Logo Thái Lan - THA Thái Lan
-
Logo Lào - LAO Lào
-
Ấn Độ vs Malaysia
Logo Ấn Độ - IND Ấn Độ
-
Logo Malaysia - MAS Malaysia
-
Quảng Nam vs Hà Nội
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Sông Lam Nghệ An vs Thể Công - Viettel
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Indonesia vs Saudi Arabia
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Logo Saudi Arabia - KSA Saudi Arabia
-
Trung Quốc vs Nhật Bản
Logo Trung Quốc - CHN Trung Quốc
-
Logo Nhật Bản - JPN Nhật Bản
-
Triều Tiên vs Uzbekistan
Logo Triều Tiên - PRK Triều Tiên
-
Logo Uzbekistan - UZB Uzbekistan
-
Hải Phòng vs Hoàng Anh Gia Lai
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Logo Hoàng Anh Gia Lai - HGL Hoàng Anh Gia Lai
-
Palestine vs Hàn Quốc
Logo Palestine - PLE Palestine
-
Logo Hàn Quốc - KOR Hàn Quốc
-
Kyrgyzstan vs Iran
Logo Kyrgyzstan - KGZ Kyrgyzstan
-
Logo Iran - IRN Iran
-
Oman vs Iraq
Logo Oman - OMA Oman
-
Logo Iraq - IRQ Iraq
-
UAE vs Qatar
Logo UAE - UAE UAE
-
Logo Qatar - QAT Qatar
-
Nga vs Syria
Logo Nga - RUS Nga
-
Logo Syria - SYR Syria
-
Bahrain vs Australia
Logo Bahrain - BHR Bahrain
-
Logo Australia - AUS Australia
-
Kuwait vs Jordan
Logo Kuwait - KUW Kuwait
-
Logo Jordan - JOR Jordan
-
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vs TP Hồ Chí Minh
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Đông Á Thanh Hóa vs SHB Đà Nẵng
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Logo SHB Đà Nẵng - SDN SHB Đà Nẵng
-
Becamex Bình Dương vs Thép Xanh Nam Định
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Công An Hà Nội vs Quy Nhơn Bình Định
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
Logo Quy Nhơn Bình Định - BIN Quy Nhơn Bình Định
-
Monaco vs Brest
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo Brest - BRE Brest
-
PSG vs Toulouse
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Toulouse - TFC Toulouse
-
Hellas Verona vs Inter Milan
Logo Hellas Verona - VER Hellas Verona
-
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Milan vs Juventus
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Celta de Vigo vs Barcelona
Logo Celta de Vigo - CEL Celta de Vigo
-
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Como vs Fiorentina
Logo Como - COM Como
-
Logo Fiorentina - FIO Fiorentina
-
Napoli vs Roma
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Logo Roma - ROM Roma
-
Leganés vs Real Madrid
Logo Leganés - LEG Leganés
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-

Neymar trả băng đội trưởng, Messi thì sao?

Trong chiến thắng, Neymar từ chức đội trưởng. Trong thất bại, Messi ngoảnh mặt chia tay. Bây giờ Messi đã trở lại nhưng tấm băng đội trưởng thì sao?

Kể từ ngày trở thành đồng đội tại Barcelona, tình cảnh của Lionel MessiNeymar là tương đối giống nhau. Họ cùng thành công ở CLB nhưng thất bại với đội tuyển quốc gia. Là những ngôi sao lãnh trọng trách gánh vác đội tuyển, họ phải nhận nhiều chỉ trích sau những thất bại liên tiếp và không những thế còn bị nghi ngờ vai trò thủ lĩnh của mình.

Neymar trả băng đội trưởng, Messi thì sao? - 1

Messi trở lại và ghi bàn

Khỏe là đặt xuống nhẹ

Neymar đã có bước bứt phá ở mùa Hè này. Đội tuyển của anh vẫn thất bại tại Copa America nhưng đó là giải đấu anh không tham dự. Thay vào đó, Neymar sắm vai thủ lĩnh dẫn dắt đội Olympic Brazil đến chiến thắng lịch sử - tấm HCV Thế vận hội đầu tiên của bóng đá Samba.

Và hơn nữa ấn tượng Neymar tạo ra là một ấn tượng kép: trong chiến thắng anh học cách từ bỏ (Lời Phật dạy: khỏe không phải là nhấc lên mạnh mà là đặt xuống nhẹ). Anh không còn là đội trưởng ĐTQG nữa và sức ép sẽ vơi bớt phần nào.

Messi thì vừa trải qua một Copa America rất thành công về mặt cá nhân với 5 bàn thắng, 4 kiến tạo và 3 lần là cầu thủ xuất sắc nhất trận. Gần như không có gì phải chê trách cả. Nhưng đó lại là một giải đấu thất bại của đội tuyển Argentina. “Albicelestes” đã thua 3 trận chung kết liên tiếp trong 3 năm. Truyện xảy ra sau đó chúng ta đều biết, Messi tuyên bố giã từ đội tuyển rồi đổi ý và quay lại sau cuộc nói chuyện với HLV mới Edgardo Bauza.

Câu hỏi được đặt ra là liệu Messi có nên học tập đàn em Neymar bằng cách trả băng đội trưởng ĐTQG. Rõ ràng là những quyết định có phần xốc nổi và trẻ con đã khiến Messi một lần nữa bị nghi ngờ về tư chất thủ lĩnh của mình.

Ngược về thời điểm tháng 8 năm 2011, khi LĐBĐ Argentina (AFA) sa thải HLV Sergio Batista và bổ nhiệm Alejandro Sabella thay thế. Sabella đã có một quyết định quan trọng là chọn Messi làm đội trưởng thay thế Javier Mascherano.

Quyết định ấy gây ra nhiều tranh cãi nhưng Sabella bảo vệ ý kiến của mình. “Có 2 kiểu thủ lĩnh, kiểu thứ nhất là thủ lĩnh dẫn dắt bằng cá tính, kiểu thứ hai là thủ lĩnh dẫn dắt bằng tài năng. Nếu hội tụ đủ 2 yếu tố ấy thì là thủ lĩnh tuyệt đối, nhưng rất hiếm gặp”, Sabella nêu ý kiến.

Argentina từng có một thủ lĩnh tuyệt đối là Diego Maradona. Năm 1983 khi Carlos Bilardo được bổ nhiệm thay thế Cesar Menotti - nhà vô địch World Cup 1978, Bilardo đã có những quyết định táo bạo: thay đổi hoàn toàn chiến thuật, phong cách chơi và chọn Maradona làm đội trưởng. Lựa chọn ấy gây ra nhiều chỉ trích bởi Maradona bị coi là tội đồ ở World Cup 1982 khi lĩnh thẻ đỏ trong trận thua Brazil.

Nhưng lựa chọn tranh cãi ấy lại tạo ra bước ngoặt lịch sử. Maradona hưng phấn với tấm băng thủ quân trên tay đã chơi như lên đồng ở Mexico 1986, tạo ra nhiều khoảnh khắc kỳ ảo (bàn thắng thế kỷ, siêu phẩm “Bàn tay của Chúa”...) và đem về chức vô địch thế giới lần thứ hai cho người Argentina.

“Doping” thì không dùng nhiều

Messi xưa nay đã được xem là giống Maradona và những chuyển biến sau khi nhậm chức thủ quân càng giống hơn. Trước khi Sabella đến, “La Pulga” đã trải qua chuỗi 16 trận liên tiếp không ghi bàn cho ĐTQG, kéo dài suốt 2 năm rưỡi (từ tháng 3/2009). Sabella đến là anh lập tức ghi bàn.

Với băng đội trưởng trên tay, Messi duy trì hiệu suất xấp xỉ 1 bàn/trận, riêng năm 2012 ghi 12 bàn cho “Albicelestes” - sánh ngang kỷ lục của Gabriel Batistuta. Với băng đội trưởng, Messi lập hat-trick đầu tiên trong trận giao hữu gặp Thụy Sĩ tháng 2/2012 và trong 18 tháng anh ghi thêm 2 hat-trick vào lưới Brazil và Guatemala. Với băng đội trưởng, Messi phá kỷ lục ghi bàn của Batistuta cho đội tuyển (Batistuta 54 bàn, anh ghi 56 bàn)...

Neymar trả băng đội trưởng, Messi thì sao? - 2

Có lẽ Messi nên trả tấm băng đội trưởng?

Tấm băng đội trưởng rõ ràng đã tạo ra hiệu ứng thần kỳ cho Messi và đội tuyển Argentina. Messi chơi tốt tại World Cup 2014 và đưa đội nhà đến trận chung kết lần đầu sau 24 năm. Anh cũng chơi rất hay ở 2 kỳ Copa America liên tiếp (2015, 2016) dù đội nhà thua cuộc.

Sabella đã lý giải về màn lột xác của Messi như sau: “Cậu ấy là một thủ lĩnh được thừa nhận. Người Argentina luôn cần một thủ lĩnh tinh thần như Maradona hay Daniel Passarella. Trong trường hợp của Messi, nhận chức thủ quân nghĩa là cậu ấy nhận một trọng trách lớn và khiến cậu ấy trở nên tốt hơn. Băng đội trưởng tốt cho Messi và cho đội bóng”.

Phát biểu ấy phản ánh suy nghĩ chung của các HLV trưởng Argentina: cố gắng làm Messi thỏa mãn. Sergio Batista cố sao chép sơ đồ 4-3-3 và cách tổ chức lối chơi của Barcelona nhưng thất bại và Messi không ghi bàn. Sabella nhận ra rằng lối chơi của Barca không thể sao chép nên để Messi chơi tự do và chấp thuận yêu cầu của anh khi đặt Higuain, Aguero cùng Di Maria vào sơ đồ xuất phát 4-2-4.

Với tinh thần thoải mái và các đối tác tấn công ưa thích, Messi đều đặn tỏa sáng. Nhưng để Messi thỏa mãn, Argentina phải hi sinh những cầu thủ phòng ngự. Phòng ngự không tốt thì không thể vô địch, đó là sự thật mà đội bóng áo xanh trắng phải chấp nhận.

Messi đã giữ băng đội trưởng được tròn 5 năm, qua 3 đời HLV và cú hích tinh thần ấy cũng nguội dần. Thậm chí vai trò đội trưởng còn gây ra nhiều phiền toái khi anh luôn trở thành tâm điểm chỉ trích của truyền thông khi đội nhà thất bại. Messi quyết định từ giã đội tuyển một phần là để tránh làn sóng chỉ trích từ quê nhà.

Bởi thế, Messi có lẽ nên học Neymar. Băng đội trưởng giống như một liều doping nhưng doping thì không nên dùng mãi!

Messi đã trở lại với bàn thắng quý như vàng vào lưới Uruguay giúp Argentina vượt lên dẫn đầu vòng loại World Cup. Đó là cơ hội tốt để anh trao trả tấm băng đội trưởng. Lời chia tay trong vinh quang lúc nào cũng dễ dàng hơn là trong thất bại bẽ bàng.

Messi không dám khước từ 5 vạn người!?

Sau khi Messi tuyên bố rút lui, người Argentina đã lên một chiến dịch vận động anh thay đổi quyết định. “No te vayas Leo!” (Đừng đi, Messi!) là slogan của chiến dịch và dòng tag #NoTeVayasLeo xuất hiện đầy rẫy trên mạng xã hội.

Tổng thống Mauricio Macri cũng tham gia chiến dịch, ông gọi Messi là “một món quà của Chúa” và “Messi là thứ tuyệt vời nhất chúng ta có, bởi vậy chúng ta phải bảo vệ cậu ấy”. Thị trưởng Buenos Aires, ông Horacio Rodriguez thì khánh thành một bức tượng Messi đặt tại thủ đô để hi vọng anh vì cảm động mà quay lại.

Trong khuôn khổ chiến dịch, 5 vạn người Argentina đã xuống đường vào ngày 2/7, mang theo băng rôn, khẩu hiệu kêu gọi Messi quay lại. Vào đầu tháng 8, Messi tuyên bố rút lại quyết định từ giã ĐTQG.

Video Messi ghi bàn ngày trở lại:

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Đỉnh ([Tên nguồn])
Messi chia tay tuyển Argentina Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN