Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Olympique Marseille vs Auxerre 09/11/24 - Trực tiếp
Logo Olympique Marseille - OM Olympique Marseille
0
Logo Auxerre - AJA Auxerre
1
Hoàng Anh Gia Lai vs Công An Hà Nội
Logo Hoàng Anh Gia Lai - HGL Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
Brighton & Hove Albion vs Manchester City
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
SHB Đà Nẵng vs Becamex Bình Dương
Logo SHB Đà Nẵng - SDN SHB Đà Nẵng
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
Hà Nội vs Hải Phòng
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Real Madrid vs Osasuna
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Logo Osasuna - OSA Osasuna
-
Wolverhampton Wanderers vs Southampton
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Southampton - SOU Southampton
-
West Ham United vs Everton
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Everton - EVE Everton
-
Crystal Palace vs Fulham
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Brentford vs AFC Bournemouth
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Strasbourg vs Monaco
Logo Strasbourg - STR Strasbourg
-
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Cagliari vs Milan
Logo Cagliari - CAG Cagliari
-
Logo Milan - MIL Milan
-
Juventus vs Torino
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Logo Torino - TOR Torino
-
Liverpool vs Aston Villa
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Angers SCO vs PSG
Logo Angers SCO - SCO Angers SCO
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Quy Nhơn Bình Định vs Quảng Nam
Logo Quy Nhơn Bình Định - BIN Quy Nhơn Bình Định
-
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Sông Lam Nghệ An vs Đông Á Thanh Hóa
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Thể Công - Viettel vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Tottenham Hotspur vs Ipswich Town
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Ipswich Town - IPS Ipswich Town
-
Nottingham Forest vs Newcastle United
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Manchester United vs Leicester City
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Leicester City - LEI Leicester City
-
Fiorentina vs Hellas Verona
Logo Fiorentina - FIO Fiorentina
-
Logo Hellas Verona - VER Hellas Verona
-
Mallorca vs Atlético Madrid
Logo Mallorca - MLL Mallorca
-
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Chelsea vs Arsenal
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Inter Milan vs Napoli
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Real Sociedad vs Barcelona
Logo Real Sociedad - RSO Real Sociedad
-
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
TP Hồ Chí Minh vs Thép Xanh Nam Định
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Monaco vs Brest
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo Brest - BRE Brest
-
PSG vs Toulouse
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Toulouse - TFC Toulouse
-
Hellas Verona vs Inter Milan
Logo Hellas Verona - VER Hellas Verona
-
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Milan vs Juventus
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Celta de Vigo vs Barcelona
Logo Celta de Vigo - CEL Celta de Vigo
-
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Como vs Fiorentina
Logo Como - COM Como
-
Logo Fiorentina - FIO Fiorentina
-
Napoli vs Roma
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Logo Roma - ROM Roma
-
Leganés vs Real Madrid
Logo Leganés - LEG Leganés
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-

Mỹ Đình "vỡ trận" vì làm kinh tế

Được Bộ VH-TT&DL “bật đèn xanh”, từ năm 2012 đến nay Khu Liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình đã bung ra để làm ăn. Cụm công trình thể thao hiện đại, có ý nghĩa quan trọng cả về nhiệm vụ chuyên môn và hình ảnh mang tầm quốc gia bị biến dạng trong sự quan ngại của công chúng, nhưng bàng quan của giới hữu trách.

Chuyện Khu Liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình (trong bài gọi tắt là Mỹ Đình) làm “xã hội hóa” không mới, bởi đã được phản ánh trên nhiều phương tiện truyền thông. Năm 2011, Bộ VH-TT&DL chấp thuận cho Mỹ Đình thí điểm thực hiện liên danh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để khai thác cơ sở vật chất, quỹ đất, tiến tới tự chủ nguồn thu.

Qua năm 2012, Mỹ Đình chính thức được bộ chủ quản cho tự chủ về tài chính. Cũng từ đây, việc làm ăn của cụm công trình thể thao triệu đô này thường xuyên trở thành vấn đề khiến dư luận lo lắng.

Mỹ Đình "vỡ trận" vì làm kinh tế - 1

Quán cà phê, cây xanh bao vây Cung thể thao dưới nước

Mở quán nhậu, massage để phục vụ thể thao?

Dưới sự cho phép của Bộ VH-TT&DL mà trực tiếp là nguyên Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, Ban quản lý Mỹ Đình cho hàng loạt tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân thuê mặt bằng để mở hoạt động kinh doanh: garage ô tô, quán nhậu, quán cà phê và cả dịch vụ massage.

Theo phản ánh, Ban quản lý Mỹ Đình đã cho nhiều đơn vị thuê mặt bằng xây dựng các công trình không đúng quy hoạch, không có giấy phép xây dựng, không đảm bảo các điều kiện như mỹ quan đô thị, an toàn vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ…

Việc vi phạm diễn ra công khai và ngày càng có chiều hướng gia tăng, tới mức vào tháng 10/2015, UBND quận Nam Từ Liêm phải đánh công văn cho Mỹ Đình, đồng thời gửi lên cả Bộ VH-TT&DL để yêu cầu chấn chỉnh. Tuy nhiên, Mỹ Đình tới thời điểm hiện tại vẫn rất lộn xộn, mất mỹ quan.

Theo quan sát của phóng viên chiều 13/10, các cụm công trình thể thao Mỹ Đình vẫn bị bao vây bởi hàng quán, dịch vụ. Bên phải cổng chính sân Mỹ Đình trên đường Lê Quang Đạo, “chình ình” một khu “ẩm thực phố cổ”, kéo sâu vào bên trong khuôn viên sân.

Ngay kề bên, Mỹ Đình cho mở công trình mang tên “Khu tập luyện và dịch vụ thể thao”. Tuy nhiên, phía trong cơ sở này đập vào mắt người qua lại là một quán bia phục vụ ăn nhậu. Đối diện, Cung thể thao dưới nước bị che kín bởi một quán cà phê lớn.

Diện tích phía ngoài được Mỹ Đình cho thuê để đặt cây cảnh. Một người dân cho biết, thời gian trước ở đây còn có chỗ cho trẻ em vui chơi, nhưng hiện do vướng cây xanh, quán xá, dân xung quanh đành phải “nhịn”.

Trong các lần bị chất vấn trước đây, ông Cấn Văn Nghĩa, Giám đốc Mỹ Đình đều khẳng định hoạt động kinh doanh của đơn vị mang tính chất xã hội hoá, nhằm hướng tới tự chủ thu-chi. Tuy nhiên, trao đổi với Tiền Phong vấn đề này, nhiều người trong ngành thể thao cho rằng, Mỹ Đình đang hiểu sai, hoặc cố tình hiểu sai chủ trương xã hội hóa.

“Trên thực tế Mỹ Đình đang sử dụng quỹ đất, cơ sở vật chất phục vụ thể thao để kiếm tiền. Trong khi chức năng chính của Mỹ Đình phải là phục vụ hoạt động thể thao”-một quan chức Tổng cục TDTT cho biết. Cũng theo quan chức này, vì chức năng phục vụ thể thao nên Mỹ Đình không thể mải “làm ăn”, lơ là nhiệm vụ chính.

Việc Bộ VH-TT&DL cho phép Mỹ Đình tự chủ kinh tế cần hướng tới để Mỹ Đình làm tốt trách nhiệm được giao. Khi còn trực thuộc Tổng cục TDTT, hoạt động ngoài chuyên môn của Mỹ Đình còn bị hạn chế, nhưng kể từ khi xin được trực thuộc Bộ VH-TT&DL, không còn bị quản lý bởi Tổng cục TDTT, Mỹ Đình thực sự “bung lụa” như trên đã nói.

Thu bạc tỷ vẫn xin tiền

Chẳng hiểu chuyện “tăng thu” của Mỹ Đình đem lại tác dụng tích cực với ngành thể thao ra sao, nhưng nhìn vào quan hệ giữa Mỹ Đình với LĐBĐVN (VFF) nhiều năm gần đây, người ta thực sự phải băn khoăn. Đôi bên liên tục trục trặc bởi việc Mỹ Đình “hét giá” thuê sân các trận đấu của ĐTQG cao chóng mặt. Không ít lần lãnh đạo VFF, trước đây là nguyên Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ, hay hiện nay là ông Lê Hùng Dũng, phải than trời vì mức giá “người anh em đưa ra”.

Lắm phen, VFF đã phải kêu cứu Bộ VH-TT&DL. Một quan chức VFF hôm qua cho biết, mỗi khi có trận đấu “nóng” được tổ chức tại Mỹ Đình, như chuyến du đấu năm 2013 của CLB Arsenal, hay gần hơn là trận giao hữu với Manchester City năm 2015, ngoài tiền thuê sân, Mỹ Đình còn “đòi” hàng trăm vé mời cùng các quyền lợi khác.

Làm ăn vậy nhưng mỗi khi phải chi các khoản lớn, Mỹ Đình lại xin tiền Bộ VH-TT&DL. Từ năm 2015, Mỹ Đình thực hiện cải tạo đường pist, gồm 2 giai đoạn chống sụt lún và thay thảm cao su bề mặt. Giai đoạn 1 được làm dự toán lên tới 30 tỷ đồng, việc thay thảm cao su cũng mất 20 tỷ đồng. Toàn bộ, đều xin tiền ngân sách.

Năm 2016, Mỹ Đình lên kế hoạch thu 43 tỷ đồng và hiện đã được 70-80%. Mỗi năm thu hàng chục tỷ đồng, tuy nhiên theo Phó Giám đốc Nguyễn Tuấn Linh, trước mắt Mỹ Đình có thể đảm bảo việc tự chi, về lâu dài thì… chưa rõ.

Để xây dựng Mỹ Đình, nhà nước đã phải chi gần 53 triệu USD. Cụm công trình từng là biểu tượng của thể thao Việt Nam đang trở nên lem nhem, lộn xộn trong sự bàng quan của ngành thể thao.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyên Phong - Mạnh Đạt ([Tên nguồn])
Bi hài bóng đá Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN