Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Wolverhampton Wanderers vs Manchester United
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Southampton vs West Ham United
Logo Southampton - SOU Southampton
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Nottingham Forest vs Tottenham Hotspur
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Newcastle United vs Aston Villa
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Manchester City vs Everton
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Everton - EVE Everton
-
Liverpool vs Leicester City
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo Leicester City - LEI Leicester City
-
Chelsea vs Fulham
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Brighton & Hove Albion vs Brentford
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Arsenal vs Ipswich Town
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo Ipswich Town - IPS Ipswich Town
-
AFC Bournemouth vs Crystal Palace
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Thái Lan vs Philippines
Logo Thái Lan - THA Thái Lan
-
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Việt Nam vs Singapore
Logo Việt Nam - VIE Việt Nam
-
Logo Singapore - SGP Singapore
-
Philippines vs Thái Lan
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Logo Thái Lan - THA Thái Lan
-
Singapore vs Việt Nam
Logo Singapore - SGP Singapore
-
Logo Việt Nam - VIE Việt Nam
-

MU “trảm tướng”: Moyes và 11 tháng thảm họa (kỳ 3)

“David (Moyes) bé nhỏ bước chân vào đôi giày của gã khổng lồ Goliath”, Thời báo Ấn Độ đã dùng lối chơi chữ kiểu ấy khi nói về sự kiện David Moyes được chọn thay thế Alex Ferguson một năm về trước.

David Moyes đã chính thức rời khỏi cương vị HLV trưởng của MU chỉ sau 10 tháng ngắn ngủi cầm quân. Việc tới MU những tưởng sẽ mở ra một tương lai tươi sáng hơn cho vị chiến lược gia Scotland nhưng nó đã trở thành một bước lùi đáng xấu hổ trong sự nghiệp của HLV này. Hãy cùng nhìn lại sự nghiệp của Moyes từ vinh quang ở Everton cho tới khi bị sa thải ở MU qua loạt bài "MU 'trảm tướng': Bi kịch Quỷ đỏ, bi kịch D.Moyes", được xuất bản định kỳ hàng ngày từ thứ 5, 23/4.

Sau một năm, dự đoán này đã chính xác. Chân của Moyes không đủ lớn để đi đôi giày mà một HLV trưởng của Manchester United hay đi.

Nhưng lý do gì đã dẫn đến sự thất bại của David Moyes ở Old Trafford? Chúng ta có thể liệt kê ra cả tá nguyên nhân cùng lúc, nhưng thất bại của Moyes là một chuỗi những sai lầm nối tiếp sai lầm.

Sự xung đột phong cách

David Moyes tại Everton là một HLV thực dụng đã đưa đội bóng này đến gần khu vực dự Champions League trong nhiều năm. Điều này đã khiến nhiều người bị thuyết phục rằng ông có thể thay thế tốt người đồng hương Alex Ferguson.

MU “trảm tướng”: Moyes và 11 tháng thảm họa (kỳ 3) - 1

Những ngày ở MU là thảm họa của Moyes

Vấn đề cơ bản của Moyes là ông thành công tại Everton nhờ một lối chơi rắn, triển khai bóng theo kiểu “Route One” truyền thống (bóng đi theo trục dọc từ thủ môn lên tiền đạo) và hiếm khi phải đối phó với những đối thủ chơi phòng ngự phản công. Trong khi ấy tại Old Trafford, Moyes được chờ đợi đi theo một chiến thuật mới với một lực lượng khác hẳn.

Ở MU hay những đội bóng lớn khác, điều đầu tiên mà anh phải chứng tỏ được trên ghế huấn luyện là phải cho khán giả thấy rằng anh có thể cho các cầu thủ chơi ép sân và thắng, chứ không phải thụ động để đối phương chiếm lĩnh thế trận rồi tùy tình huống mà phản ứng lại. Moyes đã từng làm được vế thứ hai, nhưng chưa chứng tỏ được điều gì với vế thứ nhất, kể cả trong những mùa bóng mà Everton chơi xuất sắc với lực lượng mạnh (như mùa 2004-05).

Còn một điều nữa, đã bao nhiêu tiền đạo thành danh nhờ David Moyes? Câu hỏi này đã được đặt ra từ khá lâu bởi Everton trong 11 năm của Moyes đã không có một tiền đạo xuất sắc nào. Thậm chí chỉ ít lâu sau khi Moyes rời Goodison Park để sang Manchester, Everton đã tống đi Nikica Jelavic, chân sút ruột mà Moyes dùng trong 2 mùa giải trước. Mất Jelavic, Everton liền đá tốt hơn.

Thất bại từ khâu chuẩn bị

Công việc đầu tiên của Moyes ở CLB mới là thiết lập ban huấn luyện gồm những người thân cận, Steve Round, Phil Neville, Chris Woods và Jimmy Lundsen. Các HLV mới đều muốn áp đặt ảnh hưởng của mình lên nơi làm việc mới, nhưng trường hợp của Moyes là một sai lầm vì những trợ lý cũ của Sir Alex đã bị đuổi việc, mà họ thì lại có vai trò rất quan trọng.

MU “trảm tướng”: Moyes và 11 tháng thảm họa (kỳ 3) - 2

Moyes đã sai lầm khi không dùng những trợ lý giàu kinh nghiệm của Alex Ferguson

Mike Phelan, cho dù khá kín tiếng, là một cuốn “từ điển” mà Sir Alex tra cứu khi cần nghiên cứu về đối thủ. Eric Steele và Rene Maulensteen huấn luyện cho thủ môn và các tiền đạo. Cả ba người này đều đã ra đi vì sự hiện diện của Moyes, và đi cùng họ là mối quan hệ bền chặt với các cầu thủ. Phelan rất thân Ryan Giggs và Rio Ferdinand, Eric Steele giúp David De Gea trưởng thành trong khi Maulensteen là người dạy Rooney và Van Persie dứt điểm. Những mối quan hệ này là nền tảng cho trật tự ở CLB, do đó sự thay đổi đột ngột khiến các cầu thủ mất lòng tin vào HLV mới, đặc biệt là Van Persie.

Đó không chỉ là vấp váp duy nhất trong quá trình chuẩn bị cho mùa đầu tiên (cũng là mùa duy nhất) của Moyes ở Old Trafford. Chuyển nhượng cũng là một khía cạnh khác, nhưng nó bao hàm lý do khách quan hơn là chủ quan. Sir Alex giải nghệ dẫn đến Giám đốc điều hành David Gill từ chức, khiến Moyes phải làm việc với một vị giám đốc mới ít kinh nghiệm hơn là Ed Woodward. Woodward có thể mang về cho CLB hàng chục triệu bảng từ các hợp đồng thương mại, nhưng lại không giỏi thương lượng như Gill.

Vì vậy, MU thất bại trong hầu hết những mục tiêu chuyển nhượng lớn mà Moyes đặt ra. Họ vô vọng theo đuổi Cesc Fabregas, người chẳng hề thích MU. Vụ mua Thiago Alcantara bị bỏ giữa chừng, và rốt cuộc Thiago bỏ sang Bayern Munich. Mục tiêu Leighton Baines rất quan trọng, nhưng Everton chê MU trả giá quá thấp. Và mặc dù mua được thành công Marouane Fellaini, nhưng MU lại khá hớ khi trả cao hơn điều khoản phá hợp đồng đến 4 triệu bảng. Hàng thủ khá non kém và già nua cũng không được cải tổ chút gì.

Vụ mua Juan Mata có lẽ là vụ chuyển nhượng duy nhất “chấp nhận được” mà Moyes và Woodward thực hiện. Tuy nhiên sự thành công của thương vụ này còn phải chờ thời gian quyết định, vì nó đến vào tháng 1 và cho đến giờ vẫn chưa cho ra ảnh hưởng mạnh mẽ như Moyes đã kỳ vọng.

“Vua kỷ lục” Moyes

Không phù hợp về phong cách huấn luyện, cộng thêm quá trình chuẩn bị thất bại, kết quả tất yếu mà MU nhận được từ Moyes là một mùa giải sa sút nghiêm trọng.

Có hai điểm nổi bật khiến thành tích thi đấu của MU cực kỳ thảm hại ở Premier League. Thứ nhất là phong độ sân nhà của họ, khi BXH sân nhà của giải Ngoại hạng cho thấy Quỷ đỏ đang đứng tận thứ 11 (nhưng họ lại là đội giành nhiều điểm thứ hai trên sân khách, chỉ sau Liverpool). Thay vì chỉ đạt 50% trên 48 điểm tối đa trong 16 trận, MU lẽ ra đã có thể đứng trong top 4 nếu giành được ít nhất 35 - 40 điểm tại Old Trafford. Và vấn đề thứ hai nữa là phong độ kém trước các đối thủ trực tiếp. 8 trận gặp Liverpool, Chelsea, Man City, và Arsenal (các đội top 4), MU chỉ giành được 5-trên-24 điểm tối đa.

Bên cạnh đó, việc chưa được thử lửa ở một đội bóng chơi tấn công ép sân khiến Moyes phản ứng khá chậm chạp và khó hiểu trong những tình thế nguy hiểm. 34 trận đấu diễn ra thì tới 17 lần MU bị đối phương mở tỷ số, và trong thế bị dẫn bàn ấy họ đã thua 11 trận, chỉ thắng 4 và hòa 2. Đó rõ ràng là một thành tích không ấn tượng gì, bởi ở mùa giải 2012-13 mà Sir Alex dẫn dắt, MU bị mở tỷ số trong 16-trên-38 trận thì họ ngược dòng thắng tới 9, hòa 2 và chỉ để thua 5 lần.*

* Chỉ ngồi ghế nóng chưa đầy 1 năm, David Moyes ngậm đắng nuốt cay ra đi, chưa rõ tương lai của một HLV từng được kỳ vọng ở NHA sẽ như thế nào. Mời các bạn đón xem "MU trảm tướng: Bi kịch Quỷ đỏ, bi kịch D.Moyes (Kỳ 4)" vào 16h, ngày 26/4!

Những “kỷ lục” của David Moyes ở MU

- Giành ít điểm nhất trong lịch sử tham dự Premier League.

- Lần đầu tiên kết thúc mùa giải ngoài top 3 Premier League.

- 3 trận thua liên tiếp, lần đầu tiên kể từ năm 2001.

- 11 trận thua ở Premier League trong một mùa giải, cao nhất từ trước đến nay.

- Lần đầu tiên thua trên sân nhà trước các đối thủ Swansea, Newcastle (kể từ năm 1972), West Brom (từ 1978), Stoke (từ 1984), Everton (1992).

- Lần đầu tiên thua Man City, Everton và Liverpool cả 2 lượt trận.

- Lần đầu tiên thủng lưới ngay phút thứ nhất trong một trận đấu ở Premier League.

- Lần đầu tiên thua trong ngày đầu năm mới sau 20 năm.

- Bị loại khỏi FA Cup ngay từ vòng 3 (chỉ xảy ra một lần dưới thời Ferguson).

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Đỉnh ([Tên nguồn])
David Moyes bị MU sa thải Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN