Một hành trình lịch sử của AFF Cup và những sự thật thú vị
AFF Cup vừa hoàn tất lần tổ chức thứ 14 với chiếc cúp vô địch thuộc về Thái Lan. Sau giải đấu vừa qua, thêm nhiều cột mốc thú vị đã được thiết lập ở AFF Cup.
- Đầu tiên tiếp tục là nỗi buồn của Indonesia. Họ chưa từng vô địch AFF Cup dù từng là đội đầu tiên vượt qua vòng bảng 5 kỳ liên tiếp (từ 1996 đến 2004). Indonesia đã chơi sáu trận chung kết và thua tất cả vào các năm 2000, 2002, 2004, 2010, 2016 và 2020. Họ từng đứng thứ hai trong ba kỳ liên tiếp (2000, 2002 và 2004).
- Chưa nước nào 3 lần liên tiếp vô địch Đông Nam Á. Singapore (2004 và 2007) và Thái Lan (2000 và 2002, 2014 và 2016, 2020 và 2022) đã 2 lần vô địch liên tiếp. Từng có 4 HLV bảo vệ thành công chức vô địch AFF Cup, gồm Mano Polking (2020, 2022), Peter Withe (2000, 2002), Kiatisuk Senamuang (2014, 2016) và Radojko Abramovic (2004, 2007)
- 2022 là kỳ tổ chức thứ ba liên tiếp Việt Nam không để thủng lưới bàn nào ở vòng bảng, kỷ lục của giải đấu. Indonesia (2004) và Thái Lan (2008) đã từng làm điều này một lần. Và cái kết chung là trừ Việt Nam ở 2018 thì tất cả đều... không vô địch.
AFF Cup 2022, Việt Nam đã có lần thứ 3 liên tiếp sạch lưới ở vòng bảng
- Trận chung kết AFF Cup 2002 vẫn là trận chung kết duy nhất được giải quyết thắng thua trên chấm luân lưu.
- Malaysia (2010), Singapore (2012) và Thái Lan (2014) là những quốc gia thua trận chung kết lượt về sau khi thắng trận lượt đi nhưng vẫn giành ngai vàng chung cuộc.
- Kiatisuk Senamuang là người duy nhất vô địch AFF Cup với tư cách cầu thủ (1996, 2000 và 2002) và HLV (2014 và 2016). Ông cũng là nhân vật sở hữu nhiều lần vô địch ĐNÁ nhất (5 lần).
- Kỳ tổ chức năm 2007 là lần duy nhất không có nhà tài trợ chính. Nó chỉ được gọi là Giải vô địch bóng đá AFF.
Singapore vô địch giải đấu năm 2007
- Cựu huấn luyện viên Singapore, Radojko Avramobic, là nhà cầm quân thành công nhất trong lịch sử giải đấu với ba lần vô địch (2004, 2007 và 2012).
- Noh Alam Shah của Singapore (2007) và Chanathip Songkrasin của Thái Lan (2020) là hai cầu thủ hiếm hoi giành được giải thưởng Cầu thủ xuất sắc nhất và Cầu thủ ghi bàn nhiều nhất trong cùng một kỳ tổ chức. Năm 2020, Chanathip ghi 4 bàn và anh chia sẻ danh hiệu với Safawi Rasid của Malaysia, Bienvenido Maranon của Philippines và đồng hương Teerasil Dangda.
- Noh Alam vẫn giữ kỷ lục ghi nhiều bàn thắng nhất trong một kỳ AFF Cup với 10 bàn vào năm 2007.
- Teerasil Dangda là cầu thủ có nhiều lần giành giải Vua phá lưới AFF Cup nhất (5). Anh cũng là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất của giải đấu với 25 lần phá lưới đối phương.
Dangda đang sở hữu kỷ lục ghi bàn gần như không thể phá vỡ tại AFF Cup
- Không ai có nhiều lần đoạt giải Cầu thủ hay nhất giải đấu bằng Chanathip Songkrasin của Thái Lan. Anh được vinh danh vào các năm 2014, 2016 và 2020.
- Noh Alam Shah (2004 và 2007) và Adisak Kraisorn (2018) là những cầu thủ ghi tới 2 hat-trick trong một trận đấu ở AFF Cup. Trong khi đó, hat-trick đầu tiên tại AFF Cup là của Sanbagamaran, người đã giúp Malaysia giành chiến thắng 7-0 trước Philippines ở vòng bảng AFF Cup 1996.
- Hat-trick nhanh nhất được ghi bởi Sarayuth Chaikamdee của Thái Lan vào năm 2004. Nó được thực hiện trong 4 phút. Anh ghi bàn ở các phút 63, 65 và 67 giúp Những chú voi chiến giành chiến thắng 8-0 trước Timor Leste.
- Brunei là đội tuyển ít dự giải nhất, với chỉ 2 lần. Lần đầu của họ là năm đầu tiên AFF Cup được tổ chức (1996) và lần thứ hai là sự kiện vừa diễn ra.
Nguồn: [Link nguồn]
Tiền vệ của đội tuyển Thái Lan, Sarach Yooyen, vừa trở thành cầu thủ giàu thành tích nhất tại AFF Cup với bộ sưu tập gồm 4 danh hiệu giành được kể từ năm 2014.