Messi - Ronaldo đến Anh: Thiên đường cho kẻ đào tẩu
Nước Anh và Tây Ban Nha từng ký hiệp ước dẫn độ, nhưng hai bên không gia hạn khi nó kết thúc vào năm 1987. Vì lẽ đó, Messi và Ronaldo rủ nhau tháo chạy về xứ sương mù...
Video phóng sự vụ Ronaldo đòi rời Real Madrid (Bản quyền thuộc VTV):
Từ Pháp, Angel Di Maria chấp nhận nộp lại 2 triệu euro cho cơ quan thuế Tây Ban Nha. Cũng trong tình cảnh tương tự, Jose Mourinho thảnh thơi tuyên bố ông không có vấn đề gì với cơ quan thuế của nước sở tại trong giai đoạn dẫn dắt Real Madrid. Hai vụ việc có cùng bản chất nhưng thái độ tiếp cận của hai người cũ Real là hoàn toàn khác nhau. Vì sao vậy?
Cha con Messi lĩnh án tù trong phiên xử vào năm ngoái
Điều này xuất phát từ một hiệp ước mà Anh và Tây Ban Nha đã ký trong lịch sử, đó chính là hiệp ước dẫn độ. Nó hết hạn vào năm 1987. Tuy nhiên, giới chính quyền Tây Ban Nha đã không nhận thấy lợi ích của hiệp ước dẫn độ nên không vội vã gia hạn. Kết quả là trong một khoảng thời gian dài, hàng loạt tội phạm xứ đấu bò chạy trốn đến xứ sở sương mù. Sau này, hai nước ký kết lại hiệp ước dẫn độ, song phạm vi của nó đã bị hạn chế rất nhiều.
Những sai lầm của lịch sử đang được hai siêu sao bóng đá Cristiano Ronaldo và Lionel Messi tận dụng triệt để. Messi đã bị kết án tù 21 tháng, chỉ thêm 4 tháng nữa anh sẽ bị đưa vào trại tù như những tội phạm bình thường khác. Nhân vụ việc của CR7, Messi hiểu rằng tòa án hoàn toàn có thể lật lại hồ sơ vụ việc và khi đó, mối hiểm họa là khôn lường. Thế nên, “Leo” kiên quyết cự tuyệt đề nghị gia hạn của Barca, chạy trốn đến Man City.
Trong khi đó, MU trở thành điểm đến gần như là duy nhất của Ronaldo, trong trường hợp CR7 rời Real. Đối với các công dân ngoại quốc, Luật chống dẫn độ ở Anh mạnh mẽ hơn ở Pháp. Đó là lý do Roman Abramovich đang được hưởng cuộc sống an nhàn ở London. Tài phiệt người Nga đang được hưởng chế độ tị nạn chính trị.
Messi và Ronaldo rủ nhau đến Anh để chạy trốn giới chức trách Tây Ban Nha
Nước Pháp chủ yếu chống dẫn độ đối với công dân Pháp, còn người nước ngoài thì không được hưởng chế độ đó. Bởi vậy, Di Maria khi hay tin cơ quan điều tra cũng đang nhắm vào mình, vội vàng móc tiền túi ra đóng bù tiền thuế để tránh bị dẫn độ. Trong vụ PSG theo đuổi Ronaldo, mặc dù đội bóng thành Paris sẵn sàng chi ra 200 triệu euro nhưng khả năng thành công không thực sự cao. Trừ khi PSG chấp nhận bỏ tiền túi ra đóng thuế thay cho Ronaldo đồng thời chạy tội thành công, bằng không CR7 vẫn chỉ hướng về “mái nhà xưa” Old Trafford.
Ronaldo sẽ phải có mặt tại tòa án Pozuelo vào 11 giờ ngày 31/7 tới đây để đối diện với tòa án Tây Ban Nha. Nhưng nếu kịp thời tháo chạy đến Anh, CR7 có thể kê cao gối ngủ ngon mà không lo ngại nguy cơ bị cơ quan điều tra xứ đấu bò tóm cổ.
Công ty Tollin đã thực hiện việc trốn thuế thu nhập cá nhân liên quan đến các khoản tiền bản quyền hình ảnh cho Ronaldo hiện đóng trụ sở tại quần đảo Virgin thuộc Anh. Nếu muốn, Ronaldo có thể định cư ở nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ở Bắc Síp - một địa điểm rất gần Anh. Quốc gia tự xưng này tách hẳn khỏi Cộng hòa Síp và chỉ được Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận. Bởi vậy, đám tội phạm siêu giàu như Messi, Ronaldo đã đổ xô đến đây trong những năm qua.
Những dấu vết của đường dây chân rết mà Ronaldo xây dựng càng lộ rõ.