Man City kêu oan vụ cấm đá Cúp C1: UEFA tung bằng chứng khó chối cãi?
Không phải tự nhiên Man City bị cấm dự cúp châu Âu tới 2 năm, đồng thời phải đóng tiền phạt 25 triệu bảng. Có nhiều bằng chứng cho thấy nhà đương kim vô địch nước Anh đã có những vi phạm ở mức hệ thống, kéo dài trong nhiều năm.
Theo phán quyết của LĐBĐ châu Âu (UEFA), Man City bị cáo buộc sử dụng nguồn tiền từ ông chủ Sheikh Mansour - thông qua các công ty dầu mỏ ở Vùng vịnh, để xây dựng đội bóng này. Trong khi đó, đạo luật Công bằng tài chính hướng đến một môi trường lành mạnh, nơi các đội bóng phải thực sự đứng trên đôi chân của mình.
Man City đối mặt với viễn cảnh vắng mặt ở Champions League mùa tới
Theo cách nói nôm na, Man City bị cáo buộc dùng tiền mua danh hiệu. Điều này chủ yếu đến từ vấn đề ngân quỹ chuyển nhượng và quỹ lương ngày càng phình to của CLB này. Thông số từ ESPN cho thấy, Ngoại hạng Anh trong 2 năm - từ mùa hè 2016 đến hết mùa hè 2018, Man City là đội thâm hụt nhiều nhất giải đấu này.
Nửa xanh thành Manchester chi 518 triệu bảng để mua cầu thủ và thu về 130 triệu bảng từ việc bán người, thâm hụt 388 triệu bảng. Đổi lại, Man City giành 2 danh hiệu Ngoại hạng Anh, 1 FA Cup, 2 League Cup và vô địch tất cả các giải quốc nội Anh ở mùa trước.
Quỹ lương của Man City cũng đang phình to đến mức khó kiểm soát. Đội bóng của HLV Pep Guardiola ngốn của "Man xanh" khoảng gần 300 triệu bảng tiền lương mỗi năm. Trong đó, riêng với Pep đã là 21 triệu bảng. Bên cạnh đó, những chiêu trò lách luật của Man City còn thể hiện ở các khía cạnh khác.
Mùa giải 2017/18 là một ví dụ cho những sai phạm mang tính hệ thống của Man City. Doanh thu của “The Citizens” đạt kỷ lục 535,2 triệu bảng - con số cao nhất trong lịch sử đội bóng tính đến thời điểm tháng 6/2018. Thế nhưng, chỉ riêng các khoản phụ phí, lót tay và lòng trung thành đã ngốn của đội bóng này đến 200 triệu bảng.
Theo tờ Daily Mail, một bằng chứng do UEFA tung ra mà Man City không thể chối cãi. Hợp đồng tài trợ trị giá 67,5 triệu bảng giữa "Man xanh" và hãng Etihad trong mùa giải 2015/16, trên thực tế chỉ có 8 triệu bảng đến trực tiếp từ hãng hàng không. Trong khi đó, 59,5 triệu bảng đến từ Tập đoàn Abu Dhabi United - công ty của tỷ phú Sheikh Mansour bin Zayed al-Nahyan.
Bằng cách "ngụy trang" số tiền của ông chủ Shekh Mansour, Man City mặc nhiên có thêm 59,5 triệu bảng ở mùa giải 2015/16 để đầu tư cho chuyển nhượng mà không cần phải lo ngại UEFA sẽ giáng xuống đầu họ một án phạt. Nhưng "giấy sao gói được lửa", đó là lý do Man City phải nhận một án phạt hà khắc.
Giới chủ Man City bị cho là sử dụng quá nhiều chiêu trò hòng qua mặt UEFA nhưng bất thành
UEFA muốn ngăn chặn các đội bóng mạnh lên theo cách "thiếu công bằng", thông qua túi tiền của các ông chủ. Và vì thế, các đội bóng châu Âu không được phép lỗ lũy kế 27 triệu bảng trong 3 năm liên tiếp. Trong khi đó, nếu gạt các bản hợp đồng “ma” của giới chủ, Man City mùa nào cũng thua lỗ nặng.
Vẫn theo nguồn tin của Daily Mail, một tập tài liệu dày cộp đã được UEFA trình lên Tòa án Trọng tài Thể thao. Vì thế, phiên tranh tụng ngày 9/6 diễn ra gay gắt. Trong đó, những bằng chứng của UEFA được nhận định là có tính thuyết phục rất cao.
Nên nhớ trước đó, một cuộc điều tra kéo dài tới hơn 1 năm do Tiểu ban kiểm soát tài chính của LĐBĐ châu Âu (CFCB) tiến hành nhắm vào Man City. Người phụ trách cuộc điều tra - cựu Thủ tướng Bỉ, ông Yves Leterme đã tìm ra nhiều bằng chứng về sự vi phạm của "Man xanh" đối với đạo luật Công bằng tài chính của UEFA, và những dẫn chứng kể trên chỉ là ví dụ điển hình.
Man City bị cấm dự Champions League trong vòng 2 mùa, bắt đầu ngay từ mùa giải 2020/21 kế tiếp. Điều đó sẽ tác động rất...
Nguồn: [Link nguồn]