Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Napoli vs Empoli
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Logo Empoli - EMP Empoli
-
AFC Bournemouth vs Fulham
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Atlético Madrid vs Real Valladolid
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Logo Real Valladolid - VLD Real Valladolid
-
Aston Villa vs PSG
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Borussia Dortmund vs Barcelona
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Real Madrid vs Arsenal
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Inter Milan vs Bayern Munich
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Manchester United vs Olympique Lyonnais
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Olympique Lyonnais - OL Olympique Lyonnais
-
Athletic Club vs Rangers
Logo Athletic Club - ATH Athletic Club
-
Logo Rangers - RAN Rangers
-
Eintracht Frankfurt vs Tottenham Hotspur
Logo Eintracht Frankfurt - SGE Eintracht Frankfurt
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Lazio vs Bodø / Glimt
Logo Lazio - LAZ Lazio
-
Logo Bodø / Glimt - BOD Bodø / Glimt
-

Lâm “Tây” sang Thái: Từ Công Vinh đến Công Phượng, thành công và thất bại

Trước khi Đặng Văn Lâm ký hợp đồng với Muang Thong United, bóng đá Việt Nam chứng kiến 9 lần xuất ngoại của các ngôi sao khác. Có người thành công, có người thất bại...

Những pha cứu thua hay nhất của Đặng Văn Lâm tại AFF Cup 2018 (Bản quyền Next Media, phát sóng trên VTC)

Vụ chuyển nhượng bất ngờ của Đặng Văn Lâm đến Muangthong United thực sự là cú hích lớn với bóng đá Việt Nam. Với mức lương 10.000 USD/tháng, Văn Lâm trở thành một trong những cầu thủ hưởng chế độ đãi ngộ cao nhất trong các tuyển thủ Việt Nam.

Lâm “Tây” sang Thái: Từ Công Vinh đến Công Phượng, thành công và thất bại - 1

Đặng Văn Lâm đến Muangthong United

Trước Lâm “Tây”, bóng đá Việt Nam từng chứng kiến 9 chuyến xuất ngoại khác. Trong đó có những người đi đến 2 lần, như cựu tiền đạo Lê Công Vinh hay Lương Xuân Trường. Trong đó, danh thủ Lê Huỳnh Đức là người mở đường với việc chuyển sang thi đấu cho Chongquin Lifan của Trung Quốc năm 2001.

Với bản hợp đồng ngắn hạn 4 tháng, thật khó đánh giá xem thương vụ này là thành công hay thất bại. Dù vậy, để có được sự phục vụ của Lê Huỳnh Đức, CLB Trung Quốc phải đổi 3 cầu thủ cho Ngân hàng Đông Á. Tại đội bóng mới, chân sút hàng đầu của thế hệ vàng bóng đá Việt Nam ghi được 4 bàn thắng.

Năm 2003, Lương Trung Tuấn từ HAGL sang Cảng Thái Lan. Rồi phải đến năm 2009, Lê Công Vinh mới tiếp tục công cuộc chinh phục những miền đất hứa bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Thậm chí Công Vinh còn là một trong những cầu thủ Việt Nam đầu tiên thi đấu ở châu Âu.

Thương vụ đến Leixoes dù không thành công như kỳ vọng, nhưng cũng đã gây tiếng vang nhất định cho bóng đá Việt Nam. Khoảng thời gian này giúp Công Vinh trưởng thành hơn rất nhiều, để rồi sau đó gặt hái những thành công lớn hơn nữa khi trở về Việt Nam.

Lâm “Tây” sang Thái: Từ Công Vinh đến Công Phượng, thành công và thất bại - 2

Công Vinh ghi dấu ấn tại Nhật Bản

4 năm sau, một lần nữa Công Vinh xuất ngoại. Thương vụ đến Consadole Sapporo của Nhật Bản theo dạng cho mượn với tiền đạo người xứ Nghệ là một thành công lớn. Anh ghi những bàn thắng quan trọng, đóng góp cho đội bóng này. Sau khi kết thúc hợp đồng cho mượn, Consadole Sapporo ngỏ ý muốn tiếp tục mối lương duyên, nhưng Công Vinh đã từ chối. Đây có thể xem là vụ xuất ngoại thành công nhất của bóng đá Việt Nam.

Năm 2016 chứng kiến bước nhảy vọt của lò đào trẻ HAGL, với việc 3 ngôi sao sáng giá của lò này là Nguyễn Công Phượng, Lương Xuân Trường và Nguyễn Tuấn Anh cùng nhau ra nước ngoài thi đấu theo dạng cho mượn. Tuấn Anh đến Yokohama, Công Phượng khoác áo Mito Hollyhock, đều của Nhật Bản. Còn Xuân Trường được thử sức ở Incheon United tại Hàn Quốc.

Lâm “Tây” sang Thái: Từ Công Vinh đến Công Phượng, thành công và thất bại - 3

Công Phượng ít được tạo cơ hội ra sân ở Mito Hollyhock

Về cơ bản, cả 3 thương vụ này đều không thành công như mong đợi. Các ngôi sao trẻ của bóng đá Việt Nam được tạo điều kiện ra sân quá ít, do không thể cạnh tranh vị trí với các ngôi sao lớn của bóng đá châu lục, ở môi trường cạnh tranh bậc nhất châu Á này. Xuân Trường còn có thêm 1 năm nữa ở lại Hàn Quốc, nhưng ngay cả khi chuyển sang Gangwon thì tình hình cũng không khá hơn là bao.

Gần nhất là năm 2018, Nguyễn Hữu Khôi từ Nam Định sang Siheung City. Tuy nhiên, thương vụ này không được chú ý nhiều, và mức độ thành công cũng tương đối hạn chế.

Những lần cầu thủ Việt Nam từng ra nước ngoài thi đấu:

1. Lê Huỳnh Đức (2001): Công an TPHCM sang CLB Chongquin Lifan (Trung Quốc)

2. Lương Trung Tuấn (2003): HAGL sang Cảng Thái Lan

3. Lê Công Vinh (2009): Hà Nội FC sang Leixoes (Bồ Đào Nha)

4. Lê Công Vinh (2013): Hà Nội FC sang Consadole Sapporo (Nhật Bản)

5. Nguyễn Tuấn Anh (2016): HAGL sang Yokohama FC (Nhật Bản)

6. Nguyễn Công Phượng (2016): HAGL sang Mito Hollyhock (Nhật Bản)

7. Lương Xuân Trường (2016): HAGL sang Incheon United (Hàn Quốc)

8. Lương Xuân Trường (2017): Incheon United sang Gangwon FC (Hàn Quốc)

9. Nguyễn Hữu Khôi (2018): Nam Định sang Siheung City (Hàn Quốc)

10. Đặng Văn Lâm (2019): Hải Phòng sang Muangthong United (Thái Lan)

Lâm ”Tây” sang Thái Lan: Quyết định sai lầm hay khôn ngoan của kẻ thức thời

Văn Lâm sang Thái Lan chơi bóng sẽ là bước tiến lớn trong sự nghiệp của anh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tiến Long ([Tên nguồn])
Đặng Văn Lâm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN