Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Genoa vs Monza
Logo Genoa - GEN Genoa
-
Logo Monza - MON Monza
-
Young Boys vs Crvena zvezda
Logo Young Boys - YB Young Boys
-
Logo Crvena zvezda - CZV Crvena zvezda
-
Stuttgart vs PSG
Logo Stuttgart - VFB Stuttgart
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Sporting CP vs Bologna
Logo Sporting CP - SCP Sporting CP
-
Logo Bologna - BOL Bologna
-
Sturm Graz vs RB Leipzig
Logo Sturm Graz - STU Sturm Graz
-
Logo RB Leipzig - RBL RB Leipzig
-
PSV vs Liverpool
Logo PSV - PSV PSV
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Manchester City vs Club Brugge
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Club Brugge - CLU Club Brugge
-
Lille vs Feyenoord
Logo Lille - LIL Lille
-
Logo Feyenoord - FEY Feyenoord
-
Juventus vs Benfica
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Logo Benfica - SLB Benfica
-
Inter Milan vs Monaco
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Girona vs Arsenal
Logo Girona - GIR Girona
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Salzburg vs Atlético Madrid
Logo Salzburg - RBS Salzburg
-
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Bayern Munich vs Slovan Bratislava
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Slovan Bratislava - SLO Slovan Bratislava
-
Dinamo Zagreb vs Milan
Logo Dinamo Zagreb - DIN Dinamo Zagreb
-
Logo Milan - MIL Milan
-
Brest vs Real Madrid
Logo Brest - BRE Brest
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Borussia Dortmund vs Shakhtar Donetsk
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo Shakhtar Donetsk - SHK Shakhtar Donetsk
-
Bayer Leverkusen vs Sparta Praha
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Logo Sparta Praha - ACS Sparta Praha
-
Barcelona vs Atalanta
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-
Aston Villa vs Celtic
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Celtic - CEL Celtic
-
Tottenham Hotspur vs Elfsborg
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Elfsborg - ELF Elfsborg
-
Roma vs Eintracht Frankfurt
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Eintracht Frankfurt - SGE Eintracht Frankfurt
-
Olympiakos Piraeus vs Qarabağ
Logo Olympiakos Piraeus - OLY Olympiakos Piraeus
-
Logo Qarabağ - QAR Qarabağ
-
Maccabi Tel Aviv vs Porto
Logo Maccabi Tel Aviv - MTA Maccabi Tel Aviv
-
Logo Porto - POR Porto
-
FCSB vs Manchester United
Logo FCSB - FCS FCSB
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Athletic Club vs Viktoria Plzeň
Logo Athletic Club - ATH Athletic Club
-
Logo Viktoria Plzeň - PLZ Viktoria Plzeň
-
Ajax vs Galatasaray
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Logo Galatasaray - GS Galatasaray
-

Khi V-League trở thành “võ đài Kungfu”

V-League 2014 chưa có nhiều trận đấu với chất lượng chuyên môn cao nhưng người ta ngày càng chứng kiến nhiều những tình huống “chặt chém” đến rợn người.

Nhìn lại những pha bóng bạo lực nhất trong lịch sử V-League (Clip theo VTV)

Theo kết quả chụp phim mới nhất, Alaan Bruno của Than Quảng Ninh đã bị gãy hoàn toàn xương mác và cổ chân bị xoay sau tình huống vào bóng ở tốc độ cao với Vũ Anh Tuấn của HAGL trong trận đấu diễn ra chiều 21/2. Như vậy, ngoại binh của đội bóng chủ sân Cẩm Phả đã chắc chắn chia tay V-League 2014. Thậm chí, Alaan Bruno khó có hy vọng tiếp tục sự nghiệp thi đấu bóng đá chuyên nghiệp với chấn thương rợn người này.

Những tình huống va chạm dẫn đến chấn thương nặng không phải là chuyện hiếm ở các giải đấu chuyên nghiệp hàng đầu thế giới. Nhưng có thể nói, ít có giải đấu nào lại có tần suất những pha va chạm “kinh hoàng” xảy ra nhiều như V-League 2014. Ngay ở vòng 1, người hâm mộ trên sân Lạch Tray đã chứng kiến màn “đấu võ” thực sự giữa các cầu thủ chủ nhà với đội khách Thanh Hóa.

Khi V-League trở thành “võ đài Kungfu” - 1

Chấn thương có thể khiến Bruno mất nghiệp

Hết đội trưởng Minh Châu, thủ thành Thanh Thắng đến những Lê Văn Phú, hay Đinh Tiến Thanh liên tiếp có những pha bóng ác ý với các học trò của ông Mai Đức Chung. Đến vòng 3, trận đấu giữa SLNA và đội bóng hàng xóm Thanh Hóa không tạo được nhiều ấn tượng về chuyên môn nhưng người xem đã chứng kiến “màn đấu võ” trên sân Vinh.

Ngay cả những cầu thủ như Công Vinh hay Phi Sơn đã khiến khán giả nhà phải “ngượng” với những pha chơi bóng của mình. Đã có tổng cộng 6 chiếc thẻ vàng được trọng tài Nguyễn Trọng Thư sử dụng trong trận đấu này. Và nếu trọng tài Nguyễn Trọng Thư xử lý mạnh tay hơn, sẽ có ít nhất 3 cầu thủ bị trút quyền thi đấu sau những tình huống “bỏ bóng, đánh người” trong trận đấu này.

Sang đến vòng 5, không ít người hâm mộ có mặt trên sân Ninh Bình (chiều 16/2) cũng như khán giả theo dõi trận đấu giữa V.Ninh Bình và ĐTLA trên truyền hình không khỏi rùng mình khi chứng kiến cú đạp thẳng gầm giầy của Đinh Văn Ta vào người Danny David. Tình huống vào bóng không khác những pha “thi triển kung-fu” trong các bộ phim võ thuật ấy của cầu thủ nhập tịch Đinh Văn Ta đã khiến Danny phải nhập viện cấp cứu ngay lập tức.

Khi V-League trở thành “võ đài Kungfu” - 2

Tân trưởng giải Tanaka sẽ làm gì với nạn bạo lực ở V-League?

Sau đó, Đinh Văn Ta đã lên mạng xã hội để phân trần bằng tiếng Việt rằng: “Tôi không cố ý làm tổn thương Danny David. Tôi hy vọng mọi người sẽ hiểu tôi. Tôi đã chơi bóng ở Việt Nam được 6 năm, tôi là một công dân Việt Nam và tôi tôn trọng đất nước này…”  Có lẽ, chính việc đã chơi bóng một thời gian dài Việt Nam, ăn cơm Việt Nam, nói tiếng Việt lưu loát đến vậy khiến Đinh Văn Ta không biết từ khi nào đã trở thành "nạn nhân" của một môi trường bóng đá ngập tràn những pha bóng bạo lực (?!).

Khi thông báo kỷ luật đối với Đinh Văn Ta vẫn còn chưa ráo mực thì người ta lại chứng kiến một pha va chạm “rợn người” giữa Alaan Bruno và Vũ Anh Tuấn. Nhiều người trách rằng Alaan Bruno mới chính là người vào bóng thô bạo với Anh Tuấn nhưng bị mất trụ nên đã dính phải chấn thương nặng. Ý kiến khác thì cho rằng chính mặt sân xấu không khác gì “cái ruộng” đã khiến các cầu thủ dễ gặp phải chấn thương nặng kiểu như của Bruno. Nhưng suy cho cùng, Alaan Bruno cũng chỉ là một "nạn nhân" khác của môi trường V-League, cũng giống như Đinh Văn Ta…

Chiều 21/1, tân trưởng BTC giải Tanaka đã có mặt trên sân Cẩm Phả và trực tiếp chứng kiến tình huống chấn thương “kinh hoàng” của Bruno. Không biết chuyên gia người Nhật này có tìm ra được phương thuốc nào chữa khỏi nạn bạo lực trên khắp các sân cỏ Việt hay không? Môi trường bóng đá Việt Nam khác rất nhiều so với Nhật Bản, bởi ở đó người ta đang tìm đủ mọi cách để giành được những điểm số về phía mình, kể cả việc triệt hạ đối phương. Từ đó, các cầu thủ cũng dần thiếu hẳn ý thức bảo vệ đôi chân, “cần câu cơm” của chính mình và của cả đối thủ…

* Thẻ phạt tăng nhanh. Theo thống kê, sau 6 vòng đấu ở V-League 2014, các trọng tài đã phải rút ra tổng cộng 178 thẻ vàng (trung bình 5,09 thẻ/trận) và 9 thẻ đỏ (0,26 thẻ trận). Số thẻ vàng mà các trọng tài phải rút ra tính đến thời điểm này của mùa giải 2014 cao hơn rất nhiều so với con số 4,7 thẻ/trận ở mùa giải trước.

* Hải Phòng bị phạt nhiều thẻ nhất. Sau 6 vòng đấu, Hải Phòng đang là đội bóng “chơi xấu” nhất khi các học trò của HLV Dylan Kerr đã phải nhận tổng cộng 23 thẻ phạt (22 thẻ vàng và 1 thẻ đỏ). Đứng ở vị trí thứ 2 là Than Quảng Ninh với 21 thẻ phạt (20 thẻ vàng và 1 thẻ đỏ). Một tân binh khác là QNK Quảng Nam xếp ở vị trí thứ 3 với 3 thẻ đỏ và 15 thẻ vàng.

Đội bóng được cho là “chơi đẹp” nhất cho đến thời điểm này của mùa giải là B.Bình Dương khi các học trò của ông Hải “lơ” mới chỉ phải nhận 8 thẻ vàng. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lan Chi ([Tên nguồn])
V-League 2024-25: Cuộc đua nóng bỏng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN