Khi HLV nội bị ‘lung lay’
Nhìn lại biểu đồ thầy ngoại, thầy nội của Việt Nam thấy rất rõ thầy ngoại tốt hơn nhiều.
Không kể thành tích đoạt ngôi vô địch AFF Cup 2008 của HLV Calisto thì còn lại HLV Riedl, cả HLV Falko Goetz và Miura cũng tốt hơn thầy nội rất nhiều. Những lần U-23 (SEA Games 29 là U-22) thầy nội bị thua thảm ngay sau vòng bảng như HLV Phan Thanh Hùng (bị loại ngay sau vòng bảng SEA Games 2013 và bị loại ngay sau vòng bảng AFF Cup 2012), HLV Hữu Thắng bị loại ngay sau vòng bảng SEA Games 2017.
HLV Hữu Thắng vừa xin từ chức sau SEA Games 29
Tính ra như thế thì HLV Miura lẫn Falko Goetz còn ngon hơn. Falko Goetz cũng từng đưa U-23 Việt Nam vào bán kết SEA Games 2011. HLV Miura cũng đưa tuyển Việt Nam vào bán kết AFF Cup 2014 và SEA Games 2015…
Thời HLV Miura còn một vấn đề lấn cấn là ông đã chịu áp lực từ “sếp” nào không biết nhưng đã luôn “chắc suất” với tiền đạo Mạc Hồng Quân quá kém ở cả hai đội U-23 và tuyển quốc gia. Hy vọng HLV Mai Đức Chung lên làm HLV tạm quyền của hai đội tuyển, hãy “quên đi” mối quan hệ khác (nếu có) mà hãy tập trung vào chọn những con người tốt nhất và chọn theo cách của nhà chuyên môn tỉnh táo và bản lĩnh.
Bóng đá đòi hỏi nhiều thứ về chuyên môn mà ở U-22 HLV Hữu Thắng cũng bị ảnh hưởng không ít với người sa thải tiền nhiệm Miura, đồng thời “dựng” mình lên.
Khá tiếc cho HLV Hữu Thắng là bản thân ông khi ngồi vào ghế nóng dù có thể không bị chỉ đạo nhưng suy nghĩ và định hướng nhiều lúc cứ nghĩ đến việc vì sao Miura bị loại và vì sao mình lên thay để rồi đánh mất chất chắc chắn của một HLV xuất thân từ trung vệ thép.
Mạc Hồng Quân là “nước cờ” có tính toán kỹ cho đội tuyển của HLV Mai Đức Chung?