Khi HLV Miura lên xe 45 chỗ
Một buổi sáng, HLV trưởng ĐT Olympic Việt Nam - Toshiya Miura đã nhường cho các cầu thủ bị chấn thương được ngồi xe riêng của ông về khách sạn nghỉ trong lúc mình lặng lẽ lên xe 45 chỗ ngồi cùng các học trò để về khách sạn.
HLV Miura liên tiếp nhận những tin không vui từ những ca chấn thương của các cầu thủ của mình. Ngoài trường hợp chấn thương nặng của Xuân Trường, thì Hồng Duy và Thanh Tùng (đều của CLB HAGL) phải ngồi ngoài trong khi các đồng đội tập luyện.
Rồi trong một pha nỗ lực phá bóng, thủ môn Hoài Anh của CLB Than Quảng Ninh đã bị đau cổ chân phải nhờ sự chăm sóc của bác sĩ. Thủ môn này sau đó cũng được cho nghỉ để đảm bảo sức khỏe.Khi buổi tập chưa kết thúc, HLV Miura đã yêu cầu 4 cầu thủ chấn thương trên về khách sạn nghỉ sớm. Ông để những cầu thủ này ngồi trên xe riêng của mình, còn sau đó ông lên ô tô 45 chỗ cùng cả đội đi về.
Đó chỉ là chuyện nhỏ với HLV người Nhật.
Cầu thủ bị chấn thương được lên xe riêng của HLV Miura về khách sạn nghỉ sớm. Ảnh: Internet
Không chỉ công bằng trong cách dùng người, HLV Miura còn thể hiện sự chuyên nghiệp đáng nể và ông là tấm gương cho các HLV người Việt nhìn vào và học hỏi. Sau thất bại của đội tuyển Việt Nam ở bán kết AFF Cup, ông Miura nhận hết trách nhiệm về mình. Hành động của ông thực sự đã khiến các cầu thủ nể phục vì họ biết ông không có lỗi, mà đơn giản là ông không muốn họ rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý hay mất niềm tin nên đã đứng ra nhận trách nhiệm về mình.Trong huấn luyện, bao giờ người HLV trên 50 tuổi này cũng thực hiện các bài chạy với các cầu thủ nên dù khó khăn đến mấy, các cầu thủ cũng cố gắng hoàn thành, chứ không bao giờ dám than vãn.
Chuyện không có gì to tát và đáng nói trong phong cách của một người Nhật.
Hãy trở lại vùng đông bắc Nhật Bản vào đầu năm 2011 khi động đất và sóng thần diễn ra đang tàn phá Nhật Bản nặng nề.
Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng để nhận thực phẩm có một em nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc áo thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà em lại xếp hàng cuối cùng. Có một người nước ngoài đến nói với chú bé: “Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói”. Cậu bé nhận túi lương khô, khom người cảm ơn, rồi ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi quay lại xếp hàng.
Ngạc nhiên vô cùng, người đó hỏi chú bé tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Cậu bé trả lời: “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ”.
Hành động của chú bé được tác giả kể lại trong: “Một câu chuyện cảm động về cậu bé 9 tuổi ở Nhật đã dạy cho tôi bài học làm người trong lúc khốn khó nhất”.
Đem chuyện đó so sánh với chuyện xô đẩy giẫm đạp nhau để mua vé ở sân Mỹ Đình, hay sân Pleiku mới đây sao thấy cay nơi sống mũi. Và chuyện hàng trăm vụ đánh nhau trong ngày Tết dân tộc và hàng nghìn người phải đi cấp cứu mới thấy đắng nơi cổ họng.
Chuyện lụt bão sóng thần đó dù vẫn chưa được đưa vào tuyên truyền trong các trường học để giáo dục cho các học sinh, như ngày xưa chúng tôi từng thấm đẫm các câu chuyện “Tâm hồn cao thượng” của văn hào Edmond De Amacis (do Hà Mai Anh dịch) và nó có vẻ không ăn nhập gì với chuyện HLV trưởng ĐT Việt Nam hôm nay.
Chuyện HLV người Nhật - Toshiya Miura làm hôm nay có thể rất nhỏ nhặt, nhưng từng chuyện từng chuyện lại thấm đẫm một phong cách giáo dục trong mắt các cầu thủ. Chuyện ông Miura lên xe 45 chỗ ngồi có gì đáng nói không!
Trong huấn luyện, bao giờ người HLV trên 50 tuổi này cũng thực hiện các bài chạy với các cầu thủ nên dù khó khăn đến mấy, các cầu thủ cũng cố gắng hoàn thành, chứ không bao giờ dám than vãn. |