Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Wolverhampton Wanderers vs Manchester United
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Southampton vs West Ham United
Logo Southampton - SOU Southampton
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Nottingham Forest vs Tottenham Hotspur
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Newcastle United vs Aston Villa
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Manchester City vs Everton
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Everton - EVE Everton
-
Liverpool vs Leicester City
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo Leicester City - LEI Leicester City
-
Chelsea vs Fulham
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Brighton & Hove Albion vs Brentford
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Arsenal vs Ipswich Town
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo Ipswich Town - IPS Ipswich Town
-
AFC Bournemouth vs Crystal Palace
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Thái Lan vs Philippines
Logo Thái Lan - THA Thái Lan
-
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Việt Nam vs Singapore
Logo Việt Nam - VIE Việt Nam
-
Logo Singapore - SGP Singapore
-
Philippines vs Thái Lan
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Logo Thái Lan - THA Thái Lan
-
Singapore vs Việt Nam
Logo Singapore - SGP Singapore
-
Logo Việt Nam - VIE Việt Nam
-

Khi bóng đá Việt và Thái cùng chen nhau ra biển

Trong khi bóng đá nam Thái Lan vào đến bán kết thì bóng đá nữ Việt Nam lại loại chính Thái Lan để vào top 4 đội mạnh nhất châu Á. Bóng đá Đông Nam Á chen ra châu Á chỉ có Việt Nam và Thái Lan được chú ý. Nhưng đó mới chỉ là bề nổi.

Sân chơi châu Á của Thái Lan và Việt Nam

Thái Lan sau nhiều SEA Games và AFF Cup thất bại thì ASIAD 2014 bỗng nổi lên với lứa cầu thủ do HLV Kiatisak dẫn dắt. Trong đó đáng chú ý nhất là việc thầy trò HLV này loại Olympic Trung Quốc bằng một lối chơi thuyết phục.

Đây là lần thứ hai trong năm đội bóng của HLV Kiatisak đánh bại Trung Quốc. Trước đây, trong một chuyến tập huấn tại Trung Quốc, Thái Lan đã đè bẹp đội tuyển Trung Quốc đến 4-1. Sau trận thua đậm ấy, HLV ngoại lừng danh một thời của bóng đá Tây Ban Nha – ông Antonio Camacho đã phải từ chức vì quá xấu hổ.

Khi bóng đá Việt và Thái cùng chen nhau ra biển - 1

Olympic Việt Nam đánh bại Olympic Iran tới 4-1 tại Asiad 17

Tiếp theo là tứ kết ASIAD 2014, Olympic Thái Lan lại chiến thắng 2-0 trước Olympic Trung Quốc dưới sự dẫn dắt của HLV Sun Zhi Hai – cựu tuyển thủ Trung Quốc và là người từng đá Premier League trong màu áo Man City.

Hai chiến thắng trong cùng một năm cho thấy tiềm năng và sức mạnh của bóng đá Thái Lan là có thật, đặc biệt hơn là dưới tay HLV Kiatisak, các cầu thủ Olympic Thái Lan càng thể hiện sức mạnh và nội lực của mình.

Tương tự là bóng đá Việt Nam, sau nhiều giải đấu đi xuống thì ASIAD này lại là hình ảnh một đội Olympic lột xác hoàn toàn với lối chơi ấn tượng cả về tinh thần lẫn chuyên môn. Dưới tay thầy Nhật Bản – Miura, đội Olympic Việt Nam có những cầu thủ chưa được người hâm mộ quen mặt và thuộc tên đã trở nên những hạt nhân xuất sắc tạo nên những dấu ấn đậm trong chiến thắng trước ứng viên nặng ký Olympic Iran, rồi sau đó là chiến thắng trước đội Kyrgyzstan chơi một thứ bóng đá của các cầu thủ châu Âu.

Ngay cả trong trận knock-out thua Olympic UAE, các cầu thủ Olympic Việt Nam vẫn cho thấy họ không hề thua kém về sức lực lẫn tinh thần, mà ngược lại còn cho thấy tạo ra nhiều cơ hội hơn nhưng thiếu may mắn trong những cú dứt điểm.

Chắc chắn vẫn còn nhiều điểm phải khắc phục ở đội Olympic Việt Nam, nhưng những gì họ thể hiện tại ASIAD đã cho thấy bóng đá Việt Nam không thiếu những nhân tài, nhưng vấn đề chính là khả năng tập hợp và phát huy mỗi cầu thủ như thế nào để biến họ thành một đội bóng mạnh và có trách nhiệm.

Ở đây cũng cần phải nói đến khía cạnh bóng đá Việt Nam sau cơn bão tiêu cực nay cầu thủ bắt đầu ý thức hơn và có trách nhiệm hơn, nhưng quan trọng là họ được HLV tin dùng và phát huy tố chất của từng người như thế nào.

Đừng ngộ nhận mà hãy bắt tay vào để tăng niềm tin

So sánh hai nền bóng đá, nếu nói đây là ASIAD thành công nhất của bóng đá Việt Nam thì với người Thái Lan, thành tích vào bán kết ASIAD của họ không phải là lần đầu. Nhưng so với những lần trước đây, ở  ASIAD 2017, thầy trò HLV Kiatisak thi đấu trên sân khách lại tạo ấn tượng đậm nét và rõ ràng hơn rất nhiều.

Năm 1998, Thái Lan đã từng vào bán kết sau chiến thắng thật ấn tượng trước Hàn Quốc trên sân Rajamangala và Kiatisak trong trận đấu ấy cũng là một nhân tố quyết định của trận cầu đáng nhớ dưới sự dẫn dắt của HLV người Anh Peter Withe.

Cũng cần biết là trong năm 1998 đấy, đội tuyển Thái Lan từng bị đội tuyển Việt Nam “hạ nhục” đến 3-0 ngay trên sân Hàng Đẫy trong khuôn khổ Tiger Cup và chỉ 3 tháng sau người Thái đã “lột xác” nhanh đến thế.

Khi bóng đá Việt và Thái cùng chen nhau ra biển - 2

Đánh bại Thái Lan 2-1, ĐT nữ Việt Nam lần đầu vào bán kết Asiad

Bóng đá Thái Lan và bóng đá Việt Nam hay nhìn nhau từ cách làm đến cách đầu tư, dù trong tư tưởng quốc gia nào cũng có suy nghĩ làm sao để bơi ra khỏi vùng trũng.

Người Thái từng hợp tác đầu tư với lò JMG Arsenal trước khi bầu Đức bắt tay với ông Wenger 2 năm, nhưng giữa đường thì họ quyết định bỏ ngang để làm theo cách riêng của mình.

Đến nay người Thái vẫn chưa nói rõ nguyên nhân vì sao họ bỏ ngang hợp đồng đào tạo của một học viện nổi tiếng, trong khi ở Việt Nam thì sau một năm “làm mưa làm gió” ở đấu trường khu vực, lứa cầu thủ HAGL – Arsenal JMG lại gây rất nhiều cơn sốt. Và những cơn sốt đấy được xem là biện pháp kích cầu cho những thế hệ cầu thủ ở trên như đội Olympic hay đội tuyển.

Ngay cả cấp độ bóng đá nữ cũng thế. Khi HLV Mai Đức Chung qua Thái Lan tham quan cách làm bóng đá nữ của họ, ông từng làm báo cáo nói rằng người Thái sau nhiều năm thua Việt Nam về bóng đá nữ đã làm lại từ nền tảng và lấy trường học làm bệ phóng. Ông Chung còn cảnh báo Việt Nam nếu vẫn đầu tư cho bóng đá nữ một cách cũ kỹ theo kiểu khai thác “lúa trời” thì sẽ tụt hậu so với người Thái.

Đến khi Việt Nam mất HCV SEA Games bóng đá nữ, mất cả suất play-off dự vòng chung kết World Cup nữ thì mọi người mới mổ xẻ vì sao chúng ta thua. Hầu hết những mổ xẻ đấy đều đúng với những gì ông Chung từng nhận xét, từng cảnh báo. Bây giờ ông Chung đang được giao nhiệm vụ giải quyết những tồn đọng của bóng đá nữ mà sau thời gian dài chúng ta vẫn gieo và gặt bằng đúng một kiểu.

Với bóng đá nam, chỉ mới một ASIAD của đội Olympic đã khiến nhiều người ảo tưởng. Cần phải minh định cho rõ giữa sự đầu tư và gặt mà ở đây chúng ta mới gặt mà chưa có đầu tư, hay nói đúng hơn mới chỉ là cách làm của từng CLB, rồi tận dụng nhờ ông thầy ngoại mát tay.

Nếu Thái Lan, các cấp đội tuyển phát triển và vững mạnh nhờ nền tảng của Thai-League đúng hướng thì Việt Nam lại đi ngược với thành công của U19, của Olympic, rồi mong cho những đột biến đấy sẽ vực lại sự xuống cấp của V-League.

Bóng đá Việt Nam đang sống lại bắt đầu từ niềm tin và hy vọng những thành quả vừa qua sẽ giúp niềm tin thêm chắc chắn để kéo theo nhiều thứ. Nó hoàn toàn khác hẳn với việc gặm nhấm vào niềm tin của người hâm mộ, của những nhà tài trợ bằng các thủ thuật như những nhà điều hành bóng đá hay làm.

Đã bắt đầu tin, giờ thì cứ làm tốt đi rồi niềm tin sẽ tăng lên và kéo theo nhiều thứ. Vấn đề còn lại là ở những nhà điều hành làm sao để vun đắp cho niềm tin từ những đôi chân có trách nhiệm.

Video ĐT nữ Việt Nam hạ Thái Lan 2-1 ở tứ kết Asiad 17:

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Nguyên ([Tên nguồn])
Bình luận của Nguyễn Nguyên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN