Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Real Madrid vs Milan
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Logo Milan - MIL Milan
-
Sporting CP vs Manchester City
Logo Sporting CP - SCP Sporting CP
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Liverpool vs Bayer Leverkusen
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Lille vs Juventus
Logo Lille - LIL Lille
-
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Borussia Dortmund vs Sturm Graz
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo Sturm Graz - STU Sturm Graz
-
Club Brugge vs Aston Villa
Logo Club Brugge - CLU Club Brugge
-
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Stuttgart vs Atalanta
Logo Stuttgart - VFB Stuttgart
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-
PSG vs Atlético Madrid
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Inter Milan vs Arsenal
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Bayern Munich vs Benfica
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Benfica - SLB Benfica
-
Crvena zvezda vs Barcelona
Logo Crvena zvezda - CZV Crvena zvezda
-
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Union Saint-Gilloise vs Roma
Logo Union Saint-Gilloise - STG Union Saint-Gilloise
-
Logo Roma - ROM Roma
-
Olympiakos Piraeus vs Rangers
Logo Olympiakos Piraeus - OLY Olympiakos Piraeus
-
Logo Rangers - RAN Rangers
-
Galatasaray vs Tottenham Hotspur
Logo Galatasaray - GS Galatasaray
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Manchester United vs PAOK
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo PAOK - PKT PAOK
-
Lazio vs Porto
Logo Lazio - LAZ Lazio
-
Logo Porto - POR Porto
-
AZ vs Fenerbahçe
Logo AZ - AZ AZ
-
Logo Fenerbahçe - FB Fenerbahçe
-
Ajax vs Maccabi Tel Aviv
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Logo Maccabi Tel Aviv - MTA Maccabi Tel Aviv
-
Olympique Marseille vs Auxerre
Logo Olympique Marseille - OM Olympique Marseille
-
Logo Auxerre - AJA Auxerre
-
Real Madrid vs Osasuna
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Logo Osasuna - OSA Osasuna
-
Strasbourg vs Monaco
Logo Strasbourg - STR Strasbourg
-
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Cagliari vs Milan
Logo Cagliari - CAG Cagliari
-
Logo Milan - MIL Milan
-
Juventus vs Torino
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Logo Torino - TOR Torino
-
Angers SCO vs PSG
Logo Angers SCO - SCO Angers SCO
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Fiorentina vs Hellas Verona
Logo Fiorentina - FIO Fiorentina
-
Logo Hellas Verona - VER Hellas Verona
-
Mallorca vs Atlético Madrid
Logo Mallorca - MLL Mallorca
-
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Inter Milan vs Napoli
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Real Sociedad vs Barcelona
Logo Real Sociedad - RSO Real Sociedad
-
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Monaco vs Brest
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo Brest - BRE Brest
-
PSG vs Toulouse
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Toulouse - TFC Toulouse
-
Hellas Verona vs Inter Milan
Logo Hellas Verona - VER Hellas Verona
-
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Milan vs Juventus
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Celta de Vigo vs Barcelona
Logo Celta de Vigo - CEL Celta de Vigo
-
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Como vs Fiorentina
Logo Como - COM Como
-
Logo Fiorentina - FIO Fiorentina
-
Napoli vs Roma
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Logo Roma - ROM Roma
-
Leganés vs Real Madrid
Logo Leganés - LEG Leganés
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-

Huấn luyện viên trưởng Đội tuyển bóng đá Việt Nam: Không Hàn Quốc thì Nhật Bản?

Thất bại chóng vánh với Huấn luyện viên (HLV) Philippe Troussier khiến các ứng cử viên châu Âu không còn nằm trong tầm ngắm của Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF). Đã đến lúc VFF thừa nhận sự phù hợp quan trọng hơn danh tiếng, và các HLV đến từ Hàn Quốc hoặc Nhật Bản sẽ sáng cửa dẫn dắt đội tuyển Việt Nam.

VFF nói không với HLV nội

Sau khi đạt thỏa thuận chấm dứt hợp đồng sớm với Philippe Troussier, VFF nhanh chóng bắt tay vào việc tìm kiếm người thay thế. Hiện tại, đội tuyển Việt Nam còn rất ít cơ hội vượt qua vòng loại 2 World Cup 2026 khu vực châu Á. Dù vậy, chúng ta vẫn phải cố gắng đạt kết quả tốt nhất trong 2 trận đấu với Philippines và Iraq vào tháng 6 tới.

Những huấn luyện viên nội như Nguyễn Hữu Thắng khó dẫn dắt tuyển Việt Nam.

Những huấn luyện viên nội như Nguyễn Hữu Thắng khó dẫn dắt tuyển Việt Nam.

VFF đã bổ nhiệm ông Hoàng Anh Tuấn làm HLV tạm quyền dẫn dắt U23 Việt Nam tham dự vòng chung kết U23 châu Á 2024 tại Qatar. Đây là lựa chọn khả dĩ nhất ở thời điểm này, khi giải đấu chỉ còn 2 tuần nữa là khởi tranh. Các chuyên gia đánh giá cao khả năng của HLV Hoàng Anh Tuấn cũng như kỳ vọng khá nhiều vào cái duyên của ông với các đội tuyển trẻ.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là HLV nội lọt vào danh sách các ứng cử viên thay thế Philippe Troussier ở đội tuyển quốc gia. Các nguồn tin thân cận cho biết VFF đã nói không với HLV nội trong kế hoạch tìm kiếm “thuyền trưởng” mới cho đội bóng áo đỏ. Hội đồng HLV quốc gia, bao gồm những cái tên giàu kinh nghiệm như Mai Đức Chung, Lê Huỳnh Đức, Phan Thanh Hùng đã sớm thống nhất điều này.

Có rất nhiều lý do khiến VFF không thể đặt niềm tin vào HLV nội, từ trình độ chuyên môn cho đến khả năng quản trị con người. Thực tế cho thấy chưa có HLV nội nào trong lịch sử thành công với đội tuyển Việt Nam.

Kể từ khi trở lại đấu trường quốc tế vào năm 1991 đến nay, đội tuyển Việt Nam đã có 7 HLV nội chính thức, bao gồm Vũ Văn Tư, Nguyễn Sỹ Hiển, Trần Bình Sự, Trần Duy Long, Phan Thanh Hùng, Hoàng Văn Phúc và Nguyễn Hữu Thắng. Tất cả đều không thể tại vị đến 2 năm. Nếu không bị sa thải thì họ đều từ chức.

Ngoài ra, đội tuyển Việt Nam còn có các HLV nội tạm quyền như Mai Đức Chung (3 lần), Nguyễn Văn Sỹ, Trần Văn Khánh, Nguyễn Thành Vinh, Lê Đình Chính. Ngoài HLV Mai Đức Chung, những cái tên còn lại đều không gây ấn tượng đủ tốt để được trao thêm cơ hội. Cá biệt có HLV Trần Duy Long từng hoàn thành tốt nhiệm vụ tạm quyền, nhưng toàn thua 5 trận khi được trao vai trò HLV trưởng chính thức sau đó và bị sa thải.

Ở thời điểm hiện tại, một số HLV nội được đánh giá cao như Chu Đình Nghiêm của CLB Hải Phòng, Vũ Hồng Việt của CLB Nam Định và Lê Huỳnh Đức của Becamex Bình Dương. Dù vậy, họ đều thiếu kinh nghiệm cầm quân ở cấp độ đội tuyển và có rất ít kinh nghiệm quốc tế.

Bên cạnh chuyên môn, tính địa phương cục bộ cũng khiến VFF e ngại sử dụng HLV nội. Người gần nhất - Nguyễn Hữu Thắng từng bị giới mộ điệu chỉ trích thậm tệ vì triệu tập quá nhiều cầu thủ Nghệ An. Tương tự như vậy, HLV Phan Thanh Hùng và Hoàng Văn Phúc cũng chịu nhiều điều tiếng về việc ưu ái các học trò ở CLB cũ. Sử dụng HLV ngoại sẽ giảm thiểu vấn đề này.

Ngay cả HLV ngoại từng làm việc ở Việt Nam nhiều khả năng cũng bị VFF loại khỏi danh sách ứng cử viên. Lý do vì chính HLV Troussier từng vướng vào tranh cãi giống các HLV nội khi triệu tập quá nhiều cầu thủ từ CLB cũ của ông.

Không Hàn Quốc thì Nhật Bản?

Bên cạnh quyết định không dùng HLV nội, VFF cũng thống nhất không dùng HLV ngoài châu Á. Thất bại chóng vánh với HLV Troussier là bài học lớn cho VFF trong việc tìm kiếm “thuyền trưởng” cho đội tuyển quốc gia. Họ cần một HLV vừa có chuyên môn tốt, vừa phù hợp với văn hóa Việt Nam. Thậm chí, sự phù hợp sẽ được ưu tiên cao hơn bảng vàng thành tích của ứng viên.

Huấn luyện viên Miura Toshiya tạo ra những thay đổi bước ngoặt cho bóng đá Việt Nam

Huấn luyện viên Miura Toshiya tạo ra những thay đổi bước ngoặt cho bóng đá Việt Nam

Chính vì vậy, các chiến lược gia người Hàn Quốc hoặc Nhật Bản sáng cửa trở thành HLV trưởng tiếp theo của đội tuyển Việt Nam. Đây là tiêu chí được lòng người hâm mộ. Đừng quên, đội tuyển Việt Nam trải qua giai đoạn huy hoàng nhất lịch sử cùng với HLV Park Hang-seo - một người Hàn Quốc có lối sống, suy nghĩ tương tự người Việt Nam.

Trước Park Hang-seo, đội tuyển VIệt Nam cũng gặt hái nhiều điều cùng HLV người Nhật Bản, Miura Toshiya. Không có danh hiệu nào, nhưng Miura Toshiya chính là người tạo ra cách mạng cho đội tuyển Việt Nam khi nâng cao nền tảng thể lực của các cầu thủ. Tại ASIAD 17, HLV người Nhật Bản giúp Oympic Việt Nam tạo ra kỳ tích khi đánh bại Iran 4-2 và vượt qua Kyrgyzstan để giành ngôi đầu bảng.

Ở thời điểm đó, HLV Miura Toshiya bị sa thải vì lối chơi thực dụng không được lòng người hâm mộ, cộng thêm các thất bại liên tiếp trước đội tuyển Thái Lan - vốn rất mạnh khi đó. Sau này, không ít người cảm thấy tiếc cho Miura Toshiya bởi lẽ ông ít nhiều đã nâng cấp đội tuyển Việt Nam và có sự linh hoạt trong chiến thuật, biết mình biết người.

Ông Kim Sang-sik là lựa chọn hoàn hảo nhất?

Ông Kim Sang-sik là lựa chọn hoàn hảo nhất?

Sau 1 năm mơ mộng với triết lý kiểm soát của Troussier, VFF cũng như người hâm mộ Việt Nam có lẽ đã tỉnh ngộ. Vấn đề của đội tuyển Việt Nam không phải là triết lý, mà là sự thực dụng và linh hoạt trước các đối thủ khác nhau. Với thực lực đang có, bóng đá Việt Nam cần thực tế hơn.

Trên hết, việc tìm kiếm các HLV từ Hàn Quốc hoặc Nhật Bản trong thời gian ngắn cũng dễ dàng hơn với VFF. Sau thành công vang dội của HLV Park Hang-seo, VFF có quan hệ cực tốt với Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc (KFA) và một số công ty đại diện thể thao ở Hàn Quốc. Đây là con đường giúp VFF tiếp cận những chiến lược gia xuất sắc đang tự do của Hàn Quốc.

Thật vậy, người đầu tiên nộp hồ sơ phỏng vấn với VFF là HLV tên tuổi người Hàn Quốc Kim Sang-sik. Ông là cựu tuyển thủ Hàn Quốc dự World Cup 2006, đá trung vệ và tiền vệ phòng ngự nên phong cách huấn luyện có thiên hướng chú trọng sự an toàn. HLV Kim Sang-sik dẫn dắt CLB Jeonbuk Hyundai vô địch K-League 2021, giành Cúp FA Hàn Quốc 2022 và vào bán kết Cúp C1 châu Á 2022.

HLV Kim Sang-sik năm nay mới 47 tuổi, cũng phù hợp với tiêu chí còn trẻ tuổi mà VFF đề ra. Nếu không đòi hỏi mức lương quá cao, Kim Sang-sik rất có thể trở thành HLV trưởng mới của đội tuyển Việt Nam ở dịp FIFA Days tháng 6 tới.

Những huấn luyện viên châu Âu như Roberto Donadoni không phù hợp với tuyển Việt Nam.

Những huấn luyện viên châu Âu như Roberto Donadoni không phù hợp với tuyển Việt Nam.

Người thứ hai gửi hồ sơ đến VFF là một HLV Hàn Quốc khác, Kim Do-hoon - người cũng có bảng thành tích ấn tượng. Ông là cựu trợ lý U20 Hàn Quốc và HLV 2 CLB Ulsan Hyundai và Incheon United. Đỉnh cao của ông là đưa Ulsan Hyundai vô địch Cúp C1 châu Á vào năm 2020. Đáng chú ý, Kim Do-hoon từng được xem là ứng cử viên sáng giá thay thế HLV Park Hang-seo vào đầu năm 2023. Tuy nhiên, VFF bị kế hoạch nâng tầm bóng đá Việt Nam của HLV Troussier thuyết phục và bỏ qua Kim Do-hoon.

Bên cạnh đó, VFF cũng có nguồn HLV từ Nhật Bản thông qua mối quan hệ từ lâu với Liên đoàn bóng đá Nhật Bản (JFA) và nhà tài trợ chính Honda. Cách đây 10 năm, chính Honda đưa HLV Miura Toshiya về dẫn dắt đội tuyển Việt Nam.

Theo các thông tin mới nhất, VFF vừa nhận được hồ sơ ứng cử của một HLV người Nhật Bản giấu tên. Chiến lược gia này được đánh giá cao về chuyên môn, đã gây dựng được tiếng vang tại J1 League với thành tích cả tập thể lẫn cá nhân, có độ tuổi trên dưới 50, phù hợp với những tiêu chí ban đầu của VFF.

Hơn nữa, VFF đang là môi trường tốt cho người Nhật Bản. Giám đốc kỹ thuật VFF là ông Koshida Takeshi, trong khi nhà tài trợ cho đội tuyển Việt Nam cũng có những thương hiệu lớn đến từ Nhật Bản. Thậm chí trong thời gian tới, một HLV người Nhật Bản là ông Akira Iriji nhiều khả năng cũng sẽ chính thức dẫn dắt đội tuyển nữ Việt Nam. Sợi dây liên kết này hứa hẹn mang đến nhiều điều cho VFF cũng như bóng đá Việt Nam.

Không có chuyện Roberto Donadoni muốn dẫn dắt đội tuyển Việt Nam

Có rất nhiều tin đồn xung quanh chiếc ghế nóng của đội tuyển Việt Nam. Mới nhất, một số kênh truyền thông đồn đoán cựu HLV tuyển Italia, Roberto Donadoni muốn thay thế Troussier. Tuy nhiên, thông tin này không chính xác.

Roberto Donadoni năm nay 60 tuổi, là cựu tuyển thủ Italia từng giành ngôi á quân World Cup 1994. Khi còn thi đấu, ông nổi danh trong màu áo Milan và giành vô số danh hiệu lớn. Dù vậy, Roberto Donadoni không mấy thành công khi chuyển sang làm HLV.

Năm 2006, Roberto Donadoni tiếp quản đội tuyển Italia sau khi họ vô địch World Cup. Kết quả, chiến lược gia này gây thất vọng lớn khi đạt tỷ lệ thắng vỏn vẹn 56% và bị sa thải chỉ sau 2 năm. Trong suốt sự nghiệp cầm quân, Roberto Donadoni chưa dẫn dắt đội bóng nào quá 3 năm. Gần nhất, ông làm việc tại CLB Trung Quốc Shenzhen nhưng bị sa thải với tỷ lệ thắng “thảm họa” 14,29%.

Mức lương của Roberto Donadoni dao động từ 1,5 triệu USD đến 3 triệu USD mỗi năm. Vì vậy, ngay cả khi HLV 60 tuổi này thực sự muốn đến Việt Nam, VFF cũng thẳng thừng từ chối.

Nguồn: [Link nguồn]

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã công bố nhà tài trợ chính cho các các đội tuyển bóng đá quốc gia từ 2024 đến 2027. Người đẹp H'Hen Niê cũng có mặt chia vui cùng các đội tuyển và gửi lời chúc các cầu thủ mạnh mẽ tiến về phía trước.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thành Trần ([Tên nguồn])
Đội tuyển Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN