Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Newcastle United vs Wolverhampton Wanderers
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Leicester City vs Crystal Palace
Logo Leicester City - LEI Leicester City
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Everton vs Aston Villa
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Bayern Munich vs Hoffenheim
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Hoffenheim - TSG Hoffenheim
-
Inter Milan vs Bologna
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Logo Bologna - BOL Bologna
-
Arsenal vs Tottenham Hotspur
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Ipswich Town vs Brighton & Hove Albion
Logo Ipswich Town - IPS Ipswich Town
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Manchester United vs Southampton
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Southampton - SOU Southampton
-
Hoàng Anh Gia Lai vs TP Hồ Chí Minh
Logo Hoàng Anh Gia Lai - HGL Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Becamex Bình Dương vs Quy Nhơn Bình Định
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
Logo Quy Nhơn Bình Định - BIN Quy Nhơn Bình Định
-
Montpellier vs Monaco
Logo Montpellier - MON Montpellier
-
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Eintracht Frankfurt vs Borussia Dortmund
Logo Eintracht Frankfurt - SGE Eintracht Frankfurt
-
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Roma vs Genoa
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Genoa - GEN Genoa
-
Đông Á Thanh Hóa vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Công An Hà Nội vs Sông Lam Nghệ An
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Newcastle United vs AFC Bournemouth
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Bayern Munich vs Wolfsburg
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Wolfsburg - WOB Wolfsburg
-
West Ham United vs Crystal Palace
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Leicester City vs Fulham
Logo Leicester City - LEI Leicester City
-
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Brentford vs Liverpool
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Leganés vs Atlético Madrid
Logo Leganés - LEG Leganés
-
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Lens vs PSG
Logo Lens - RCL Lens
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Juventus vs Milan
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Logo Milan - MIL Milan
-
Arsenal vs Aston Villa
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Bayer Leverkusen vs Borussia M'gladbach
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Logo Borussia M'gladbach - BMG Borussia M'gladbach
-
Atalanta vs Napoli
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Getafe vs Barcelona
Logo Getafe - GET Getafe
-
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
SHB Đà Nẵng vs Hà Nội
Logo SHB Đà Nẵng - SDN SHB Đà Nẵng
-
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Thép Xanh Nam Định vs Thể Công - Viettel
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Hải Phòng vs Quảng Nam
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Nottingham Forest vs Southampton
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Southampton - SOU Southampton
-
Manchester United vs Brighton & Hove Albion
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Everton vs Tottenham Hotspur
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Real Madrid vs Las Palmas
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Logo Las Palmas - LPM Las Palmas
-
Ipswich Town vs Manchester City
Logo Ipswich Town - IPS Ipswich Town
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Werder Bremen vs Augsburg
Logo Werder Bremen - SVW Werder Bremen
-
Logo Augsburg - FCA Augsburg
-
Inter Milan vs Empoli
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Logo Empoli - EMP Empoli
-
Valencia vs Real Sociedad
Logo Valencia - VAL Valencia
-
Logo Real Sociedad - RSO Real Sociedad
-
Como vs Udinese
Logo Como - COM Como
-
Logo Udinese - UDI Udinese
-
Chelsea vs Wolverhampton Wanderers
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Villarreal vs Mallorca
Logo Villarreal - VIL Villarreal
-
Logo Mallorca - MLL Mallorca
-
Club Brugge vs Juventus
Logo Club Brugge - CLU Club Brugge
-
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Bologna vs Borussia Dortmund
Logo Bologna - BOL Bologna
-
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Benfica vs Barcelona
Logo Benfica - SLB Benfica
-
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Atlético Madrid vs Bayer Leverkusen
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Real Madrid vs Salzburg
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Logo Salzburg - RBS Salzburg
-
Arsenal vs Dinamo Zagreb
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo Dinamo Zagreb - DIN Dinamo Zagreb
-
Sparta Praha vs Inter Milan
Logo Sparta Praha - ACS Sparta Praha
-
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
PSG vs Manchester City
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Milan vs Girona
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Girona - GIR Girona
-
Feyenoord vs Bayern Munich
Logo Feyenoord - FEY Feyenoord
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Sông Lam Nghệ An vs Becamex Bình Dương
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vs Hải Phòng
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Quy Nhơn Bình Định vs Thép Xanh Nam Định
Logo Quy Nhơn Bình Định - BIN Quy Nhơn Bình Định
-
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
TP Hồ Chí Minh vs SHB Đà Nẵng
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Logo SHB Đà Nẵng - SDN SHB Đà Nẵng
-
Hà Nội vs Hoàng Anh Gia Lai
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Logo Hoàng Anh Gia Lai - HGL Hoàng Anh Gia Lai
-

Huấn luyện viên Park chia tay bóng đá Việt Nam: Anh thắng - Tôi thắng - Chúng ta cùng thắng!

Sự kiện: HLV Park Hang Seo

Bất luận kết quả của Đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup cuối năm nay như thế nào thì HLV trưởng ĐT, ông Park Hang Seo vẫn sẽ là ông thầy số 1 trong lịch sử nền bóng đá, kể từ ngày đổi mới. Tôi nghiên cứu kỹ bóng đá Việt Nam kể từ ngày đổi mới, tức là năm 1991, năm chúng ta hội nhập trở lại với làng túc cầu khu vực nên chỉ tính từ mốc thời gian này.

Còn từ năm 1991 trở về trước thì không dám nói. Những nhà làm sử bóng đá Việt Nam (nếu VFF thực sự nghiêm túc trong câu chuyện làm sử) sẽ phải tìm hiểu kỹ lưỡng điều này. Và tôi đoán (xin nhấn mạnh, chỉ là đoán), rằng, sau quá trình tìm hiểu kỹ lưỡng đó, cũng không bất ngờ nếu ông Park Hang Seo được xếp vào vị trí số 1 trong lịch sử các ông thầy của Đội tuyển Quốc gia.

Huấn luyện viên Park chia tay bóng đá Việt Nam: Anh thắng - Tôi thắng - Chúng ta cùng thắng! - 1

Trở lại với dấu mốc 1991 trở về đây, phải thừa nhận rằng chúng ta đã có ít nhất 3 ông thầy ấn tượng, thể hiện được 3 vai trò khác nhau trong sự dao động của nền bóng đá. Đầu tiên là cố HLV Weigang - người đã giúp ĐTVN bất ngờ giật chiếc HCB môn bóng đá nam tại SEA Games 18 (năm 1995 tại Thái Lan). Với chiếc huy chương ấn tượng này, ông Weigang đã làm tròn nhiệm vụ "khai sơn phá thạch", giúp chúng ta tin tưởng một cách mạnh mẽ rằng: ở đấu trường Đông Nam Á, chúng ta không phải hàng chiếu dưới. Lịch sử một nền bóng đá cũng giống như lịch sử một đời người: cái khoảnh khắc "khai sơn phá thạch" đầu tiên luôn có một ý nghĩa tối quan trọng. Trước khoảnh khắc đó, người ta đứng trong bóng tối. Sau khoảnh khắc đó, người ta đứng trong ánh sáng. Và từ đó, nhìn thấy một chân trời.

Nếu ông Weigang là người "khai sơn phá thạch" thì cựu HLV Henrique Calisto lại là người tạo ra một cú đấm thép. Chiếc cúp vàng AFF mà ông Calisto cùng các tuyển thủ Việt Nam đạt được vào năm 2008 chính là cú đấm ấy. Với chiếc cúp ấy, lần đầu tiên kể từ năm 1991, bóng đá Việt Nam ngạo nghễ lên ngai vàng Đông Nam Á. Với chiếc cúp ấy, lần đầu tiên kể từ năm 1991, bóng đá Việt Nam thắng được Thái Lan trong một trận chung kết bóng đá nam khu vực. Với chiếc cúp ấy, chúng ta hiểu rằng, đẳng cấp của nền bóng đá thực sự đã nhích lên.

Cố HLV Alfred Riedl - "chuyên gia về nhì" là người nằm giữa ông Weigang và ông Calsito. Khi ông Riedl đến, chúng ta đã "khai sơn phá thạch" xong. Khi ông Riedl đi (lần ra đi cuối cùng sau 3 lần đến rồi đi) chúng ta vẫn chưa thể lên vua Đông Nam Á. Nói ông Riedl cầu toàn, thiếu đột biến trong những trận chung kết quyết định cũng đúng. Mà nói ông "đen" vì đến đúng vào một chu kỳ có quá nhiều tuyển thủ vừa "quái" trên sân, vừa "quái" trên bàn cũng đúng. Tiger Cup năm 1998, giải đấu đầu tiên ông cầm Đội tuyển Việt Nam lẽ ra là giải đấu mà chúng ta phải lên vua. Nhưng dường như ai đó trong nội bộ Đội tuyển lại muốn tự mình (hoặc nhóm mình) lên vua theo một cách khác, không giống với cái cách hàng chục con người ôm một cái cúp giữa thanh thiên bạch nhật. Thế là hỏng luôn. Thời đó ông Riedl thua trong trận chung kết với Singapore mà còn không hiểu sự thực vì sao thua. Thôi thì cái chu kỳ 3 lần cầm Đội tuyển của ông cũng tạo ra một sự ổn định về thành tích. Và sự ổn định đó khiến cho chúng ta phải nhớ đến ông.

Từ Weigang đến Riedl rồi Calisto, chương 1 của Đội tuyển Quốc gia tạm thời khép lại. Ai là người sẽ mở ra chương 2?

Huấn luyện viên Park chia tay bóng đá Việt Nam: Anh thắng - Tôi thắng - Chúng ta cùng thắng! - 2

Đương nhiên không phải Colin Murphy - ông thầy ngắn hạn năm 1997. Cũng chẳng phải những Tavares, Dido, Fako Goez, Muira, Phan Thanh Hùng, Hoàng Văn Phúc, Nguyễn Hữu Thắng, dù họ cũng đã tạo ra một vài điểm nhấn ở một vài thời điểm nào đó. 

Người mở ra chương 2, một chương 2 ngoạn mục, một chương hai nằm ngoài vùng tưởng tượng của não trạng nền bóng đá chính là Park Hang Seo. Bạn nhớ ngày ông ấy xuất hiện không? Tôi nhớ! Nó là một ngày Hà Nội ảm đạm. Ông ấy xuất hiện cùng người đại diện trẻ tuổi ở Nội Bài, và tôi rất nhớ, ông ấy mặc chiếc áo vest màu xanh. Thời điểm ấy, Park Hang Seo thực sự cần một màu xanh để hy vọng. Bởi, ông đã đi qua thời đỉnh cao, sau thất bại cùng Đội tuyển Olympic Hàn Tại Asiad BUSAN năm 2002. Bởi, ông  đang cầm một đội hạng Ba Hàn Quốc. Và bởi, ông không nghĩ mình còn cơ hội quay lại bóng đá đỉnh cao thêm lần nữa - như thổ lộ của chính ông sau này.

Một "ông thầy thất bại", một "Mr ngủ gật" kết duyên với một nền bóng đá cũng vừa thất bại thê thảm ở SEA Games năm 2017 - ai dám kỳ vọng chứ! Vậy mà đến 2018, kỳ tích Thường Châu xuất hiện. 2018, cúp vàng AFF quay trở về. 2019, lần đầu tiên có HCV bóng đá SEA Games. 2022, tiếp tục bảo vệ HCV bóng đá SEA Games. Park đã làm nên những thành tích vô tiền khoáng hậu. Một phần vì ông đến vào đúng lúc nền bóng đá sản sinh ra một thế hệ cầu thủ vừa sạch sẽ về nhân cách, vừa hiện đại về tư duy chiến thuật. Trước Park, ngay cả Calisto trong hành trình giật cúp vàng 2008 cũng không có được điều này. Calisto phải dùng rất nhiều "thuật" để vừa "nắn" vừa “dọa”, vừa "chiều" những con người mà trong thâm tâm Calisto biết rõ họ có thể "bán đứng" ông bất cứ lúc nào. Phải nói Park có một hoàn cảnh thuận lợi hơn tất cả những người tiền nhiệm trước đây của mình. Nhưng hoàn cảnh là một chuyện, tận dụng được hoàn cảnh lại là chuyện khác. Ở khía cạnh này, Park cho mình có một năng lực tận dụng đại tài. Sự kết hợp giữa một thế hệ cầu thủ sạch sẽ, tài năng với một ông thầy thực tế, thực chiến, thực tài đã thổi một khí quyển chưa từng có vào một đời sống bóng đá suốt bao nhiêu năm vẫn mang tiếng là "hai sôi ba lạnh".

Điều ấn tượng mà Park để lại không chỉ nằm ở phương diện thành tích, mà theo tôi còn nằm ở phương diện giúp cho một nền bóng đá hiểu rõ bản ngã của mình. AFF Suzuki Cup năm 2010, trong tư cách nhà vua Đông Nam Á, chúng ta nghĩ rằng mình có thể chơi tấn công, áp đặt đối thủ. Kết quả: Chúng ta thất bại ở bán kết. Đến khi lứa U.19 trình làng, đá tấn công ào ạt ở các giải trẻ thì đâu đó cũng có suy nghĩ rằng: Đội tuyển Việt Nam hoàn toàn có thể "đôi công" ở đấu trường châu lục. Khỏi nói ai cũng thấy suy nghĩ này rồi đã dẫn Đội tuyển về đâu. Và ngay trong chính thời của Park, cũng có những thời điểm chúng ta bung ra đôi công (với Indonesia và Thái Lan ở AFF Cup 2020), nhưng đều không có những kết quả như ý. Tất cả các chiến tích mà Park có được, từ U.22+, U.23, Olympic và ĐTQG đều đến từ thứ bóng đá phòng ngự phản công với tư tưởng "du kích chiến". Tư tưởng đó thực sự phù hợp với thể trạng cầu thủ Việt Nam, và về sâu thẳm là rất phù hợp với truyền thống văn hoá Việt Nam. "Phải hiểu truyền thống bản địa" - đấy là điều mà Park đặt ra ngay từ ngày đầu xuất hiện. Phải khai thác truyền thống bản địa - đấy là điều mà Park, bằng năng lực cần mẫn nghiên cứu của mình đã thực hiện thành công.

Với Park, bóng đá Việt Nam hiểu rõ bản ngã của mình hơn.

Với Park, bóng đá Việt Nam biết phải làm gì để có thể tiếp tục thành công thời… hậu Park.

Thành tích lấp lánh và quan trọng thật đấy, nhưng cái điều thứ hai này có ý nghĩa không kém gì thành tích.

Sau AFF Cup năm nay, Park sẽ ra đi. Những thông tin hậu trường mà tôi biết thì quyết định này đến từ phía Park nhiều hơn là từ VFF. Cũng là logic thôi, vì chẳng liên đoàn nào dại dột chủ động nói lời chia tay với một ông thầy vừa đi qua "chu kỳ vàng". Có hợp thì có tan, và biết tan đúng nơi, đúng lúc, đúng chỗ luôn là một nghệ thuật. Âu cũng là chuyện rất thường tình.

Xin cảm ơn Park vì đã đến. Và trong thâm tâm mình, có lẽ Park cũng cảm ơn Việt Nam vì đã tạo nên một "hoàn cảnh tối ưu" khi mình đến. Nhờ có Park, nền bóng đá có một chương 2 đẹp như mơ như mộng. Cái chương khiến Park xứng đáng ở vị trí độc tôn trong lịch sử các ông thầy ở Đội tuyển Việt Nam từ năm 1991 trở lại đây. Nhờ có bóng đá Việt Nam mà Park từ vị thế của "một ông thầy thất bại" năm 2017 trở thành một ông thầy được cả Đông Nam Á, và chính quê hương mình thi nhau săn đón.

Win - Win, anh thắng, tôi thắng, chúng ta cùng thắng.

Cuộc đời đâu có nhiều lúc đẹp thế này!

Quang Hải, Huỳnh Như và số phận của những người mở đường

Trong khi Nguyễn Quang Hải liên tục phải ngồi dự bị ở Pau FC, Huỳnh Như đã tỏa sáng rực rỡ ngay trong lần đầu tiên đá chính cho Lank FC. Hai ngôi sao hàng đầu của bóng đá nam,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Trọng Tín ([Tên nguồn])
HLV Park Hang Seo Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN