Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Young Boys vs Crvena zvezda
Logo Young Boys - YB Young Boys
-
Logo Crvena zvezda - CZV Crvena zvezda
-
Stuttgart vs PSG
Logo Stuttgart - VFB Stuttgart
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Sporting CP vs Bologna
Logo Sporting CP - SCP Sporting CP
-
Logo Bologna - BOL Bologna
-
Sturm Graz vs RB Leipzig
Logo Sturm Graz - STU Sturm Graz
-
Logo RB Leipzig - RBL RB Leipzig
-
PSV vs Liverpool
Logo PSV - PSV PSV
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Manchester City vs Club Brugge
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Club Brugge - CLU Club Brugge
-
Lille vs Feyenoord
Logo Lille - LIL Lille
-
Logo Feyenoord - FEY Feyenoord
-
Juventus vs Benfica
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Logo Benfica - SLB Benfica
-
Inter Milan vs Monaco
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Girona vs Arsenal
Logo Girona - GIR Girona
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Salzburg vs Atlético Madrid
Logo Salzburg - RBS Salzburg
-
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Bayern Munich vs Slovan Bratislava
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Slovan Bratislava - SLO Slovan Bratislava
-
Dinamo Zagreb vs Milan
Logo Dinamo Zagreb - DIN Dinamo Zagreb
-
Logo Milan - MIL Milan
-
Brest vs Real Madrid
Logo Brest - BRE Brest
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Borussia Dortmund vs Shakhtar Donetsk
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo Shakhtar Donetsk - SHK Shakhtar Donetsk
-
Bayer Leverkusen vs Sparta Praha
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Logo Sparta Praha - ACS Sparta Praha
-
Barcelona vs Atalanta
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-
Aston Villa vs Celtic
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Celtic - CEL Celtic
-
Tottenham Hotspur vs Elfsborg
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Elfsborg - ELF Elfsborg
-
Roma vs Eintracht Frankfurt
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Eintracht Frankfurt - SGE Eintracht Frankfurt
-
Olympiakos Piraeus vs Qarabağ
Logo Olympiakos Piraeus - OLY Olympiakos Piraeus
-
Logo Qarabağ - QAR Qarabağ
-
Maccabi Tel Aviv vs Porto
Logo Maccabi Tel Aviv - MTA Maccabi Tel Aviv
-
Logo Porto - POR Porto
-
FCSB vs Manchester United
Logo FCSB - FCS FCSB
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Athletic Club vs Viktoria Plzeň
Logo Athletic Club - ATH Athletic Club
-
Logo Viktoria Plzeň - PLZ Viktoria Plzeň
-
Ajax vs Galatasaray
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Logo Galatasaray - GS Galatasaray
-

HLV Miura làm gì được khi V-League quá tệ!

V-League kết thúc trong nỗi chán chường của người hâm mộ và tuyển quốc gia như mọi khi vẫn đỏ mắt tìm nhân tài để vực dậy bóng đá nước nhà.

Ngày 27-9, đội tuyển Việt Nam sẽ hội quân trở lại để chuẩn bị cho 2 trận đấu rất quan trọng tại vòng loại World Cup 2018 khu vực châu Á. Trước áp lực từ phía dư luận, Hội đồng HLV quốc gia đã có những giải thích về việc tại sao VFF lựa chọn HLV T. Miura cũng như lý giải phần nào nguyên nhân nhà cầm quân người Nhật ngày càng bảo thủ trong chiến thuật, con người.

Theo chuyên gia Nguyễn Sỹ Hiển, không như đồn đại, quy trình chọn lựa HLV trưởng mà VFF thực hiện khá chặt chẽ: “Từ hàng chục hồ sơ do Ban Tổng thư ký đưa lên, từng thành viên trong Hội đồng HLV quốc gia chọn ra những người mà chúng tôi cho là phù hợp nhất. Cuối cùng 5 người “sáng giá” sẽ được gút lại và căn cứ vào tình hình thực tế như chuyện lương bổng, năng lực cầm quân ở các đội bóng trong quá khứ, thậm chí xét luôn đến tình hình của bóng đá Việt Nam ở thời điểm đó mà chúng tôi chọn ra người phù hợp nhất”.

HLV Miura làm gì được khi V-League quá tệ! - 1

 Bóng đá Việt Nam không có nhiều tài năng trẻ nổi trội nên HLV Miura phải gọi nhiều cựu binh lên tuyển như hậu vệ Văn Biển (trái)Ảnh: Hải Anh

Trước khi HLV Miura được chọn, VFF đã từng nhắm đến 2 ứng viên là Hristo Stoichkov, cựu danh thủ người Bulgaria và nhà vô địch World Cup 1998 Marcel Desailly. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng vì mức lương 100.000 USD/tháng mà cả 2 đề nghị nên VFF đã phải “đánh rớt”, chuyển sang dùng HLV Nhật vì có sự hỗ trợ từ LĐBĐ Nhật Bản.

Ông Hiển phản bác: “Phía LĐBĐ Nhật Bản làm việc rất nghiêm túc. Trong khi những ứng viên trên tỏ ra khá hời hợt thì phía Nhật liên tục tổ chức những buổi thảo luận để góp ý cho VFF về chọn người thích hợp cho bóng đá Việt Nam vào thời điểm năm 2014. HLV Miura đáp ứng được những tiêu chí trên nên mới được chọn chứ không có chuyện VFF vì tiếc tiền mà chọn đại người nhận lương thấp”.

Trước ý kiến cho rằng Hội đồng HLV quốc gia không có vai trò, ý kiến phản biện với HLV Miura khi ông thể hiện sự bảo thủ trong lối chơi cũng như lúc lựa chọn nhân sự, HLV Mai Đức Chung, một thành viên khác của Hội đồng HLV quốc gia, cho biết: “Khi ông Miura mới đến, chúng tôi còn cung cấp cho ông ấy cả bản danh sách sơ bộ cho đội tuyển quốc gia.

Các kế hoạch chuẩn bị của đội tuyển cho SEA Games, vòng loại World Cup, tôi và bộ phận chuyên môn thường xuyên phản biện với ông Miura về cách dùng người, xây dựng lối chơi cho tuyển Việt Nam và U23. Tuy nhiên, trong bối cảnh V-League 2014 và 2015 chỉ toàn những gương mặt cũ, cũng khó để ông ấy thay đổi tư duy chiến thuật”.

Trò chuyện cùng một số cầu thủ lẫn trợ lý của HLV Miura, ban đầu khi mới nhậm chức HLV trưởng tuyển Việt Nam và kiêm nhiệm luôn đội U23, nhà cầm quân người Nhật cũng rất hồ hởi mong muốn xây dựng một thế hệ chơi tấn công chủ động. Vậy nhưng, sau thành công tương đối ở Á vận hội 2014 và một phần là AFF Suzuki Cup 2014, HLV người Nhật bắt đầu cảm thấy không ổn với kiểu đá cống hiến do thiếu nhân tố đáp ứng được ý đồ của ông.

Từ đó, HLV Miura chuyển hẳn sang phòng ngự phản công, thậm chí có thời điểm cho cầu thủ đá rất rắn, khiến giới chuyên môn và người hâm mộ thất vọng. “V-League năm nay, trừ một vài cầu thủ trẻ của HAGL, hầu hết các đội bóng đều ưu tiên dùng cựu binh. Thật khó tìm nổi một nhân tố hoàn toàn mới, trách sao HLV Miura dùng toàn cầu thủ có thiên hướng phòng ngự tiêu cực” - một trụ cột của tuyển quốc gia chia sẻ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Ngọc ([Tên nguồn])
Đội tuyển Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN