Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Venezia vs Lecce
Logo Venezia - VEN Venezia
-
Logo Lecce - LEC Lecce
-
Newcastle United vs West Ham United
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Sparta Praha vs Atlético Madrid
Logo Sparta Praha - ACS Sparta Praha
-
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Slovan Bratislava vs Milan
Logo Slovan Bratislava - SLO Slovan Bratislava
-
Logo Milan - MIL Milan
-
Sporting CP vs Arsenal
Logo Sporting CP - SCP Sporting CP
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Manchester City vs Feyenoord
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Feyenoord - FEY Feyenoord
-
Inter Milan vs RB Leipzig
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Logo RB Leipzig - RBL RB Leipzig
-
Bayern Munich vs PSG
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Bayer Leverkusen vs Salzburg
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Logo Salzburg - RBS Salzburg
-
Barcelona vs Brest
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Logo Brest - BRE Brest
-
Monaco vs Benfica
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo Benfica - SLB Benfica
-
Liverpool vs Real Madrid
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Dinamo Zagreb vs Borussia Dortmund
Logo Dinamo Zagreb - DIN Dinamo Zagreb
-
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Aston Villa vs Juventus
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Anderlecht vs Porto
Logo Anderlecht - AND Anderlecht
-
Logo Porto - POR Porto
-
Lazio vs Ludogorets
Logo Lazio - LAZ Lazio
-
Logo Ludogorets - LUD Ludogorets
-
Athletic Club vs Elfsborg
Logo Athletic Club - ATH Athletic Club
-
Logo Elfsborg - ELF Elfsborg
-
Tottenham Hotspur vs Roma
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Roma - ROM Roma
-
Real Sociedad vs Ajax
Logo Real Sociedad - RSO Real Sociedad
-
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Manchester United vs Bodø / Glimt
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Bodø / Glimt - BOD Bodø / Glimt
-

Hà Nội, Bình Dương dự giải đấu rắc rối nhất thế giới: Cơ hội vô địch ra sao?

Sự kiện: Hà Nội FC

Với thể thức rắc rối cùng mật độ thi đấu dày đặc, AFC Cup sẽ là thử thách rất lớn dành cho Hà Nội, Bình Dương trong tham vọng "hóa rồng" ở đấu trường châu lục.

Hà Nội đại thắng ở AFC Cup

AFC Cup 2019 đã xác định được 4 cái tên vào vòng bán kết khu vực Đông Nam Á gồm Tampines Rovers (Singapore), PSM Makassar (Indonesia), Hà Nội Bình Dương (Việt Nam). Tuy nhiên để tiến xa ở đấu trường danh giá thứ 2 châu lục (sau AFC Champions League), các đội bóng sẽ mất rất nhiều thời gian, sức lực bởi  thể thức thi đấu được ví von là rắc rối nhất hành tinh, bắt đầu áp dụng từ năm 2017.

Hà Nội, Bình Dương dự giải đấu rắc rối nhất thế giới: Cơ hội vô địch ra sao? - 1

Thể thức thi đấu mới của AFC Cup có thể khiến Hà Nội và Bình Dương gặp nhau từ rất sớm

Cụ thể, Hà Nội gặp Ceres Negos vào ngày 18/6 (lượt đi) và 25/6 (lượt về), Bình Dương gặp PSM Makasaar vào ngày 19/6 (lượt đi) và 26/6 (lượt về). Hai đội thắng vào chơi 2 lượt chung kết khu vực Đông Nam Á (lượt đi vào ngày 30 hoặc 31/7, lượt về vào ngày 6 hoặc 7/8).

Sau đó, đội vô địch tiếp tục bước vào… loạt trận bán kết liên khu vực gặp 1 trong 3 CLB đứng đầu 3 bảng thuộc Trung Á (bảng D), Nam Á (bảng E) và Đông Á (bảng I), chung kết liên khu vực (đều thi đấu theo thể thức lượt đi - lượt về) trước khi chọn ra đội cuối cùng đá chung kết AFC Cup 2019 với đội chiến thắng cuối cùng ở khu vực Tây Á.

Vậy cơ hội để Hà Nội, Bình Dương có thể tiến sâu, thậm chí vô địch ra sao?

Theo thể thức mới, chỉ có 1 đại diện Đông Nam Á lọt vào vòng trong. Trường hợp cùng thắng ở bán kết khu vực Đông Nam Á, Hà Nội và Bình Dương sẽ buộc phải loại nhau ngay chung kết khu vực chứ không có chuyện cả hai cùng tiến sâu như kì vọng của người hâm mộ nước nhà.

So với các khu vực khác, Đông Nam Á chịu thiệt thòi do phải trải qua 4 vòng loại trực tiếp (2 bán kết, 2 chung kết khu vực Đông Nam Á và liên khu vực), tức 8 trận đấu để đến chung kết thay vì 4 trận như Đông Á, Trung Á, Nam Á, Tây Á.

Riêng Hà Nội, họ sẽ chơi tổng cộng 17 trận tại đấu trường châu lục nếu tiến vào chung kết AFC Cup, bao gồm 2 trận play-off AFC Champions League, 10 trận đấu loại khu vực Đông Nam Á (6 trận vòng bảng), 4 trận bán  kết - chung kết liên khu vực và 1 trận chung kết.

Việc phải thi đấu với mật độ gấp đôi các CLB châu Á khác càng khiến các CLB Đông Nam Á bị bào mòn thể lực, dẫn tới thành tích không tốt. Kể từ khi áp dụng thể thức mới, Al-Quwa Al-Jawiya (Iraq) đã vô địch AFC Cup 2 năm liên tiếp, còn các nhà vô địch khu vực Đông Nam Á đều bị loại ngay từ bán kết vòng chung kết liên khu vực với tỷ số cách biệt.

Năm 2017, Ceres-Negros (Philippines) để thua Istiklol (Tajikistan) với tổng tỷ số 1-5. Năm ngoái, Home United (Singapore) thua April 25 (CHDCND Triều Tiên) 1-11!

Hà Nội, Bình Dương dự giải đấu rắc rối nhất thế giới: Cơ hội vô địch ra sao? - 2

Johor Darul Ta’zim (Malaysia) là CLB Đông Nam Á duy nhất từng vô địch AFC Cup  

Năm 2019, bóng đá Việt Nam đã, đang và sẽ cày ải ở nhiều đấu trường quan trọng như Asian Cup, vòng loại U22 châu Á (đã xong), vòng loại World Cup 2022, SEA Games, vì vậy lịch thi đấu các giải quốc nội (V-League, cúp QG) diễn ra vô cùng gấp rút.

Hà Nội, Bình Dương đều đóng góp rất nhiều tuyển thủ quốc gia như Quang Hải, Đình Trọng, Duy Mạnh, Tiến Linh,... Những cầu thủ này khó có thể đảm bảo phong độ, thể lực tốt nhất khi phải di chuyển liên tục giữa CLB với ĐTQG, đồng thời gánh trên vai áp lực thành tích khủng khiếp.

Kể từ khi ra đời vào năm 2004, AFC Cup mới chứng kiến 1 đại diện Đông Nam Á góp mặt ở chung kết là Johor Darul Ta’zim (Malaysia). Thậm chí, CLB này còn xuất sắc đánh bại FC Istiklol (Tajikistan) để lên ngôi vô địch vào năm 2015. Dù vậy, thời điểm ấy AFC Cup vẫn chưa áp dụng thể thức thi đấu mới.

Bên cạnh đó hành trình làm nên lịch sử của Johor Darul Ta’zim cũng có yếu tố may mắn bởi ở bán kết, đối thủ Al-Qadsia (Kuwait) bị Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA xử thua (FIFA cấm Kuwait và các CLB nước này tham gia mọi giải đấu cấp độ quốc tế vì chính phủ can thiệp sâu vào bóng đá). 

Bình Dương là CLB Việt Nam có thành tích tốt nhất ở AFC Cup khi lọt tới bán kết giải đấu cách đây 10 năm. 1 năm sau, SHB Đà Nẵng loại chính Bình Dương để lọt vào tứ kết. Ngoài ra, Đà Nẵng (2010), Hà Nội và Ninh Bình (2014) cũng từng tiến tới tứ kết.

AFC Cup rắc rối nhưng tiền thưởng cao, liệu Hà Nội FC, B.Bình Dương có muốn tiến xa?

Khoản thưởng lớn AFC Cup có kích thích Hà Nội FC hay B.Bình Dương?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Anh ([Tên nguồn])
Hà Nội FC Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN