Giải đấu gia tăng làm “kẹt xe” và va đập ở đội tuyển lẫn CLB
Giải vô địch Đông Nam Á - AFF Cup 2024 diễn ra từ ngày 23-11 đến 21-12 tới, trong lúc LĐBĐ châu Á (AFC) chú trọng đến hai giải đấu AFC Champions League với giải chất lượng nhất gọi là Elite AFC Champions League và AFC Champions League 2.
Các giải đấu này ra đời và thi đấu cùng với AFF Cup diễn ra hai năm một lần, thời gian thi đấu kéo dài gần một tháng, sự chồng chéo giữa các giải của LĐBĐ châu Á và LĐBĐ Đông Nam Á tạo ra những va đập lớn.
Dù Elite Champions League hay Champions League 2 thì những nền bóng đá có hạng ở khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Singapore... đều gặp vấn đề rắc rối khi không thể giải quyết được quyền lợi của CLB và quyền lợi của đội tuyển.
Tính sơ ở AFC Champions League 2, các trận vòng bảng được đá vào những ngày từ 26 đến 28-11 và từ ngày 3 đến 5-12 đều rơi vào trọng tâm của giải đấu AFF Cup 2024. Thế thì cầu thủ làm sao phân thân đá giải châu Á hay giải vô địch Đông Nam Á?
Chuyện các giải “đá nhau” này rõ ràng phía Đông Nam Á thua thiệt lớn vì AFF Cup được xem là giải vô địch Đông Nam Á, giải đấu lớn nhất của các đội tuyển quốc gia Đông Nam Á. Thế nhưng việc những nhà tổ chức ở Đông Nam Á không thể gắn nhãn giải đấu thuộc hệ thống FIFA thì rất khó khi bị LĐBĐ châu Á khai sinh những giải sẵn sàng “chọi” AFF Cup với danh nghĩa AFC to hơn AFF.
Sự khác biệt quá lớn về đẳng cấp khiến các cô gái trẻ Việt Nam bị Nhật Bản 10 lần chọc thủng lưới trong 90 phút.
Nguồn: [Link nguồn]