Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vs Thể Công - Viettel
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Udinese vs Milan
Logo Udinese - UDI Udinese
-
Logo Milan - MIL Milan
-
Valencia vs Sevilla
Logo Valencia - VAL Valencia
-
Logo Sevilla - SEV Sevilla
-
Quảng Nam vs Quy Nhơn Bình Định
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Logo Quy Nhơn Bình Định - BIN Quy Nhơn Bình Định
-
Đông Á Thanh Hóa vs Sông Lam Nghệ An
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Manchester City vs Crystal Palace
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Công An Hà Nội vs Hoàng Anh Gia Lai
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
Logo Hoàng Anh Gia Lai - HGL Hoàng Anh Gia Lai
-
Southampton vs Aston Villa
Logo Southampton - SOU Southampton
-
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Nottingham Forest vs Everton
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Everton - EVE Everton
-
Brighton & Hove Albion vs Leicester City
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Leicester City - LEI Leicester City
-
Monaco vs Olympique Marseille
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo Olympique Marseille - OM Olympique Marseille
-
Inter Milan vs Cagliari
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Logo Cagliari - CAG Cagliari
-
Arsenal vs Brentford
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Juventus vs Lecce
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Logo Lecce - LEC Lecce
-
Leganés vs Barcelona
Logo Leganés - LEG Leganés
-
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Thép Xanh Nam Định vs TP Hồ Chí Minh
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Becamex Bình Dương vs SHB Đà Nẵng
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
Logo SHB Đà Nẵng - SDN SHB Đà Nẵng
-
Hải Phòng vs Hà Nội
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Wolverhampton Wanderers vs Tottenham Hotspur
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Liverpool vs West Ham United
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Chelsea vs Ipswich Town
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Logo Ipswich Town - IPS Ipswich Town
-
Fiorentina vs Parma
Logo Fiorentina - FIO Fiorentina
-
Logo Parma - PAR Parma
-
Deportivo Alavés vs Real Madrid
Logo Deportivo Alavés - ALA Deportivo Alavés
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Newcastle United vs Manchester United
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Real Betis vs Villarreal
Logo Real Betis - BET Real Betis
-
Logo Villarreal - VIL Villarreal
-
Lazio vs Roma
Logo Lazio - LAZ Lazio
-
Logo Roma - ROM Roma
-
Auxerre vs Olympique Lyonnais
Logo Auxerre - AJA Auxerre
-
Logo Olympique Lyonnais - OL Olympique Lyonnais
-
Napoli vs Empoli
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Logo Empoli - EMP Empoli
-
AFC Bournemouth vs Fulham
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Atlético Madrid vs Real Valladolid
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Logo Real Valladolid - VLD Real Valladolid
-
Aston Villa vs PSG
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Borussia Dortmund vs Barcelona
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Real Madrid vs Arsenal
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Inter Milan vs Bayern Munich
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Manchester United vs Olympique Lyonnais
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Olympique Lyonnais - OL Olympique Lyonnais
-
Athletic Club vs Rangers
Logo Athletic Club - ATH Athletic Club
-
Logo Rangers - RAN Rangers
-
Eintracht Frankfurt vs Tottenham Hotspur
Logo Eintracht Frankfurt - SGE Eintracht Frankfurt
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Lazio vs Bodø / Glimt
Logo Lazio - LAZ Lazio
-
Logo Bodø / Glimt - BOD Bodø / Glimt
-

Fernandes có đáng bị "chửi" nhiều nhất ở MU?

0:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Bruno Fernandes vẫn ghi bàn, vẫn miệt mài gồng gánh tuyến giữa ở đội hình MU vốn thua liên tiếp thời gian gần đây. Liệu anh có đáng nhận nhiều chỉ trích về vai trò của mình ở "Quỷ đỏ"?

   

Bàn thắng của Fernandes ở trận MU 2-2 Everton

Cựu thủ quân MU Roy Keane gần đây nặng lời chỉ trích đội trưởng hiện thời của MU, Bruno Fernandes. Đấy là sự chỉ trích sau khi Ian Wright vừa khen ngợi Fernandes. Keane và Wright đều đang tham gia vào một chương trình bình luận. Mà kịch bản của những chương trình bình luận… vẫn thường như thế. 

Vấn đề thú vị ở chỗ, có vẻ như Keane… nói nhảm, nhưng anh lại nói nhảm đúng vào một đề tài hay. Bình luận của HLV Ruben Amorim chính là một sự nối tiếp hoàn hảo cho phần hay của đề tài về Fernandes, cũng là những gì đáng quan tâm nhất từ nay sắp tới, tương lai của ngôi sao Bruno Fernandes trong “vũng bùn” MU sẽ như thế nào?

Thủ quân MU phải có “tính chiến đấu”?

Nhìn lại quá khứ, Roy Keane từng mang băng thủ quân MU, trong giai đoạn rực rỡ nhất của CLB này. Nhưng, Keane nổi tiếng thật ra không phải bằng tài năng. Anh xông xáo, dũng mãnh, có tính chiến đấu rất cao. Nếu chỉ bàn về tài năng thuần túy, may ra Keane lọt được vào “top 10”, chứ không thể là “top 5” trong thế hệ của mình ở MU.

Roy Keane đặt nghi ngờ về tố chất thủ lĩnh của Fernandes

Roy Keane đặt nghi ngờ về tố chất thủ lĩnh của Fernandes

Về mặt tâm lý, cũng dễ hiểu vì sao Keane cố nhấn mạnh trong vụ chỉ trích Bruno Fernandes: “Tài năng thôi, thì chưa đủ”.

Về đặc điểm “tính chiến đấu cao” của Roy Keane, xin được hầu chuyện đối với thế hệ trẻ vốn chưa biết nhiều về nhân vật này. Keane căm ghét Alf-Inge Haaland (chính là bố của ngôi sao ngày nay, Erling Haaland).

Hồi MU vang danh với “cú ăn 3” lịch sử ở mùa bóng  1998-1999, thì Man City giành được suất thăng lên… bảng hạng Nhì, từ đẳng cấp hạng Ba! Cố thêm mùa nữa, Man City mới lại được đá ở Premier League trong mùa bóng 2000-2001. Và City lại rớt hạng vào cuối mùa ấy.

Tóm lại, đẳng cấp của Man City trong mùa bóng 2000-2001 chỉ đáng được sánh với Ipswich ngày nay. Và cầu thủ Na Uy Alf-Inge Haaland trong đội hình Man City mùa ấy cũng chỉ thuộc loại “vô danh tiểu tốt”, chẳng ai quan tâm.

Nỡ lòng nào, ngôi sao Roy Keane với chiếc băng thủ quân của CLB nổi tiếng nhất thế giới lại quyết “chấm dứt sự nghiệp” của Haaland bằng một cú phạm lỗi không thể thô bạo hơn, có chủ đích và bất chấp hậu quả. Haaland chỉ có thể chơi bóng lay lắt thêm vài trận, trước khi nghỉ hẳn vì không bao giờ bình phục.

Keane đã bị phạt tiền sau cú phạm lỗi thô bạo, sau này còn bị phạt nhiều hơn (kèm án treo giò) khi tiết lộ trong cuốn tự truyện rằng anh đã chờ đợi rất lâu, và khi có dịp thì cố ý đá cho què chân Haaland, mới chịu.

Nhắc lại chuyện xưa, không bàn về tư cách Roy Keane, nhưng hãy nghe bình luận của HLV Steve McClaren về “tính chiến đấu của một thủ quân” (McClaren từng là HLV phó MU, trong giai đoạn Keane mang băng đội trưởng). Ông nói: “Sự xông xáo ở mức độ cực điểm đôi khi là điều tốt đẹp, đôi khi là điều tồi tệ, tùy hoàn cảnh. Tôi vẫn nhớ về Roy Keane ngày xưa. Đôi khi anh ta là tấm gương tốt ở MU, đôi khi là tấm gương xấu, vì tính chiến đấu của mình”.

Fernandes quan trọng cỡ nào?

Giả sử Bruno Fernandes không đủ xông xáo, dũng mãnh, không có tính chiến đấu để xứng danh thủ quân và mang băng đội trưởng (như quan điểm chỉ trích của Keane), thì Fernandes còn đặc điểm nào đáng bàn? Số liệu thống kê nói lên tất cả về vai trò của Fernandes.

Từ khi gia nhập MU vào tháng 2/2020, Fernandes kiến tạo cơ hội ghi bàn nhiều hơn bất cứ cầu thủ nào khác, trong toàn bộ Premier League (chứ không riêng tại MU).

Fernandes là nhân tố quan trọng nhất MU suốt 5 năm qua

Fernandes là nhân tố quan trọng nhất MU suốt 5 năm qua

Cụ thể là 506 tình huống, tính từ ngày 1/2/2020 đến ngày 1/3/2025. Nghĩa là bình quân vào khoảng 100 cơ hội mỗi mùa, hoặc trận nào anh cũng kiến tạo khoảng 3 cơ hội ghi bàn cho đồng đội! Ngay cả các siêu sao nổi tiếng nhất Premier League như Mohamed Salah (Liverpool), hoặc Kevin de Bruyne (Man City) cũng không bằng Fernandes,

Xin được lưu ý, đường chuyền “kiến tạo” nghĩa là đường chuyền dẫn đến tình huống dứt điểm, khác với “kiến tạo thành công” hoặc “đường chuyền thành bàn” (đôi khi người ta gọi tắt, dẫn đến sai lầm khi nói về thành tích “kiến tạo”). Fernandes kiến tạo nhiều hơn De Bruyne, hoặc Salah. Còn việc đồng đội của anh có ghi bàn hay không lại là chuyện khác.

Dù sao đi nữa, tính chung thành tích “kiến tạo thành công” và “ghi bàn”, Fernandes chỉ đứng sau Salah và De Bruyne, trong 5 năm qua. Còn một thống kê quan trọng nữa, những pha ghi bàn hoặc kiến tạo thành công của Fernandes trực tiếp đem về cho MU 76 điểm.

Đấy là những tình huống trực tiếp biến kết quả hòa thành thắng, hoặc thua thành hòa. Trong thống kê này, Fernandes là cầu thủ số 2 ở Premier League trong 5 năm qua (chỉ đứng sau mỗi Salah).

Không phải phân tích dài dòng để thấy Bruno Fernandes quan trọng như thế nào, hoặc MU sẽ đứng ở đâu nếu không có cầu thủ này.

Cũng phải có lúc thất bại

Ở MU hiện tại, trên thực tế, quả đã có lúc Fernandes dẫn đầu Premier League mùa này về số lần dứt điểm, nhưng không ghi bàn. Anh gây thất vọng khá rõ ràng, trong những tháng đầu mùa bóng. Có phải số liệu thống kê trong vòng 5 năm không phản ánh chính xác Fernandes “hiện nay”?

Chẳng phải như vậy. Tính từ đầu mùa bóng trước đến thời điểm Ruben Amorim xuất hiện trong mùa bóng này, Fernandes vẫn là cầu thủ số 1 Premier League về số lần kiến tạo với 139 lần, hơn đến 16 lần so với người kế tiếp trong danh sách và hơn đến 83 lần so với cầu thủ kế tiếp trong hàng ngũ MU.

Fernandes cũng có nhiều trận đấu chơi tệ hoặc sắm vai "tội đồ"

Fernandes cũng có nhiều trận đấu chơi tệ hoặc sắm vai "tội đồ"

Như bao cầu thủ khác trên đời, Fernandes quả cũng có lúc không hiểu vì sao anh… xui xẻo như vậy. Trong cơn khát bàn thắng, Fernandes thất thần nhìn lên bầu trời sau cú sút phạt trúng xà ngang ở trận hòa 0-0 với Aston Villa.

Ở trận gặp Crystal Palace, và rất nhiều trận khác nữa, anh đã tiến thật gần đến việc ghi bàn, nhưng vẫn không có bàn thắng, và tóm lại chỉ có thể nói đấy là chuyện may/rủi. Thế rồi, dường như cũng là chuyện may/rủi thuần túy khi Fernandes… bị đuổi, trong trận gặp Porto tại Europa League. Anh quá ham bóng, tưởng chừng đã chạm được vào bóng, nhưng trong khoảnh khắc quyết định thì lại chạm vào chân đối phương và lãnh thẻ.

Đấy là chiếc thẻ đỏ thứ 2 cho Fernandes, trong 2 trận đấu liên tiếp. Ngay trước đó, Fernandes lãnh thẻ đỏ trước Tottenham ở Premier League. Tình huống này đã được MU khiếu nại thành công.

Rồi Fernandes lại “bị chậm, hoặc sai trong một khoảnh khắc”, và chạm vào chân của Nelson Semedo (Wolverhampton) thay vì chạm vào bóng. Anh nhận thẻ vàng thứ hai, thành thẻ đỏ.

Ở giai đoạn ấy, chính Fernandes tự viết trên mạng xã hội: “Với tôi, đây là một trong những thời điểm khó khăn nhất trong sự nghiệp”. Nhưng anh thất bại không phải vì không nỗ lực, không chiến đấu, như ý kiến của Roy Keane.

Ngược lại là đằng khác,: bản thân Fernandes đã rút kinh nghiệm về quy luật “sai một li, đi một dặm”. Và anh đã bớt ham bóng một cách không cần thiết. Bây giờ, phong độ cũng như mức độ may mắn của Fernandes đều đã khác.

Khó đòi hỏi điều gì hơn, khi xem cách chơi và đóng góp của Fernandes trong các trận đấu gần đây ở Premier League (hòa Everton 2-2, thắng Ipswich 3-2 ở vòng mới nhất). Cũng chỉ thế thôi. Trong mùa bóng “thảm họa” này, MU lấy đâu ra được một ngôi sao tỏa sáng.

Nhiều chuyện đáng bàn ở phía trước

Ngoài tài năng không cần bàn cãi, đặc điểm lớn nhất của Fernandes chẳng phải là không xông xáo, mà… hoàn toàn ngược lại. Cộng thêm chút may mắn, cách chơi bóng khôn ngoan của Fernandes dẫn đến tình trạng anh là cầu thủ hiếm hoi trong làng bóng chuyên nghiệp hầu như không bao giờ chấn thương.

Amorim phải tìm cách phát huy hết khả năng của Fernandes và vực dậy MU

Amorim phải tìm cách phát huy hết khả năng của Fernandes và vực dậy MU

Đã ở tuổi 30 (sắp tròn 31), anh chỉ mới chấn thương 2 lần trong suốt sự nghiệp: 1 lần nghỉ 11 ngày (trong mùa bóng 2018-2019) và 1 lần nghỉ 13 ngày (mùa bóng 2023-2024). Hai lần khác được ghi nhận là “chấn thương” (đều nghỉ 3 ngày), thì chính xác là anh bị ốm. Đây là sẽ là ưu điểm quan trọng của Fernandes, khi nhìn về tương lai.

Thế còn nhược điểm? Nếu cần tìm ra một nguyên nhân nào đấy dẫn đến tình trạng Fernandes liên tục hỏng ăn hoặc lãnh thẻ, như đã nêu trên, thì đấy có thể là… HLV Amorim. Ông đến MU và ngay lập tức áp dụng lối chơi theo sơ đồ 3-4-2-1 bất di bất dịch.

Kết quả, MU trong tay Amorim trở thành MU tồi tệ nhất trong lịch sử tham dự Premier League. Bản thân Amorim từng nói việc quan trọng nhất của MU mùa này là lo… trụ hạng. Có thể mùa tới sẽ khác. Nhưng, làm sao để Bruno Fernandes thật sự trở thành một mắt xích hiệu quả trong hệ thống chiến thuật của Amorim, thì đấy là vấn đề cốt lõi đối với mọi phía liên quan: đội bóng, Amorim và Fernandes.

Nhiều người từng bàn Fernandes nên… đi khỏi MU. Anh xứng đáng khoác áo một đội hay hơn, để có danh hiệu, để không bị nhận những chỉ trích thậm tệ ở Old Trafford

Có thể bản thân Fernandes đã chuốc lấy sai lầm lớn nhất trong sự nghiệp, khi gia nhập MU cách đây 5 năm. Dù sao đi nữa, anh đã gia hạn hợp đồng đến năm 2027, và không còn nhiều lựa chọn hấp dẫn ở độ tuổi này. Gắn bó với MU xem ra là việc “chẳng đặng đừng” rồi. Phần còn lại, phải chờ Amorim “nghiên cứu” nữa.

Khi được hỏi về ý kiến chỉ trích của Roy Keane, Amorim nói: “Ý kiến của tôi mới quan trọng, vì tôi (đang) là HLV MU”. Nhìn chung, Amorim khen ngợi và thừa nhận tài năng của Fernandes. Còn chuyện thi đấu thế nào cho phù hợp với quan điểm bóng đá của ông (và phát huy hiệu quả) thì đấy lại là chuyện nội bộ của MU. Chỉ có thời gian trả lời được câu hỏi này.

8

Thông báo kết quả dự đoán

Real Madrid
Atletico Madrid

Số người dự đoán có kết quả đúng hợp lệ

564

Trận thua trước Fulham cho thấy "vị thế ông lớn" chỉ còn là "danh hão" của Man United. Bruno Fernandes đang cảm thấy cực kỳ cô đơn dù đứng giữa 10...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kinh Thi (Tạp chí Du lịch TP.HCM)
Bài đặc biệt Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN